Nhiều tin tốt xuất hiện đêm qua giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm sáng nay. Dòng tiền phản ứng tích cực với khả năng SBV giảm lãi suất, điều giúp Team NĐT CANSLIM nâng triển vọng thị trường trở lại đèn xanh.
SBV GIẢM LÃI SUẤT CÓ MỞ ĐƯỜNG CHO NỚI LỎNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ?
Hành động của SBV gây bất ngờ cho thị trường khi hồi đầu năm, các CTCK đều cho rằng phải ít nhất đến năm 2024 mới nghĩ đến việc cắt giảm lãi suất. Nhưng ngay trước phiên họp FOMC của FED diễn ra vào ngày 21-22 tháng 3, SBV đã “hành động trước” bằng việc cắt giảm một số loại lãi suất điều hành.
Thị trường tiếp tục đồn đoán khả năng SBV sẽ “tạo sức ép” để một số ngân hàng thương mại giảm luôn lãi suất huy động, mở đường cho việc giảm lãi suất cho vay. Trước mắt, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh đã giảm 0.2% lãi suất huy động sau hành động của SBV.
Thị trường chứng khoán đã phản ứng tích cực bởi hành động “SBV Pivot”. Các nhà đầu tư chứng khoán đặt ra câu hỏi cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ của SBV?
Quan điểm của Team NĐT CANSLIM xác định từ đầu năm 2023 cho rằng, SBV có thể theo đuổi chính sách giảm lãi suất, bất chấp việc FED tăng lãi suất trong năm nay, nếu như không gặp phải các áp lực tỷ giá.
Mặc dù SBV chưa thể nới lỏng chính sách tiền tệ trước khi FED làm điều này, nhưng rõ ràng khi thế giới đang nghĩ đến kịch bản FED Pause thì chúng tôi cho rằng, phản ứng của SBV là “linh hoạt”. Ngay cả khi lãi suất được giảm thì chúng tôi cho rằng đây là một “SBV Pause” hơn là nới lỏng tiền tệ.
Trong bản tin Nhịp Đập Thị TRường ngày thứ hai, Team NĐT CANSLIM kỳ vọng SBV và chính phủ phối hợp với nhau để bơm khoảng 30-40 tỷ đôla vào lưu thông nhằm vực dậy tăng trưởng tiền gửi và tăng trưởng cung tiền M2.
Việc lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Việt Nam thủng MA50 ngày đã xác nhận kịch bản Việt Nam có thể theo đuổi việc giảm lãi suất. Hôm nay, lợi suất trái phiếu chính phủ tiếp tục giảm 31 điểm cơ bản về mức 4.27%.
Trong lịch sử các lần giảm lãi suất điều hành của SBV từ 2019 đến nay, TTCK đều tăng điểm tối thiểu 1 tháng.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀY HÔM NAY-
TTCK Mỹ hôm qua phục hồi nhờ CPI tháng 2 tăng 6%yoy, khớp với kỳ vọng của thị trường, và sự phục hồi của các ngân hàng khu vực. Điều này tạo ra thông tin tốt cộng hưởng giúp TTCK Việt Nam có phiên tăng điểm mạnh.
Sự phấn khích thể hiện ngay từ đầu phiên và sắc xanh duy trì gần như suốt phiên. Chỉ số VN-Index tăng +2.12% và đóng cửa ở đỉnh cao nhất phiên. Điều tương tự cũng diễn ra ở VN-30 khi đóng cửa tăng +2.61% và HNX-Index tăng +2.2%.
Mặc dù phiên hôm nay đã lấy lại toàn bộ số điểm đã mất vào ngày hôm qua, nhưng vẫn chưa thể hiện một hành động tăng giá khoẻ mạnh trọn vẹn do thanh khoản thấp hơn phiên trước. Đây là một thiếu sót nhỏ trong một ngày tăng giá mạnh như hôm nay, đi kèm với độ rộng thị trường tích cực.
Không chỉ số lượng cổ phiếu tăng gần gấp 9 lần số cổ phiếu giảm, mà số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày cũng đã vượt số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày theo quan sát của chúng tôi tại Bảng Nhịp Đập Thị Trường.
Ngoài thiếu sót nhỏ về khối lượng, hành động giá của VN-Index cũng đẹp khi giành lại MA50 ngày, một mức hỗ trợ quan trọng. Điều này khiến Team NĐT CANSLIM nâng triển vọng thị trường trở lại đèn xanh.
Tỷ trọng cổ phiếu do đó được phép nâng trở lại từ 40% lên 60% danh mục. Mặc dù các cổ phiếu đã có phản ứng tích cực hơn nhưng trader vẫn cần tăng tỷ trọng vừa phải, từ từ. Nên nhớ, vẫn còn ẩn số cuộc họp FOMC diễn ra vào ngày 21-22 tháng 3 (giờ Mỹ).
Ngày mai cũng là phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh nhưng chúng tôi cho rằng, ít có khả năng biến động lớn. Nhất là khi các quỹ ETF như Fubon sẽ bắt đầu giải ngân số tiền. Hôm nay, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng, nhưng ở mức 200 tỷ, thấp hơn so với hôm qua.
