THỊ TRƯỜNG RÚT CHÂN SAU KHI CHẠM ĐƯỜNG TRENDLINE HỖ TRỢ. CUỘC HỌP FED DIỄN RA NHƯ DỰ KIẾN, LÃI SUẤT TĂNG THÊM 0.25%

Sau cuộc họp FOMC vào tối qua, TTCK Mỹ giảm đầu phiên nhưng sau đó nhanh chóng quay trở lại tăng điểm. TTCK Việt Nam hưởng ứng đà tăng giá ấy khi bật tăng trở lại ngay từ đầu phiên, thế nhưng không có phiên tăng điểm mạnh nào cả, đổi lại thị trường giao dịch trong biên độ hẹp kể từ sau cú bật tăng đó.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HÔM NAY

Sự kiện đáng mong chờ nhất trong đầu tháng 2 đối với thị trường tài chính toàn cầu cuối cùng cũng diễn ra êm xuôi vào tối qua. Cuộc họp FOMC kết thúc với việc FED sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 0.25%, qua đó nâng mục tiêu FED Fund rate lên 4.5%-4.75%. Thị trường hiện tại kỳ vọng mức đỉnh sẽ gần 4.75% nhưng các nhà chức trách cảnh báo rằng mục tiêu của đỉnh lãi suất là 5.1% (như vậy với một đợt tăng lãi suất thêm 0.25% thì chạm ngưỡng mục tiêu mà FED đưa ra trong các cuộc họp trước đây).

Thị trường chứng khoán không quá bất ngờ trước quyết định tiếp tục tăng lãi suất của FED, thay vào đó lực cầu lại đổ mạnh vào các cổ phiếu tăng trưởng và rút dần tiền ra ở các cổ phiếu giá trị, cổ phiếu chu kỳ (TTCK Mỹ). Tại TTCK Việt Nam, các cổ phiếu ngân hàng sau khi bị đập tơi tả đã có phiên tăng giá hồi phục nhẹ trở lại khi chạm vùng hỗ trợ quan trọng EMA21 ngày (hoặc MA20 ngày). Lần lượt các cổ phiếu đầu ngành như BID, STB, CTG, VCB tăng giá trở lại giúp thị trường tránh đi một ngày giảm điểm nối đà.

Cuối phiên nhóm cổ phiếu bán lẻ đồng loạt tăng giá trở lại, mạnh mẽ nhất phải kể đến cổ phiếu MWG bật tăng 5.94% và đóng cửa cao nhất phiên. Cổ phiếu MWG chính thức breakout khỏi mẫu hình Nền giá phẳng hình thành trong 8 tuần với khối lượng lớn, độ sâu của nền giá là -14%.

CTCP Thế giới di động vừa mới công bố BCTC vào ngày 30/1, cụ thể doanh thu và LNST trong Quý 4 của công ty ghi nhận lần lượt là 30,877.7 tỷ đồng (giảm 15.6% so với Q4.2021) và 964.2 tỷ đồng (giảm 53% so với cùng kỳ năm ngoái). Luỹ kế cả năm 2022, MWG đạt doanh thu 134,722 tỷ (chỉ tăng vỏn vẹn 8% so với năm 2021), LNST đạt 6,574 tỷ đồng (tăng nhẹ 1.68% so với năm 2021).

 

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đóng cửa ngay tại 1,077.59 (+0.14%) và tạm thời dừng chân ngay tại đường trendline hỗ trợ được nối lại từ hai đáy tháng 11 và tháng 12/2022 trước đó – chỉ số bật tăng trở lại sau khi chạm vào đường EMA21 ngày. Trong chiến lược sử dụng đường uptrend trendline của Dan Zanger, chúng ta cần xác định 2 điểm để vẽ đường trendline nhưng muốn chắc chắn thì phải có điểm thứ 3 để xác nhận đường trendline là hợp lệ. Thêm một điểm lưu ý nữa, nếu đường trendline này được kiểm tra nhiều lần thì xu hướng tăng giá càng mạnh. Như vậy, trên đồ thị giá của chỉ số VN-Index chúng ta đã có đủ 3 điểm để tạo thành một đường trendline hợp lệ và thị trường nếu bật tăng trong các phiên tiếp theo thì nó sẽ là lời khẳng định cho xu hướng tăng giá vẫn còn tiếp diễn.

