CẬN KỀ THỜI ĐIỂM BỎ PHIẾU TRẦN NỢ CÔNG MỸ, THỊ TRƯỜNG CHUNG ĐIỀU CHỈNH NGAY TẠI MA200 NGÀY TRONG KHI CÁC CỔ PHIẾU PENNY VẪN NHẢY MÚA

Số ngày phân phối dày đặc trong thời gian ngắn là dấu cần cảnh báo. Thêm vào đó, là sự nóng sốt của các penny. PHR và PC1, TPB hôm nay có điểm breakout nền giá.

CỔ PHIẾU ĐIỆN SÔI ĐỘNG

 Sau khi tăng 3% giá điện vào tháng 5/2023, EVN đề xuất tăng tiếp giá điện vào tháng 9/2023 để bù lỗ. EVN đang là chủ nợ của nhiều doanh nghiệp sản xuất điện và nếu như được tăng giá bán điện, EVN sẽ có nguồn tiền thanh toán nợ, giúp các công ty thu hồi được công nợ, giải quyết khó khăn về dòng tiền.

Việc quy hoạch điện VIII được thông qua đang tiếp tục tạo ra chất xúc tác duy trì sự tăng giá. Theo báo Tuổi Trẻ, đã có 59/85 chủ đầu tư năng lượng tái tạo chưa có giá điện đã gửi hồ sơ cho EVNEPTC (Công Ty Mua Bán Điện) và đã có 43 dự án được đề giá giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá. Sau đó, EVN đã ký hợp đồng mua bán điện PPA với 40/43 dự án. Như vậy, còn khoảng hơn 45 doanh nghiệp sẽ tiếp tục được đàm phán.

Nhiều cổ phiếu điện niêm yết trên sàn đang được hưởng lợi nhờ các thông tin tích cực trong thời gian qua. Hôm nay, BCG +6.2%, PC1 +2.7% và GEG +4.2%. Trong khi BCG và GEG tiếp tục rời xa nền giá Chiếc Cốc Tay Cầm và giành lại MA200 ngày đi kèm khối lượng lớn thì PC1 có điểm breakout Nền Giá Phẳng (Flat Base).

Theo đánh giá của CTCK KBSV (tháng 3/2023), Quy Hoạch Điện VIII sẽ giúp PC1 có backlog ổn định 6,000-7,000 tỷ/năm hoặc cao hơn trong 2024 và 2025. Hiện năm 2023, backlog của PC1 là 5,500 tỷ đồng, gần bằng doanh số dự kiến năm nay. Phần lớn backlog này được chuyển giao từ năm 2022 sang.

PC1 là một tập đoàn đa ngành trên bốn lĩnh vực (1) xây lắp điện; (2) Năng lượng (điện gió 330 MW và thủy điện 169 MW), (3) bất động sản và (4) Niken. Do đó, câu chuyện của PC1 sẽ tùy thuộc nhiều vào nhiều ngành.

Mảng Niken sẽ có doanh thu từ quý 2/2023 và KBSV dự phóng doanh thu 987 tỷ đồng cả năm. Hiện giá Niken vẫn đã sụt giảm mạnh từ mức 32,000 USD/tấn hồi đầu năm xuống còn 20,800 USD/tấn, tương đương mức đáy hồi tháng 7/2023. Tại ĐHCĐ 2023, ban lãnh đạo đánh giá mảng Niken chưa có lợi nhuận lớn vào lúc này.

Trong khi đó, mảng bất động sản chưa có đóng góp vào lợi nhuận năm 2023, chủ yếu thị trường vẫn đang kỳ vọng vào câu chuyện tháo gỡ pháp lý cho ngành bất động sản. Các dự án như  Yên Thường (Gia Lâm, Định Công), Vĩnh Hưng…sẽ còn chờ đợi pháp lý. Trước mắt, PC1 sẽ có khoảng 150 tỷ lợi nhuận gộp từ mảng BĐS KCN. Đây là mức đóng góp vừa phải.

Team NĐT CANSLIM đánh giá cao mảng năng lượng tái tạo của PC1 khi phần lớn các dự án đã đi vào vận hành. Điều này giúp công ty sớm có dòng tiền trả nợ. Nhược điểm là năm nay có El Nino có thể gây bất lợi đôi chút cho mảng thủy điện. Nên nhớ, vị trí các dự án thủy điện của PC1 nằm ở Cao Bằng và Hà Giang, nơi ít chịu ảnh hưởng của El Nino. 3 dự án điện gió có thể hoạt động với công suất 40% và mang lại doanh thu ước tính gần 1,0000 tỷ đồng. Tính chung cả mảng năng lượng có thể đóng góp khoảng hơn 1 nghìn tỷ lợi nhuận gộp

Nhược điểm lớn của PC1 là tỷ lệ nợ có lãi/VCSH là 1.67 lần và mỗi quý phải chi trả lãi vay hơn 200 tỷ đồng. Việc các dự án điện đã được vận hành là hy vọng giúp PC1 giảm bớt nợ vay từ năm 2023.