Một lần nữa, đứng trên quan điểm sóng Elliott, cấu trúc sóng hiệu chỉnh A-B-C dạng zigzag vẫn giữ nguyên và điểm mở ra xu hướng tăng giá mạnh mẽ hơn cho chỉ số VN-Index là khi vượt đỉnh sóng B tại 1,092 điểm. Đường MA50 ngày đang dốc lên dần là một phản ứng tích cực. Chúng tôi ước đoán VN-Index nên sớm vượt cản sóng B trong vòng 2 tuần tới, nếu không sẽ làm cho MA50 ngày khó có thể dốc đi lên kịp.
Trong một góc nhìn khác, tháng 12 năm ngoái đến nay, chỉ số VN-Index đang vận động trong một khung giá (range) từ 1000 điểm đến 1,100 điểm, tức biên độ khoảng 100 điểm. Nhiều trader lo ngại những yếu tố bất định của năm 2023 khó hình thành xu hướng tăng giá mạnh và kịch bản thị trường Swing Trade là cách giao dịch phù hợp hơn là mua tại các điểm breakout.
Đây cũng là điều Team NĐT CANSLIM từng nhắc các nhà đầu tư từ tháng 5/2022, việc việc sử dụng thêm cả cách giao dịch Swing Trade bên cạnh việc đánh breakout từ nền giá. Thực sự, chiến lược đánh breakout không mang lại hiệu quả trong giai đoạn thị trường con gấu.
Lúc này, việc sử dụng các ngày xoay chiều để mua cổ phiếu trong các phiên giảm có thể sử dụng. Một điểm độc đáo của Team NĐT CANSLIM là cung cấp các ngày xoay chiều, ví dụ hiện tại là 17.3.2023 +/-3 ngày giao dịch để trader có thể sử dụng cho mục đích này.
Lưu ý kèm theo là “việc mua khi giá giảm” sẽ không đưa vào tính toán ở phần “Theo dõi cổ phiếu trong danh mục”, vốn chỉ được ghi nhận theo các điểm mua đã công bố trong phần Google Sheet.
“BANK, CHỨNG, THÉP” – RẤT NHẠY CẢM VỚI VIỆC GIẢM LÃI SUẤT. LPB-CTG-HDB, VND, HSG
Trong biểu đồ vận động các ngành theo chu kỳ thị trường chứng khoán, ngành ngân hàng và tiêu dùng theo chu kỳ thường nổi lên ở giai đoạn cuối thị trường gấu hoặc đầu thị trường bò.
Xem thêm:
Trong bản tin Nhịp Đập Thị Trường ngày 13/03/2023, chúng tôi đã phân tích điểm mua của cổ phiếu CTG. Phiên hôm nay, CTG +1.7% và tiếp tục giành lại MA50 ngày, tạo điểm mua Pocket Pivot trở lại, đồng thời đang cố gắng breakout đường kháng cự trên của kênh giá hướng xuống.
Tương tự, các cổ phiếu ngân hàng khác như HDB +2.5% và LPB +2.4% đang bám sát điểm pivot của các nền giá. Trong đó, HDB đang ở gần điểm pivot 19,000 hoặc 19,500 của mẫu hình Chiếc Cốc Tay Cầm. LPB đang cố gắng breakout vượt qua điểm pivot=15,200 của Nền Giá Phẳng chồng trên Chiếc Cốc Tay Cầm.
Cả HDB và LPH đều được công ty chứng khoán VCSC nâng triển vọng lợi nhuận và giá mục tiêu trong báo cáo tháng 3. Cụ thể, VCSC nâng giá mục tiêu của LPB thêm +14.2% lên 16,900 đồng/cổ phiếu khi nâng dự phóng lợi nhuận năm 2023 thêm 5.6% lên +13% và tăng +12.5% lợi nhuận ròng giai đoạn 2023-2027.
Trong khi đó, VCSC nâng mạnh lợi nhuận của HDB năm 2023 thêm +46% lên mức +46% và nâng tổng lợi nhuận giai đoạn 2023-2027 thêm 6%. Điều này giúp VCSC nâng giá mục tiêu thêm 6.5% lên mức 24,500 đồng/cổ phiếu.
Việc kỳ vọng lợi nhuận phục hồi của ngành ngân hàng khi cổ phiếu đang xây nền giá là dấu hiệu tích cực.
- Còn tiếp
BỨC TRANH CỔ PHIẾU DẦU KHÍ- ĐIỆN: PVT- POW
- Còn tiếp
NGÀNH CÔNG NGHỆ TIẾP TỤC HƯỞNG LỢI- FPT
- Còn tiếp
ĐỌC CHI TIẾT TEAM NĐT CANSLIM QUA ZALO 0977.697.420, HOẶC THAM GIA KHOÁ HỌC TREND TRADER NGÀY 19/04/2023
HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN TẠI CÁC CTCK VNDIRECT, KB (HÀN QUỐC), SSI, HSC, VPS, VCSS, KAFI