TÂY NGHỈ LỄ, THANH KHOẢN YẾU KHI VNINDEX THỦNG MỐC 1,000 ĐIỂM. CTCK KỲ VỌNG GÌ CHO NĂM 2023?

Một cú hạ gục Knock-out đầu tuần khi thị trường thiếu vắng tay chơi lớn- khối ngoại, vốn là dòng tiền quan trọng từ giữa tháng 11 để đẩy thị trường đi lên. Trong bối cảnh thanh khoản thấp, các biến động giá của những ngày cuối năm có thể cao bất thường. Điều này có nghĩa bẫy giá có thể xuất hiện.

 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HÔM NAY

 Một sự áp đảo hoàn toàn của bên bán khi số lượng cổ phiếu giảm cao gần gấp 7 lần so vơi số lượng cổ phiếu tăng trên sàn HOSE. Đà bán xuất hiện từ đầu phiên và thị trường không có bất cứ nỗ lực kéo giá nào. Càng về cuối phiên giao dịch, đà giảm càng mạnh và chỉ số VN-Index đóng cửa thấp nhất phiên khi giảm -3.44%.

Từ blue chip cho đến penny đều bị bán mạnh. Chỉ số VN30 giảm -4.48% và chỉ số HNX-Index giảm -3.31%. Hàng loạt cổ phiếu sàn la liệt như MWG, VND, STB….

Thanh khoản gần như cạn kiệt vào phiên sáng và tăng lên vào phiên chiều nhưng cũng chỉ chốt phiên duy trì mức thanh khoản 10 nghìn tỷ đồng ở HOSE. Với dòng tiền yếu như hiện nay, khó kỳ vọng có xuất hiện sóng trong tuần giao dịch cuối cùng của năm 2022. Có lẽ thị trường phải chờ đợi sự quay trở lại của khối ngoại sau kỳ nghỉ lễ.

Đợt hồi phục ông già Nô En, theo thống kê có xác suất xuất hiện 50% ở chỉ số VN-Index từ năm 2006 có vẻ như đang khó xảy ra vào lúc này. Độ rộng của thị trường đang nghiêng về phía gấu khi số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày lại thấp hơn so với số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày, cho thấy có nhiều cổ phiếu đang đối diện nguy cơ thất bại giữ MA50 ngày để xây nền giá.

Mốc tâm lý 1,000 điểm của VN-index đã bị phá thủng với thanh khoản cao hơn phiên hôm trước tạo ra một ngày phân phối mạnh cho chỉ số này. Đây là ngày phân phối thứ năm. Với số ngày phân phối cao triển vọng thị trường đang bị suy yếu khi thủng MA50 ngày. Tuy nhiên, đường MA50 ngày đang phẳng nằm ngang nên việc vi phạm đường trung bình di động này chưa mang nhiều ý nghĩa.

Đợt nỗ lực hồi phục của VN-Inindex sẽ được cho là thất bại nếu đáy 934 điểm, trước ngày FTD vào ngày 25/11/2022 bị phá thủng. Với mức điểm 985 hiện tại, vẫn còn cao hơn gần 50 điểm. Một lần nữa, hãy chú ý các biến động giá có thể cao bất thường khi thanh khoản mỏng.

Không có nhiều chất xúc tác để thị trường hoảng loạn vào lúc này. Vùng dưới 950 điểm là nơi bao gồm các hiện tượng như: Call Margin, Bắt Bớ, Khủng Hoảng Trái Phiếu Doanh Nghiệp dẫn đến mất niềm tin cả hệ thống ngân hàng. Nhưng hiện nay, các rủi ro này đang giảm bớt. Các yếu tố vĩ mô như tỷ giá, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm, lãi suất cho vay qua đêm cũng không có gì biến động mạnh. Nên nhớ đây là tuần cuối cùng của năm 2022, và các biến động giá có thể bất thường.

Vào ngày 5/1/2023, Quốc hội khoá XV sẽ họp phiên bất thường lần thứ hai. Cuộc họp diễn ra trong 4-6 ngày, ngay sau tết Dương Lịch để thảo luận các nội dung cấp bách do chính phủ trình lên. Nội dung quan trọng của cuộc họp được các nhà đầu tư chú ý là: một số vấn đề về tài chính, ngân sách bao gồm vướng mắc tại các trạm thu phí theo hình thức BOT. Vấn đề cơ chế phát triển đặc thù cho TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là TP.Thủ Đức chưa đưa vào chương trình nghị sự lần này. Team NĐT CANSLIM không đánh giá cao tác động của kỳ họp quốc hội đến thị trường, mà thay vào đó, dòng tiền nước ngoài mới là trọng tâm quan sát.

