NƯƠC NGOÀI TIẾP TỤC BÁN RÒNG, VN-INDEX ĐIỀU CHỈNH

Số ngày phân phối xuất hiện dày đặc trong 7 phiên giao dịch gần đây, tại ngưỡng kháng cự 1080 của VN-index đang cho thấy sự thận trọng của thị trường trước các thông tin quan trọng như Trần Nợ Công Mỹ hay đáo hạn Trái phiếu doanh nghiệp. Cổ phiếu PTB và ACB có điểm breakout nền giá trong phiên giao dịch hôm nay. Team NĐT CANSLIM khuyến nghị chốt lãi ở nhiều mã cổ phiếu, giảm tỷ trọng cổ phiếu đề phòng các rủi ro trong thời gian tới.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HÔM NAY

 Một tâm lý thận trọng hiện đang phủ lên TTCK toàn cầu trong phiên giao dịch hôm nay khi vấn đề Trần Nợ Công của Mỹ vẫn đang được thảo luận. Gần như các chỉ số chứng khoán đều vận động trái chiều trong biên độ hẹp.

Khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh bán ròng hơn 600 tỷ trong phiên giao dịch hôm nay. Chỉ số VN-Index vì thế chịu áp lực điều chỉnh trong phiên giao dịch hôm nay với sắc đỏ chiếm ưu thế. Số lượng cổ phiếu giảm cao gần gấp 2 lần số cổ phiếu tăng.

Chỉ số VN-Index chốt phiên giảm -0.45% với thanh khoản cao hơn phiên trước, tạo nên ngày phân phối. Không có nỗ lực rút chân nào và VN-Index đóng cửa gần đáy thấp nhất ngày. Chỉ số VN-Index tiếp tục có 6 ngày phân phối.

Vùng 1080 đang tạo ra kháng cự đối với VN-Index. Với 3 ngày phân phối xuất hiện trong vòng có 7 phiên giao dịch là một dấu hiệu đáng chú ý, cho thấy đang có dấu hiệu bán chốt hàng của dòng tiền tổ chức.

Tin đồn giảm lãi suất vẫn chưa trở thành hiện thực. Trong kỳ họp này của Quốc Hội, nhà đầu tư vẫn đang quan sát các động thái hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giảm lãi suất từ các nhà điều hành chính sách. Tại kỳ họp thứ 4 của Quốc Hội khóa XV diễn ra vào tháng 10-11.2022, TTCK Việt Nam đã tạo đáy và sau đó hàng loạt quyết sách hỗ trợ đã được ban hành. Các kỳ họp Quốc Hội thường diễn ra từ 20-22 ngày

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Việt Nam vẫn đứng ở mức thấp 3.13%, thấp nhất trong vòng 1 năm gần đây.

Một lần nữa, Team NĐT CANSLIM nhắc lại thông điệp được đưa ra trong vòng 2 tuần nay là hãy thận trọng vào thời điểm xuất hiện nhiều thông tin nhạy cảm như (1) Trần Nợ Công Mỹ hay (2) Thời Điểm Đáo Hạn Trái Phiếu Doanh Nghiệp Việt Nam sẽ cao điểm từ tháng 6.

Team NĐT CANSLIM chốt lãi ở một số cổ phiếu khi giá đang tăng nhằm hạ tỷ trọng cổ phiếu xuống dưới 40%. Một vài cổ phiếu vẫn có mức tăng điểm ấn tượng như PVS +2.8%, lên mức 29,500, vượt đỉnh tháng 8 năm ngoái, đồng thời rời xa vùng mua hợp lý từ điểm breakout mẫu hình Chiếc Cốc. Team NĐT CANSLIM hạ tỷ trọng ở PVS khi mức lợi nhuận đã trên 20%.

CTCK HSC ước tính dự án điện trị giá 320 triệu đôla với Orsted sẽ mang lại 224 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương 13% LNTT cả năm 2023. HSC cũng ước tính giá trị hợp đồng EPC trị giá 1.3 tỷ đôla cho PVS trong giai đoạn 2023-2026 khi dự án Lô B được triển khai. HSC kỳ vọng FID sẽ có vào cuối tháng 6 hoặc trong quý 3.2023. HSC đưa ra giá mục tiêu 37,000 đối với PVS, không thay đổi so với báo cáo trước đó.

Cổ phiếu CTR +2.8% và thiết lập đỉnh cao mới, tiếp tục rời xa điểm breakout mẫu hình Tam Giác. Thanh khoản vào cổ phiếu này khá tốt.

Một số cổ phiếu trong watchlist vẫn tăng giá tốt như TNG +2.6% nhờ lực mua cuối phiên, đi kèm thanh khoản khá tích cực. TNG vẫn giữ được EMA 21 ngày, sau điểm breakout Nền Giá Phẳng (Flat Base). TNG là điểm sáng hiếm hoi trong ngành dệt may khi đang có dấu hiệu hồi phục trong doanh số và lợi nhuận tháng 3 và tháng 4.

ACB và PTB là hai cổ phiếu cố gắng tạo điểm mua breakout nền giá trong phiên giao dịch hôm nay. Trong khi cổ phiếu ACB vẫn giữ trên điểm pivot, thì mức tăng +1.7% vào cuối phiên không giúp PTB có điểm breakout thành công. Sự kháng cự xuất hiện khi điểm breakout bị cản bởi MA200 ngày. Mặc dù vậy, khối lượng khá tích cực.