Năm 2023, ban lãnh đạo đặt kế hoạch lợi nhuận ròng 537 tỷ đồng, giảm nhẹ -5%. CTCK KBSV dự phóng lợi nhuận sau thuế của PC1 đạt mức 1,005 tỷ đồng, tăng gần +90% so với năm ngoái.

Trong các doanh nghiệp điện, Team NĐT CANSLIM yêu thích HDG vì gần như 462 MW điện (314 MW Thủy Điện và 148 MW điện gió, điện mặ trời) đã đi vào hoạt động full công suất và số dư nợ đang ở mức thấp, giảm dần. Xem thêm: 

Cổ phiếu HDG +1.1% và tiếp tục nằm trên MA200 ngày sau khi điểm breakout mẫu hình Chiếc Cốc Tay Cầm vào ngày 30/5/2023. Chúng tôi không ưa thích GEG và BCG vì rủi ro nợ vay lớn. Các doanh nghiệp này đang sở hữu hơn 10 nghìn tỷ nợ vay, lần lượt gấp 1.76 lần và 1 lần vốn chủ sở hữu.

Team NĐT CANSLIM loại POW ra khỏi danh sách theo dõi vì thiếu điểm tựa của tăng trưởng lợi nhuận. Dự phóng của CTCK HSC trong báo cáo tháng 5 đã giảm -2.4% lợi nhuận ròng năm nay xuống mức 2,055 tỷ. Điều này là do thười gian sửa chữa nhà máy Vũng Ánh 1 chậm hơn so với kế hoạch ban đầu là tháng 3.2023. Thông tin này được tiết lộ tại ĐHCĐ năm 2023 vào tháng 5.

CTCK HSC củng lo ngại khả năng thiếu khí từ bể Nam Côn Sơn làm gián đoạn hoạt động của NT2 (chiếm 18% công suất của POW). Trong khi đó  NT1 (chiếm 18% công suât của POW) vốn đã chuyển qua phát điện bằng dầu DO với chi phí cao hơn, nên sản lượng điện huy động cũng bị hạn chế từ EVN. HSC cho rằng, POW sẽ đẩy mạnh sản lượng điện từ Cà Mau 1 và 2 (chiếm 36% công suất của POW) nhưng lợi nhuận thu được sẽ không lớn vì họ đang mua ngoài chi phí nhiên liệu với giá cao. Kết quả lợi nhuận quý 1/2023 của POW giảm -26% yoy, chỉ đạt 534 tỷ đồng.

Cổ phiếu POW đang hình thành Chiếc Cốc Tay Cầm với pivot=13,900. Khi sóng ngành điện xuất hiện, nhiều cổ phiếu trong ngành sẽ tăng, nhưng trader nên chọn cổ phiếu có điểm tựa lợi nhuận.

NT2 tuy +0.9% nhưng vẫn đang ở đỉnh cao nhất mọi thời đại.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HÔM NAY

 Ngày thứ tư (giờ Mỹ), Quốc Hội Mỹ sẽ bỏ phiếu vấn đề nợ công và đây đang là sự kiện thu hút sự chú ý bởi rủi ro vỡ nợ của Mỹ sẽ có khả năng đẩy nền kinh tế toàn cầu bước vào suy thoái. Ngân khố Mỹ sẽ cạn tiền vào thứ 2 tới (5/6/2023) nên Quốc Hội Mỹ sẽ phải tìm cách đạt được thỏa thuận trước thời điểm này.

Tuy nhiên, Team NĐT CANSLIM lưu ý rằng, ngay cả khi nước Mỹ thông qua được trần nợ công mới, vấn đề chưa hẳn đã được giải quyết. Mỹ cần huy động nhanh trong thời gian ngắn một lượng tiền lớn, ước hơn 1,000 tỷ đôla để thanh toán công nợ. Điều này sẽ làm rút đi một lượng tiền lớn trên thị trường chứng khoán.

Thậm chí, nước Mỹ vẫn đối diện với nguy cơ bị hạ xếp hạng tín nhiệm ngay cả khi trần nợ công được thông qua. Năm 2011, Mỹ vẫn bị Standard & Poors  hạ xếp hạng tín nhiệm từ AA+ xuống AAA sau khi trần nợ công được nới. Điều đó khiến thị trường giảm mạnh gần -20%. Tỷ lệ nợ công/GDP của Mỹ ở mức 70% vào năm 2011 còn hiện nay là gần 130%. Hiện Mỹ đang bị theo dõi để xem có bị hạ xếp hạng tín nhiệm hay không.

