Jesse Stine: hãy chú ý đến cổ phiếu “TỪNG LÀ SIÊU CỔ PHIẾU” sau vài năm

BIỂU ĐỒ PHẢI SẠCH ĐẸP 

Tôi thích tìm kiếm biểu đồ với bản chất “có trật tự”. Tôi biết hầu hết mọi người thấy khái niệm này trừu tượng quá, nhưng hãy kiên nhẫn nghe tôi giải thích. Một số công ty – chủ yếu là các cổ phiếu nhỏ (small cap), có biểu đồ biến động khó lường với giá tăng vọt và giảm mạnh theo kiểu đột ngột. Chẳng hạn, trong thời gian vài tuần, giá cổ phiếu có thể tăng từ $1 lên $6, tích luỹ củng cố trong vài phiên, sau đó lại rơi xuống $2. Lần tiếp theo công ty phát hành bản thông cáo báo chí, cổ phiếu có thể quay đầu tăng lên $5. Với lịch sử biến động cực đoan, cổ phiếu này sau đó có thể giao dịch giảm xuống mức $2.

Những cổ phiếu như vậy hoàn toàn không thể dự đoán và không thu hút được nhiều sự chú ý từ chúng ta. Tôi ưa thích khi cổ phiếu có các mẫu hình “mượt” và có trật tự với tính chất có thể dự đoán. Những đợt tăng vọt bất ngờ về giá dựa trên sự cải thiện yếu tố cơ bản của công ty là điều tuyệt vời, miễn là cổ phiếu hình thành nền giá cao hơn sau cú phá vỡ và cuối cùng di chuyển lên cao hơn một cách có trật tự .

Đối với tôi, một phần trong “biểu đồ sạch” là “giảm có trật tự”. Cổ phiếu nào cũng phải có lúc giảm. Tôi muốn thấy sự suy giảm diễn ra trong vài tuần. Tôi không bao giờ muốn thấy cổ phiếu giảm với tỷ lệ lớn (giả sử là 30%) trong một phiên duy nhất. Tôi cực kỳ thích kiểu giảm chậm và ổn định bởi kiểu di chuyển gây ức chế này cung cấp cho các cổ đông lớn đủ thời gian và thanh khoản để thoát khỏi vị thế. Kiểu giao dịch đi xuống có trật tự thế này tàn phá hoàn toàn tinh thần và lấy đi kiên nhẫn của những nhà giao dịch kém khôn ngoanrốt cuộc khiến họ bán ngay gần đáy.

Trái lại, cú sụt giảm nghiêm trọng đột ngột khiến các cổ đông lớn bị sập bẫy, không thể bán vào ngày xảy ra cú rơi. Khi cổ phiếu nỗ lực phục hồi lên cao, những cổ đông lớn này sẽ bán để gỡ gạc một phần khoản lỗ. Việc họ bán ra tạo áp lực lớn cho cổ phiếu và đặt dấu chấm hết cho bất kỳ động lực tiềm năng nào. 

Dưới đây là ví dụ trên biểu đồ ngày của Westport Innovation (WPRT) năm 2012.

 TỪNG LÀ CỔ PHIẾU CÓ ĐÀ TĂNG TRƯỞNG/ TỪNG LÀ SIÊU CỔ PHIẾU

Cổ phiếu này có từng di chuyển với đà tăng trưởng (momentum) lớn trong quá khứ? Siêu cổ phiếu một thời chắc chắn có thể trở thành siêu cổ phiếu lần thứ hai! Vì nhiều cổ phiếu có đà tăng trưởng có thể giảm từ 70% trở lên sau các đợt tăng giá lớn, chúng thường tích luỹ vững chắc ở các mức giá thấp hơn để hình thành một nền giá dài hạn khác. Trong thời gian nghỉ ngơi này, các nhà giao dịch có tật xấu là loại bỏ các cổ phiếu này ra khỏi danh sách theo dõi. Sau khi hoàn thành giai đoạn xây dựng nền giá, các cổ phiếu đã từng bay cao trước đây có thể trải qua cú hồi sinh mạnh mẽ.

Bởi vì trong quá khứ cộng đồng giao dịch biết rất rõ các cổ phiếu từng có đà tăng trưởng, nên việc cổ phiếu hồi sinh có thể xảy ra trong chớp mắt khi người ta truyền tai nhau. Các nhà giao dịch theo đà tăng trưởng muốn lặp lại phép màu từng xảy ra trong quá khứ, vì vậy họ có xu hướng đồng loạt nhảy vào, tạo ra sự bùng nổ mạnh mẽ về giá cổ phiếu. Bài học tôi muốn nhấn mạnh ở đây là không bao giờ loại bỏ các siêu cổ phiếu cũ ra khỏi danh sách theo dõi.

Ví dụ, cổ phiếu theo đà tăng trưởng Travelzoo (TZOO) đã tăng từ $10 lên $107 trong vòng 6 tháng năm 2004. Cũng như phần lớn các cổ phiếu có đà tăng trưởng khác, nó sụp đổ mạnh từ $107 xuống dưới $30 trong 3 tháng. Trong ba năm rưỡi tiếp theo, nó hình thành nền giá “chiếc cốc và tay cầm” dài hạn với khối lượng giao dịch rất mỏng. Năm 2010, các nhà giao dịch theo đà tăng trưởng đã nhảy vào lại TZOO để chơi LỚN. Trong vòng một năm, họ đã đẩy nó từ $15 lên $104, chỉ kém một vài đô so với đỉnh cũ. Cú tăng thứ hai này hình thành một mô hình hai đỉnh lớn trong nhiều năm. Cũng giống các cổ phiếu tốt khác vẫn thường vận động sau khi đã tạo đỉnh, nó rơi xuống mức trung bình $20 trong vòng 4 tháng sau đó.

Làm Giàu Từ Siêu Cổ Phiếu (Pre Order)- Những định luật đầu tư siêu hạng biến 46 nghìn đôla thành 6.8 triệu đôla trong 2 năm của gã du mục Phố Wall

Trả lời