THỊ TRƯỜNG ĐIỀU CHỈNH LÀ CƠ HỘI ĐỂ LÊN TÀU. UPTREND KHÔNG PHẢI LÀ LÚC ĐỂ SỢ HÃI – DẦU KHÍ, ĐẦU TƯ CÔNG, BĐS KCN, CÔNG NGHỆ DẪN SÓNG.

Khi tất cả đều hoài nghi về đà tăng giá của thị trường, đó là lúc các cơ hội lần lượt xuất hiện. Không có gì là rõ ràng đối với hầu hết các cơ hội đầu tư, khi bạn thấy sợ hãi nhất và nghi ngờ nhất thì lời khuyên là bạn nên nhắm mắt và xuống tiền. Các leader vẫn đang tăng giá bất chấp cho thị trường chung giảm điểm suốt vài ngày qua, như Mark Minervini đã nói: “Quan trọng là bạn mua cổ phiếu, không phải mua cả thị trường”.

LIỆU CỔ PHIẾU ACB CÓ TRỞ THÀNH LEADER NHÓM NGÂN HÀNG?

Trên đồ thị giá của cổ phiếu ACB, cổ phiếu ACB sau phiên breakout mẫu hình VCP đã có 2 phiên điều chỉnh nhẹ về lại bên trong nền giá. Mức độ điều chỉnh là khá nhẹ nhàng với khối lượng thấp hơn phiên breakout mẫu hình. Trader theo dõi khả năng cổ phiếu có bật dậy thành công hay không để đưa ra quyết định nên nắm giữ nay bán cổ phiếu ra. Điểm pivot của mẫu hình là 25.3 và hiện tại ACB đang ở nền giá số 1.

Dưới đây là bài phân tích cổ phiếu ACB của CTCK KB mà chúng tôi trích dẫn lại một số ý quan trọng:

Tổng thu nhập hoạt động (TOI) trong quý 1 của ACB đạt 7,920 tỷ đồng (+15.6% YoY). Chi phí hoạt động (OPEX) trong kỳ được cải thiện, giảm 8% YoY. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ghi nhận 256 tỷ đồng trong khi Q1/2022 ghi nhận hoàn nhập 3 tỷ đồng. Kết thúc quý 1/2023 LNTT của ACB đạt 5,156 tỷ đồng (+25.3% YoY)- hoàn thành 26% kế hoạch năm 2023

NIM giảm xuống mức 4.2% ( -35 bps QoQ, -2 bps YoY) do lãi suất huy động trong 3 tháng đầu năm ở mức cao, hơn nữa ACB phải hi sinh một phần lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn. Trong năm 2023, NIM của ACB sẽ khó được cải thiện vì 2 yếu tố: (1) NHNN sẽ tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế, vì vậy lãi suất cho vay và lãi suất huy động sẽ trở về mức thấp hơn; (2) ACB tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn; (3) nguồn huy động của ACB chưa thực sự đa dạng khi chủ yếu là tiền gửi KH (chiếm khoảng 80% tổng huy động). Mức NIM kỳ vọng cho năm 2023 dự kiến giảm 6 bps YoY, đạt 4.6%

Trong Quý 1/2023, ACB ghi nhận sự tăng mạnh ở nợ nhóm 3 (+94% QoQ, +214% YoY) và nợ nhóm 4 (+149% QoQ, +20% YoY). Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Q1/2023 đã tăng lên mức 0.94% (+20 bps so với đầu năm), nếu không tính CIC, NPL là 0.84%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 116%. Với bộ đệm dự phòng từ trước, chúng tôi cho rằng ACB vẫn còn dư địa để xử lý nợ xấu.

Chúng tôi đánh giá cổ phiếu ACB đáp ứng tiêu chí chữ C trong mô hình giao dịch CANSLIM khi có LNST Quý 1 đạt 4,135 tỷ đồng (+25.7% so với cùng kỳ) và thu nhập lãi thuận đạt 6,215 tỷ đồng (+14.2% so với Q1/2022). Ngoài ra, cổ phiếu ACB còn đáp ứng tiêu chí chữ A trong mô hình giao dịch CANSLIM khi công bố LNST năm 2022 đạt 3,526 tỷ đồng (tăng 22% so với năm 2021) và thu nhập lãi thuần đạt 23,534 tỷ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ).

