Các công ty siêu hạng thường có “yếu tố bí ẩn” và lãnh đạo ít “chém gió”

Trong CANSLIM, chúng ta biết đến các chữ cái S, N và M là những nhân tố tạo thành siêu cổ phiếu. Chữ S nói đến free float thấp dễ đẩy giá hơn. Chữ N- Doanh nghiệp phải có gì đó mới mẻ, ví dụ sản phẩm mới hoặc mới IPO (niêm yết trên sàn), hoặc chữ M nói đến tài năng ban lãnh đạo. Chúng ta hãy nhìn xem Jesse Stine nói gì về các yếu tố này.

TỶ LỆ TRÔI NỔI THẤP VÀ VỐN HOÁ NHỎ

Lượng cổ phiếu trôi nổi là số lượng cổ phiếu của công ty có thể giao dịch tự do trên thị trường, đây là một yếu tố then chốt quyết định việc các nhà giao dịch theo xu hướng có thể dễ dàng đẩy giá cổ phiếu lên mức cao hơn hay không. Đây là lượng cổ phiếu tự do trên thị trường và không phải do người trong công ty nắm giữ. khi nào mua hoặc bán cổ phiếu, người nội bộ phải nộp đơn cho Uỷ Ban Chứng Khoán, cổ phiếu của họ không đổ vào thị trường hàng ngày.

Nếu bạn tìm thấy một công ty vốn hoá 50,000 tỷ đô la và bạn cho rằng nó bị định giá thấp, sẽ phải mất hàng tỷ đô la trong một khoảng thời gian đáng kể để đẩy cổ phiếu nặng trịch ấy đến mức giá mục tiêu. Nghĩ về MSFT mà xem. Phải tốn hàng tỷ đô la lực mua để đẩy giá cổ phiếu này lên vài phần trăm. Ngược lại, nếu siêu cổ phiếu của bạn có giá $5 và tổng lượng cổ phiếu trôi nổi là 4 triệu thì chỉ cần tầm 1 triệu đô la lực mua đã đủ để đẩy nó tăng thêm 20%.

Khi các quỹ phòng hộ và các nhà giao dịch theo xu hướng lên tàu ở các cổ phiếu có tỷ lệ trôi nổi thấp này, họ khéo léo tích lũy vị thế ở mức giá thấp mà không làm xáo trộn thị trường. Nhờ lực mua bổ sung và các tin tức rò rỉ được tính toán thông minh, họ sẽ tận dụng triệt để tỷ lệ trôi nổi thấp này để đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn, chạm đến giá mục tiêu.

Một điều quan trọng không kém là xem xét mối quan hệ giữa khối lượng trung bình và lượng cổ phiếu trôi nổi. Nếu số lượng cổ phiếu trôi nổi là 7 triệu trong khi khối lượng giao dịch trung bình mỗi ngày là 50,000 cổ phần thì nhiều khả năng cổ phiếu sẽ không biến động nhiều cho đến khi xuất hiện đột biến về khối lượng. Mặt khác, nếu lượng trôi nổi là 4 triệu cổ phiếu thôi và khối lượng trung bình hàng ngày là 800,000 thì số lượng cổ phiếu trôi nổi sẵn có đó sẽ bị hấp thụ hết ngay lập tức. Tỷ lệ khối lượng giao dịch/số lượng cổ phiếu trôi nổi trong trường hợp này chắc chắn sẽ dẫn đến sự dao động giá mạnh, và phần lớn là theo chiều hướng tăng. 

Các cổ phiếu có hiệu suất tốt nhất thường có lượng trôi nổi dưới 10 triệu cổ phần. Theo kinh nghiệm của tôi, những cổ phiếu di chuyển mạnh nhất số lượng trôi nổi từ 4 đến 8 triệu. Ngoài ra, hầu hết những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất của tôi đều bắt đầu đà tăng ở mức vốn hóa thị trường dưới 100 triệu đô la. Có nhiều trường hợp ngoại lệ khi các cổ phiếu vốn hoá lớn hơn cũng có những cú tăng giá mạnh, nhưng so ra, các nhà giao dịch theo đà tăng trưởng dễ dàng đẩy giá cổ phiếu có mức vốn hóa thị trường 50 triệu đô la lên 200 – 300 triệu đô la trong một vài quý.

 “YẾU TỐ ẨN” – “BỐI CẢNH SIÊU HẠNG”

Hầu như mọi siêu cổ phiếu đều có bối cảnh độc đáo để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư mới. Nó có thể là một bối cảnh vĩ mô trong toàn ngành hoặc của riêng công ty. Giống nhiều thứ khác trong cuộc sống, cổ phiếu cần một “Yếu Tố Bí Ẩn” để khuấy động trí tưởng tượng, sự lạc quan, hào hứng tò mò của giới đầu tư. Hãy luôn tìm kiếm các ngành công nghiệp mới và sản phẩm sáng tạo mới. Hãy tìm công ty có khách hàng mới, đối tác mới, phát minh mới, kỹ thuật mới hoặc công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ đột phá có thể làm rung chuyển toàn ngành. “MỚI” là một từ thần kỳ. Các nhà giao dịch theo đà tăng trưởng “yêu” chất xúc tác mới. Chất xúc tác mới khiến họ hào hứng và gắn bó với cổ phiếu. Nhà đầu tư nào mà chẳng muốn đặt cược vào viễn cảnh tươi sáng hơn.