Phiên hôm nay, nước ngoài mua ròng hơn 400 tỷ, gần bằng mới mức bình quân từ tháng 12 đến nay.

 Trong bối cảnh thị trường chung yếu, các cổ phiếu leader có điểm breakout đều bị yếu hoặc thất bại. STB nằm sàn sau khi cố gắng breakout mẫu hình Chiếc Cốc Tay Cầm. Tuy nhiên, thanh khoản ở mức thấp và giá vẫn còn giữ trên EMA 21 ngày. STB nằm trong danh mục khuyến nghị và theo dõi của Team NĐT CANSLIM bởi chất xúc tác về thay máu cơ cấu cổ đông nếu như xử lý thành công nợ xấu tại VAMC. Bản thân hoạt động kinh doanh của STB cũng đang có sự cải thiện.

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra với PVT khi giảm -6.3% trong phiên giao dịch hôm nay với thanh khoản thấp, và nằm xuống dưới điểm pivot 20,700 của mẫu hình Chiếc Cốc Tay Cầm. PVT đang cố gắng vượt qua MA200 ngày nhưng không thành công, và đang tìm kiếm hỗ trợ quanh EMA 21 ngày. Đây là đường trung bình di động quan trọng sau khi breakout thất bại. Quan sát các phản ứng tại đây để quyết định có nên cắt lỗ hay không.

Nhóm cổ phiếu dầu khí hôm nay cố gắng kéo thị trường lên nhưng bất thành. GAS +1.08% trong khi các cổ phiếu PVD, PVS không thể duy trì sắc xanh vào đầu phiên và chốt phiên lần lượt giảm -1.68% và -4%. TRong một bối cảnh thị trường chung yếu, thì việc PVD thất bại tại điểm breakout mẫu hình 3C cũng là điều dễ hiểu.

Các báo cáo gần đây cho thấy, thị trường đang kỳ vọng kết quả kinh doanh quý IV của PVD sẽ lạc quan hơn so với các dự phóng lúc đầu. Vào đầu tháng 11, SSI dự phóng PVD sẽ lỗ trong quý IV. Trong khi đó, các báo cáo sau đó của CTCK MAS hay VDSC thì cho rằng PVD có khả năng lãi. Bản tin mới đây cho biết, doanh thu quý IV của công ty đạt gần 1,600 tỷ, tăng 18% yoy, và cao nhất kể từ quý II/2020. Điều này mở ra hy vọng kết quả lợi nhuận quý IV sẽ tích cực.

Kỳ vọng của các CTCK đều cho thấy giá cho thuê bình quân giàn JU có thể cải thiện trong năm 2023, đi kèm với hiệu suất sử dụng cao. Theo đó, giá cho thuê đạt 75,000 USD/ngày nhờ các hợp đồng tái ký cao hơn kỳ vọng.

Xem thêm: 

CÁC CTCK KỲ VỌNG GÌ TRONG NĂM 2023: LIỆU KHẨU VỊ CỔ PHIẾU GIÁ TRỊ CÓ PHẢI LÀ MỘT LỰA CHỌN HỢP LÝ VÀO LÚC NÀY?

 Sau một năm 2022 khá thê thảm, với khả năng chỉ số VN-Index sẽ giảm hơn 30% và ngay cả mức tâm lý 1,000 điểm có giữ được hay không cũng là một dấu hỏi, thì các CTCK tỏ ra thận trọng vào triển vọng năm 2023.

Dựa trên báo cáo chiến lược của các CTCK, kỳ vọng thị trường có sự phân hoá mạnh. CTCK VNDirect kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết năm 2023 là 14%, và VN-Index có thể chạm mốc 1300-1350 vào nửa cuối năm 2023. Trong khi đó, CTCK VCBS tỏ ra thận trọng hơn với vùng điểm dao động 900-1200 dành cho VN-Index năm 2023. Thậm chí, VCBS cảnh báo rủi ro về dưới 900 điểm nếu FED tiếp tục diều hâu về chính sách lãi suất.