Ở mảng hoạt động cho vay, tăng trưởng tín dụng Q1/2023 ghi nhận giảm 0.6% so với đầu năm, đạt 441,288 tỷ đồng. Hai tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng giảm 2.8% so với cuối năm trước, nhưng đã hồi phục từ tháng 3, ghi nhận tăng trưởng 2.2% so với tháng trước. Danh mục cho vay của ACB gồm 65% cho vay KHDN và 35% SME, nhu cầu của 2 phân khúc này thường thấp trong quý 1, kỳ vọng sẽ hồi phục từ quý 2. Tỷ lệ cho vay BĐS của ACB chiếm 24% cơ cấu dư nợ, trong đó 80% là cho vay mua nhà.

=> Nhìn chung, ACB là một trong số ít ngân hàng ít chịu rủi ro đến từ thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp

Dễ dàng nhận thấy cổ phiếu ACB là một trong số ít các ngân hàng đang có chart giá khá chắc chắn và vừa mới breakout mẫu hình. Theo thông tin Rumor thì Quỹ đầu tư của Dragon Capital đã thoái 1 phần cổ phiếu trong phiên 23/5, điều này có thể gây ra tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư nhỏ lẻ khi thấy một Quỹ bán cổ phiếu trong danh mục nắm giữ nhưng các nhân admin đánh giá sự kiện lần này không cần phải quá lo lắng.

Trong Cuộc họp Investor Day Quý 2 mới đây, Quỹ DCBC của Dragon Capital đang nắm giữ tỷ trọng 4.6% trong danh mục của Quỹ, xếp thứ 4 sau VCB, FPT và STB. Tỷ lệ nắm giữa đã giảm xuống hơn một nửa so với hồi đầu năm từ mức 10.5% Dự phóng tăng trưởng EPS trong năm 2023 – 2024 lần lượt là 18.2% và 19.2%

Tỷ lệ Free float là 66.8% nhưng chúng tôi cho rằng tỷ lệ này có thể còn thấp hơn nữa do hiện tại ACB đang có tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 30% và trong nước là 5.4% thì Free float chính xác khoảng tầm 65% (không phải quá pha loãng).

Trong 3 Quý gần nhất, cổ đông lớn của ACB là Quỹ đầu tư Dragon Capital đã mua vào tổng cộng 3 triệu cổ phiếu ACB hồi tháng 2.2023 và bà Nguyễn Thị Hải Tâm (em gái Phó Tổng giám đốc ACB đã mua vào gần 1.3 triệu cổ phiếu vào hồi tháng 2.2023). Nếu loại trừ khoản hơn 3.9 triệu cổ phiếu được bán ra đén từ Ban chấp hành Công đoàn ACB hồi tháng 10 năm ngoái thì chúng tôi đánh giá cổ phiếu ACB đáp ứng tiêu chí chữ I trong mô hình giao dịch CANSLIM.

Theo chúng tôi tìm hiểu thì số lượng cổ phiếu mà Ban chấp hành công đoàn ACB bán ra hồi thang 10/2022 là thực hiện chuyển nhượng theo quy chế ESOP của công ty, vì vậy lực bán này sẽ không được tính khi đánh giá tiêu chí chữ I trong mô hình giao dịch CANSLIM đối với cổ phiếu ACB.

Số lượng đăng ký chuyển nhượng cổ phiếu ESOP cho nhân viên là 4,104,290 cổ phiếu nhưng chỉ thực hiện thành công 3,915,326 cổ phiếu do một số nhân viên chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện theo Quy chế ESOP nên BCH Công đoàn Ngân hàng TMCP Á Châu  chưa thực hiện phân phối cổ phiếu. Thời gian thực hiện giao dịch: 24/10/2022

(Còn tiếp)

HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY – LEADER NỔI SÓNG

Khi thị trường rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhất, các cổ phiếu Leader luôn biết cách xuất hiện đúng lúc và đúng chỗ. Các cổ phiếu thuộc nhóm dầu khí bật tăng mạnh mẽ vào cuối phiên trong bối cảnh tối qua giá dầu Brent đã bật tăng gần 2% sau thông tin nguồn cung dầu mỏ ở Mỹ bị thắt chặt và nhóm OPEC+ có khả năng cao sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng khai thác để đẩy giá dầu lên cao.

Cổ phiếu PVB đóng cửa trong sắc tím (tăng 9.81%) với khối lượng lớn và đã tăng giá +21% từ điểm pivot của mẫu hình Tam giác đối xứng, trader chú ý không được phép mua đuổi và nên thực hiện chốt lợi nhuận khi cổ phiếu đang tiến tới vùng kháng cự phía trước.