Sự tăng giá của PTB có thể đến nhờ hiệu ứng chi trả cổ tức tiền mặt 2,000 đồng/cổ phiếu (Ngày KHQ là 24/5/2023). Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của PTB không có sự nổi bật để hỗ trợ cho điểm breakout. Kết quả kinh doanh quý 1.2023 giảm -55% yoy, đạt 62.6 tỷ đồng, trong khi doanh số giảm -18% yoy.

Năm 2023, PTB đặt mục tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế cốt lõi (không bao gồm mảng BĐS) giảm -9% trong khi doanh thu tăng +6% nhờ mảng đá thạch anh tăng trưởng +36%. Tuy nhiên, mảng đá thạch anh còn đóng góp tỷ trọng nhỏ, chỉ tầm 10% doanh số. Nhu cầu từ mảng kinh doanh chủ lực là xuất khẩu gỗ sẽ giảm -10% do nhu cầu yếu. Công ty cho biết, có đủ backlog đơn hàng thực hiện đến tháng 7/2023. Đà tăng tưởng đang bị suy yếu.

Mặc dù vậy, PTB là một cổ phiếu có nền tảng cơ bản khá tốt. Mặc dù thiếu đi điểm hỗ trợ từ hoạt động kinh doanh nhưng PTB lại đang đề xuất mua lại 6.5 triệu cổ phiếu, chiếm 9.6% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Phương pháp CANSLIM luôn lưu ý các cổ phiếu có hành động mua cổ phiếu quỹ lớn (khoảng 10% số lượng cổ phiếu đan lưu hành).

Do chủ trương hạn chế mở mới vị thế vì lo ngại bức tranh thị trường chung, các điểm mua của ACB và PTB không được thực hiện. Trader chờ đợi thời điểm thị trường chung trở nên tích cực hơn để vào hàng.

Điểm sáng hôm nay ghi nhận một số cổ phiếu tiếp tục tăng giá tốt từ breakout nền giá như DBC +5.2%. Sóng vẫn xuất hiện ở một số cổ phiếu vốn hóa nhỏ, như HD6 +5%, hay SGR +3.8%, VC7+3.1%, CTI +5.49%. Việc dự án BOT Quốc Lộ 91 được mua lại tạo nên thông tin hỗ trợ cho CTI.

Báo cáo thường niên năm 2023 cũng cho biết CTI đã hoàn tất thủ tục để khai thác trở lại mỏ đá Thiện Tân 10, điều giúp CTI hưởng lợi từ Đầu Tư Công (xây sân bay Long Thành). Công ty dự kiến khai thác từ quý 3/2023

Kế hoạch lợi nhuận sau thuế của CTI năm 2023 là 81 tỷ đồng, giảm nhẹ -17% so với năm 2022. Sau năm 2022 không chia cổ tức, dự kiến kế hoạch chia cổ tức 2023 là 10% bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.

Mặc dù có nhiều chất xúc tác trong ngắn hạn, Team NĐT CANSLIM không đánh giá cao yếu tố cơ bản của CTI khi kế hoạch đầu tư các dự án năm 2023 lên tới hơn 1,000 tỷ đồng, lớn hơn cả vốn hóa của công ty hiện chỉ 783 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ vay dài hạn gấp 2 lần vốn chủ sở hữu tạo áp lực chi phí lãi vay cao, và hiệu suất kinh doanh kém (ROE chỉ 7% mả thôi)

CỔ PHIÊU CÓ TÍN HIỆU MUA- ACB

 ACB là điểm sáng đáng chú ý trong phiên giao dịch ngày hôm nay khi tăng +1.2% đi kèm với thanh khoản lớn. Đây là điểm breakout mẫu hình VCP qua bốn vòng thu hẹp (-11%; -9%;-6% và -3%),với điểm pivot=25,300.

Điểm breakout diễn ra với thông tin đây là vụ chuyển nhượng của Dragon Capital (tin đồn do HSC thực hiện). Một số tin đồn giá chốt deal ACB là 37,000 đồng/cổ phiếu mang tới một upside khá hấp dẫn.

Theo đánh giá của CTCK VCSC, giá mục tiêu của ACB được tăng thêm 2.4% lên 34,000 đồng/cổ phiếu do kỳ vọng lợi nhuận giai đoạn 2023-2027 tăng thêm 2.6%. Đồng thời VCSC nâng dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2023 thêm +4.4% lên mức 15,700 tỷ đồng (tăng +14.5% yoy). Việc chi phí dự phòng tín dụng giảm nhờ tác động của Thông Tư 02/2023 là yếu tố giúp lợi nhuạn tăng lên.

Trong khi đó, đánh giá mới nhất của CTCK KBSV đưa ra giá mục tiêu 30,000 đồng/cổ phiếu. KBSV dự phóng lợi ròng năm 2023 là 15,697 tỷ đồng, tương ứng +14.7% yoy. Như vậy, mức dự phóng lợi nhuận của KBSV và VCSC là khá tương đồng. KBSV kỳ vọng ngân hàng nhà nước sẽ nới room tín dụng lên +14% cho những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt như ACB. Mặc dù nợ nhóm 3 và nhóm 4 của ACB có tăng khá mạnh nhưng nợ xấu vẫn được kiểm soát dưới 1%.

Hiện định giá P/B của ACB là 1.35 lần, hơi thấp so với bình quân ngành là 1.5 lần, do đó mang lại cơ hội giao dịch cho cổ phiếu ACB.

Trong nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng, STB, sau đó là ACB và VIB là các mã cổ phiếu nằm trong watchlist của Team NĐT CANSLIM. Đây là các cổ phiếu có điểm tựa từ chất lượng tài sản và tăng trưởng lợi nhuận. Các lựa chọn hạng hai trong ngành ngân hàng là LPB, TCB và OCB.

CỔ PHIẾU THEO DÕI-VGS