Phần lớn các thị trường chứng khoán Châu Á và Châu Âu đều giảm điểm trước giờ bỏ phiếu Trần Nợ Công của Mỹ. Các số liệu sản xuất từ Trung Quốc cũng kém tích cực khi PMI tháng 5 giảm xuống 48.8, sau con số sụt giảm xuống 49.2 của tháng tư. TTCK Trung Quốc điều chỉnh sau khi Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế cho thấy con đường phục hồi còn khó khăn.

Chỉ số VN-Index duy trì sắc đỏ trong phần lớn phiên giao dịch và đóng cửa giảm nhẹ -0.27%. Thanh khoản cao hơn ngày hôm qua tạo ra ngày phân phối. Như bình luận của Admin trong bản tin ngày hôm qua, mức thanh khoản 16 nghìn tỷ ở HOSE có thể là cản kháng cự của dòng tiền hiện nay và lịch sử năm 2023 lại cho thấy đây là vùng đỉnh. Chỉ số VN-Index đang bị kháng cự bởi MA200 ngày.

Lưu ý khả năng tiềm ẩn phân kỳ âm giữa chỉ số VN-Index

Độ rộng thị trường hôm nay vẫn khá tích cực khi số lượng cổ phiếu tăng vẫn nhiều hơn số lượng cổ phiếu giảm. Điều này là do các cổ phiếu blue chip chỉnh làm giảm chỉ số, trong khi các cổ phiếu penny vẫn nổi sóng. Theo đó, VN30 giảm -0.51% nhưng HNX-Index tăng +0.67%.

Số ngày phân phối của VN-Index vẫn giữ nguyên 6 ngày do ngày phân phối 21/4/2023 bị xóa theo quy tắc thời gian. Tuy nhiên, việc VN-Index có 5 ngày phân phối sau ngày FTD nối đà (8/5/2023) trong thời gian 8-10 ngày giao dịch đang tạo cảnh báo rủi ro.

Admin trong thời gian qua khuyến nghị nhà giao dịch nên chốt lãi dần khi thị trường đang tăng giá và hạ tỷ trọng cổ phiếu xuống dưới 40%.

Thị trường có nhiều mã tăng giá nối dài sau khi breakout nền giá như DBC +5.3% nhờ giá heo tăng. DBC đã tăng +20% từ điểm breakout nền giá chiếc cốc tay cầm vào ngày 16/05/2023. Đây là vùng có khả năng bị chốt lãi. Hôm nay, leader DTD giảm nhẹ -0.6%. Team NĐT CANSLIM trong bản tin youtube đang cảnh báo khả năng điều chỉnh của các leader này. Tương tự BSI giảm -0.9%, PSH giảm -2.3%.

Khi các leader đầu sóng chạm kháng cự, dòng tiền chuyển hướng sang các cổ phiếu penny hoặc các cổ phiếu chậm tăng giá là dấu hiệu cần phải thận trọng.

KỲ VỌNG GỠ PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN, CỔ PHIẾU PENNY NHẢY MÚA

Thông tin pháp lý của Izumicity (Nam Long) và Aquacity (NVL) đang có hy vọng được tháo gỡ giúp các nhà đầu tư hy vọng về khả năng làm tan băng thị trường bất động sản.

Các cổ phiếu tăng trần ngày hôm nay phần nhiều liên quan đến nhóm bất động sản như TDH, CRE,LGL, DRH, DXS. Hoặc nhiều cổ phiếu tăng mạnh khác như VC7, VC3

CRE là đối tác chiến lược phân phối dự án Aquacity và Nova Phan Thiết. Việc các dự án của Novaland được tháo pháp lý mang tới hy vọng để CRE phục hồi trong thời gian tới. Tuy nhiên, Team NĐT CANSLIM cho rằng, CRE sẽ không sớm được hưởng lợi cho đến khi nào tình hình xây dựng tại Aquacity được nối lại. Chúng tôi đã có chuyến khảo sát thực tế tháng 5 tại KĐT Aquacity và gần như công trường đã ngừng xây dựng từ Q4.2022.

Một số cổ phiếu bất động sản nhỏ khác như EVG tiếp tục tăng trần. Đây là cổ phiếu Team NĐT CANSLIM đưea vào watchlist.

 THEO DÕI CỔ PHIẾU CỔ PHIẾU- UPDATE PHR, ACB, TPB

 Vì rủi ro thị trường chung, Team NĐT CANSLIM hạn chế mở vị thế trong thời gian này và ưu tiên chốt lãi dần.

Một số cổ phiếu trong watchlist vẫn có điểm mua ngày hôm nay. Cổ phiếu ACB +0.8% dù vậy cũng có điểm mua Pocket Pivot hôm nay và giữ trên điểm pivot 25,300 của mẫu hình VCP. Xem lại yếu tố cơ bản của ACB trong bản tin Nhịp Đập Thị Trường ngày 23/5/2023. Xem lại tại đây: https://elibook.vn/2023/05/23/nuoc-ngoai-tiep-tuc-ban-rong-vn-index-dieu-chinh.html/

 

Trả lời