Nhóm ngành dẫn dắt thị trường hiện tại là ngân hàng vẫn đang hoạt động tốt, chưa thấy dấu hiệu nào của sự đổ vỡ của nhóm ngành này là lý do mà chúng tôi đặt kỳ vọng vào xu hướng tăng giá vẫn chưa kết thúc. Có nhiều nhóm ngành khác đang nổi lên trong thời gian gần đây như đầu tư công, BĐS KCN, dầu khí, tuy các nhóm ngành này chưa thực sự mạnh để dẫn dắt thị trường nhưng hành động giá của các cổ phiếu thuộc các nhóm ngành đó đang đem đến tín hiệu tích cực, nhiều cổ phiếu đang vượt MA200 ngày hoặc tiệm cận đến đường trung bình di động ma thuật này.

Với tổng cộng 2 ngày phân phối mạnh, theo nguyên tắc CANSLIM bạn vẫn chưa cần đưa ra các hoạt động phòng thủ nào. Lời khuyên duy nhất lúc này là tận dụng thị trường rơi vào nhịp điều chỉnh để “nhổ cỏ và trồng thêm hoa”, hãy dồn tiền vào các cổ phiếu mạnh và nhanh chóng cắt lỗ ở các cổ phiếu yếu trong danh mục đầu tư của bạn.

Quy tắc bổ sung vị thế theo Kim tự tháp giúp trader có được giá vốn tốt và tránh được phần nào những cú rũ bỏ mà thị trường giăng ra cho bạn. Vì vậy hãy luôn luôn ghi nhớ quy tắc này, chỉ được bổ sung thêm tỷ trọng nhỏ cho cổ phiếu đang tạo ra lợi nhuận cho bạn, tuyệt đối không mua thêm cổ phiếu khi nó đang giảm giá và đi ngược lại với kế hoạch giao dịch.

Độ rộng thị trường bị thu hẹp so với các phiên trước đây sau cú chốt lời mạnh tay vào ngày hôm qua. Tuy nhiên, số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày vẫn đang chiếm áp đảo so với số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày, tỷ lệ hiện tại vẫn đang là 1:4. Cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần duy nhất lúc này thuộc về ngành ô tô (cổ phiếu CTF)

THỊ TRƯỜNG ĐIỀU CHỈNH LÀ CƠ HỘI ĐỂ TRADER “NHỔ BỎ CỎ DẠI VÀ TRỒNG THÊM HOA”

Trong các đợt tăng giá từ đáy đi lên, thị trường thường có những đợt điều chỉnh nhẹ nhàng kéo ngược về các đường trung bình di động. Chỉ số VN-Index lần này cũng vậy, sau 8 phiên tăng giá liên tiếp thì chỉ số đã có đợt điều chỉnh ngắn hạn về EMA21 ngày và kiểm tra lại đường trendline phía dưới. Một nhịp điều chỉnh nhẹ nhàng là chuyện hết sức bình thường trong bối cảnh thị trường đã trải qua chuỗi ngày tăng giá mạnh, thay vì lo sợ thì đây chính xác là cơ hội lớn để các nhà giao dịch có thể làm sạch danh mục đầu tư của mình.

Hãy quan sát các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt và đang hình thành các điểm mua tiềm năng để đưa vào danh sách theo dõi. Các cơ hội thường xuất hiện sau 2-3 tuần kể từ thời điểm doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính “lãi lớn”, lúc này thường cổ phiếu sẽ xây lại nền giá (ví dụ như xây lại tay cầm hoặc xây một nền giá nằm chồng lên) hoặc nếu sớm hơn thì thiết lập lại điểm pivot mới.

Một số chiến lược sử dụng trong bối cảnh này có thể kể đến như Pullback MA50 ngày, Gap up, giá đóng cửa thắt thặt 3-4 tuần. Sử dụng chiến lược bổ sung vị thế để mua mới yêu cầu trader phải tuân thủ tuyệt đối kỷ luật giao dịch, không bao giờ được mua khi giá cổ phiếu đang giảm ở các lần kéo ngược của thị trường mà phải chờ cú bật tăng trở lại.

(Còn tiếp)

THam gia Team NĐT CANSLIM để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường hoặc tham gia khoá học Trend trader vào tháng 2/2023, Zalo: 0977.697.420

Trả lời