Mấu chốt là tìm ra cổ phiếu kiểu như vậy trước khi các nhà đầu tư khác phát hiện chất xúc tác tương lai này. Nếu chưa ai bàn tán về nó, có thể bạn đã phát hiện một viên ngọc quý. Cảm xúc là thứ rất dễ lây lan, nên khả năng cao một chất xúc tác tiềm năng sẽ lan truyền và ăn sâu bám rễ trong cộng đồng giao dịch theo đà tăng trưởng. Cuối cùng, bối cảnh của cổ phiếu hoặc của nhóm ngành sẽ trở nên nổi tiếng trên truyền thông đại chúng. Đó sẽ là dấu hiệu để bạn bán chốt lãi và chuyển sang bối cảnh lớn tiếp theo.

Ví dụ về các bối cảnh tuyệt vời của nhóm ngành trong những năm qua bao gồm bong bóng internet/.com năm 1999, sợi quang năm 2000, ngành bảo an sau vụ khủng bố 11 tháng 09, ngành tế bào gốc năm 2005, các đề tài về công nghệ sinh học khác nhau vài năm lại xuất hiện một lần, định vị toàn cầu năm 2007, chứng khoán Trung Quốc năm 2008, muối kali năm 2008, dầu đạt đỉnh cực đại năm 2008, vận tải năm 2008, “siêu chu kỳ than đá” năm 2009, Đồ hoạ và điện toán đám mây năm 2011, in 3-D năm 2012 và dữ liệu lớn năm 2012.

Như bạn sẽ thấy trong Chương 12, nhiều cổ phiếu chiến thắng lớn nhất của tôi đều có “bối cảnh siêu hạng” của riêng công ty hoặc của nhóm ngành để thu hút và duy trì động lực cho những cú tăng giá lớn. Nếu một cổ phiếu không có bối cảnh nào đặc sắc, có thể sẽ không trở thành Siêu cổ phiếu.

Làm Giàu Từ Siêu Cổ Phiếu (Pre Order)- Những định luật đầu tư siêu hạng biến 46 nghìn đôla thành 6.8 triệu đôla trong 2 năm của gã du mục Phố Wall

BAN LÃNH ĐẠO THẬN TRỌNG

Chuyển động giá bền vững thường xuất hiện ở các cổ phiếu có đội ngũ lãnh đạo và giám đốc điều hành trong quá khứ có phát ngôn khiêm tốn, đưa ra dự phóng thận trọng cho tương lai. Không giống cổ phiếu penny, ban lãnh đạo của Siêu cổ phiếu không bao giờ ăn to nói lớn. Họ luôn nói ít làm nhiều và để kết quả phát biểu thay cho năng lực của mình. Trong thị trường chứng khoán, vượt kỳ vọng là yếu tố hết sức quan trọng. Nếu ban lãnh đạo của một công ty nhỏ khoác lác họ sẽ sớm trở thành công ty giá trị tỷ đô hoặc chiếm lĩnh X% thị trường trị giá nhiều tỷ đô, hãy bán cổ phiếu đó ngay và đừng quay lại. Trong những năm qua, trong mỗi cổ phiếu chiến thắng lớn nhất của tôi, ban lãnh đạo không bao giờ dự đoán đao to búa lớn. Cộng đồng đầu tư luôn tiếp nhận những thành tựu lớn lao một cách bất ngờ.

Năm 2006, CEO của một công ty xe bọc thép lớn đã ba hoa công ty ông ta sẽ thống trị thị trường xe bọc thép quân sự bằng cách bán được hàng triệu triệu chiếc. Ông ta tuyên bố rằng cổ phiếu của mình sẽ tăng vọt, biến nó thành một công ty tỷ đô. Hoài nghi về tuyên bố một tấc đến trời của ông ta, tôi bán cổ phiếu ngay lập tức. Chẳng bao lâu sau công ty này đi vào một thị trường gấu dài hạn. Cuối cùng, nhận được thông báo hủy niêm yết của NASDAQ và cuối cùng bị mua lại với giá chỉ bằng một phần nhỏ = tuyên bố tỷ đô của CEO.

Tương tự, ban lãnh đạo của Siêu cổ phiếu thường không mạo hiểm danh tiếng của mình bằng cách phát hành nhiều thông cáo báo chí. Họ phát hành các thông cáo báo chí nghiêm túc và dứt khoát về lợi nhuận hàng quý của công ty hoặc về những bước tiến quan trọng tác động đến yếu tố cơ bản của công ty. Chắc chắn họ không bao giờ phát ngôn gây sốc trên báo chí như rất nhiều công ty tầm thường ngoài kia. Ban lãnh đạo của Siêu cổ phiếu là những người làm đâu chắc đó

Trả lời