Các cổ phiếu thuộc nhóm đầu tư công phân hóa trong phiên hôm nay, trong khi PLC tăng 1.61%, HHV +2.5% thì LCG lại giảm điểm nhẹ -0.83% hay C4G đóng cửa tại giá tham chiếu.

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index bật tăng nhẹ trở lại 0.26% và đóng cửa ở mức gần cao nhất phiên 1,064.63 điểm sau khi kéo ngược về kiểm tra mốc 1,060 điểm vào đầu phiên sáng. Một lần nữa, chỉ số chính lại kiểm tra đường trendline của mẫu hình Tam giác đối xứng và bật dậy thành công – điều đó cho thấy thị trường vẫn còn đang khỏe và đợt điều chỉnh vừa rồi chỉ là đợt điều chỉnh thông thường trong một xu hướng tăng giá của chỉ số.

Đường trung bình di động MA20 ngày sau phiên hôm nay đã nằm trên đường MA50 ngày và cả 2 đường trung bình di động này hiện tại đang cho thấy dấu hiệu dốc lên (một dấu hiệu rõ ràng của Uptrend). Thị trường hiện tại có 4 ngày phân phối trong chưa đầy 2 tuần, công việc của trader là nên quan sát cẩn thận danh mục đầu tư của mình và thực hiện các chiến lược chốt lợi nhuận khi đã đủ target.

Một số lượng ngày phân phối vừa đủ để làm cho các trader theo trường phái đầu tư tăng trưởng phải lo sợ – tuy nhiên cá nhân admin thì không cảm thấy sợ hãi vì bối cảnh thị trường chung hiện tại đang rất khác so với vài tháng trước đây. Số lượng cổ phiếu dẫn dắt giờ đây đã tăng lên rất nhiều, lần lượt các Leader mới xuất hiện breakout khỏi các mẫu hình giá chặt chẽ như PVD, PVS của nhóm dầu khí, C4G, LCG, HHV, PLC của nhóm đầu tư công, điện (NT2, QTP) hay sắp tới có thể là công nghệ, vận tải dầu khí sẽ có thể giúp thị trường tăng giá xa hơn nữa. Càng nhiều Leader kéo thị trường thì điều đó lại càng chứng minh cho một xu hướng tăng giá bền vững diễn ra – trừ khi sự kiện Thiên nga đen xảy ra thì mới có thể làm cho TTCK sụp đổ mạnh được.

Độ rộng thị trường vẫn đang tiếp tục mở rộng qua từng ngày, chính dòng tiền mạnh mẽ đổ vào TTCK đã giúp nhiều cổ phiếu vượt qua MA50 ngày hơn. Hiện tại số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày đang gấp 2.56 lần số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày.

NHÓM CỔ PHIẾU BĐS KCN BẬT TĂNG MẠNH. UPTREND LÀ LÚC ÔM HÀNG THẬT CHẶT.

Cổ phiếu PHR phiên hôm nay bật tăng mạnh 5.37% với khối lượng lớn và đang tiến đến gần điểm pivot 46.85 của mẫu hình Chiếc Cốc không có tay cầm. Trader có thể thực hiện mở lại vị thế ở PHR nếu cổ phiếu này breakout thành công mẫu hình Chiếc Cốc trong vài phiên tới.

(Còn tiếp)

Tham gia Team NĐT CANSLIM để đọc Chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo liên hê: 0977.697.420

HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN TẠI CTCK VND, KB, SSI, HSC, VPS, KAFI, VCSC

One thought on “THỊ TRƯỜNG ĐIỀU CHỈNH LÀ CƠ HỘI ĐỂ LÊN TÀU. UPTREND KHÔNG PHẢI LÀ LÚC ĐỂ SỢ HÃI – DẦU KHÍ, ĐẦU TƯ CÔNG, BĐS KCN, CÔNG NGHỆ DẪN SÓNG.

  1. Pingback: CHỈ SỐ VN-INDEX VƯỢT MA200 NGÀY, DÒNG TIỀN LỚN LIỆU CÓ ĐỔ VÀO MẠNH MẼ SAU PHIÊN HÔM NAY? THỊ TRƯỜNG TĂNG TRONG NGHI NGỜ. - Elibook.vn - Tri thức đầu tư

Trả lời