Khẩu vị của VCBS nghiêng về các cổ phiếu giá trị bị định giá thấp với tỷ trọng ưu tiên nhóm này lên tới 60%-70% trong danh mục. Đây là những cổ phiếu giảm sâu và hấp dẫn để đầu tư dài hạn, có thể hưởng lợi từ một số câu chuyện như TRung Quốc mở cửa. Dòng tiền hoạt động kinh doanh ổn định, tỷ suất cổ tức tiền mặt cao là một lợi thế.  Chính vì thế, các nhóm ngành như bất động sản dân cư, chứng khoán, thép, điện đang là sở thích của VCBS.

Trong khi đó, CTCK VNdirect dù khá lạc quan hơn cũng sẽ hướng tới chiến lược đầu tư giá trị vào nửa đầu năm 2023, và nửa sau năm 2023 mới đi tìm câu chuyện tăng trưởng.

Xem thêm: 

Các CTCK kỳ vọng gì về TTCK Năm 2023?

Dù chỉ mới vài CTCK phát hành báo cáo chiến lược, nhưng thoáng nhìn có thể thấy khẩu vị lựa chọn cổ phiếu giá trị bị định giá thấp đang là ưu tiên của giới đầu tư lúc này. Không phải ngẫu nhiên mà một số cổ phiếu tiêu dùng ở Việt Nam như VNM, cho dù 5 năm qua doanh thu không hề tăng trưởng nhưng sớm được kéo đánh từ tháng 10. Hay như các nhóm bank quốc doanh cũng tương tự. Tăng trưởng ngành ngân hàng dự kiến chỉ còn mức 12% trong năm 2023, nhưng an toàn và bị định giá thấp đều là điều mà dòng tiền đang hướng tới.

Khẩu vị lúc này của dòng tiền tại TTCK Việt Nam giống hệt như thế giới. Trong năm 2022, các cổ phiếu giá trị có vẻ hoạt động tốt hơn so với các cổ phiếu tăng trưởng. Thị trường thích các cổ phiếu bị định giá thấp, theo các tiêu chí P/B, tỷ suất cổ tức, dòng tiền kinh doanh hơn là câu chuyện tăng trưởng. Trong bối cảnh lãi suất tăng cao, thì lựa chọn này đang là sở thích của số đông và thậm chí một số quỹ đầu tư ưa thích sự an toàn.

Bản thâm Team NĐT CANSLIM cho rằng, khi dòng tiền đang trú ẩn vào đâu thì cứ đi theo dòng tiền. Đây là lý do tỷ trọng nhóm bank đang cao nhất trong danh mục khuyến nghị. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, các cổ phiếu tăng trưởng đã hoạt động tốt hơn cổ phiếu giá trị trong vài chục năm gần đây. Đối với Team NDT CANSLIM, câu chuyện tăng trưởng được ưa thích hơn là cổ phiếu bị định giá thấp.

 SỨC MUA GIẢM TRONG DỊP TẾT ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC CỔ PHIẾU BÁN LẺ- FRT

CTCK HSC trong báo cáo phân tích mới phát hành ngày 26/12/2022, đã giảm dự phóng tăng trưởng lợi nhuận ròng giai đoạn 2022-2024 so với trước đó là 35%; 38% và 25%, xuống còn 0%, 20% và 36%, thấp hơn so với kỳ vọng chung của thị trường. Điều này khiến HSC giảm mục tiêu giá 37% xuống còn 80,000 đồng/cổ phiếu, tương đương P/E dự phóng 2023 là 18.2 lần.

Trong năm 2022, HSC giảm dự báo lợi nhuận ròng 35% xuống còn 445 tỷ, tức không thay đổi so với năm ngoái. Riêng quý IV/2022, lợi nhuận ròng của FRT là khoảng gần 150 tỷ đồng.

Nguyên nhân khiến tăng trưởng lợi nhuận của FRT giảm sút do doanh thu điện thoại di động sẽ bị sụt giảm mạnh trong quý IV khi thiếu hụt Iphone 14. Đây là sản phẩm kinh doanh chủ lực của FPT Shop, vốn thường xuyên chiếm 35%-40% doanh số.

  • Còn tiếp. Theo dõi chi tiết bản tin qua zalo 0977.697.420 của Team NĐT CANSLIM

Trả lời