Phiên đầu tiên của tháng 10 thị trường tỏ vẻ lưỡng lự chờ những thông điệp rõ ràng hơn về chính sách tiền tệ. Thị trường đang cố gắng đổi trụ sang nhóm ngành xuất khẩu, cảng biển, vận tải biển, bất động sản KCN…thay vì nhóm hưởng lợi chính sách tiền tệ như chứng khoán và bất động sản. Tuy nhiên, sự xoay tua vẫn còn yếu và thị trường cần thêm thời gian để tích lũy.
THỊ TRƯỜNG CHƯA THỂ SỚM KHỞI SẮC
Báo cáo PMI Việt Nam tháng 9 được công bố ngày hôm nay giảm xuống 49.7 điểm. Như vậy, tình hình sản xuất của Việt Nam lại yếu trở lại dưới ngưỡng quan trọng 50 điểm, sau khi đạt 50.5 điểm trong tháng 8. Theo S&P Global, nhu cầu và niềm tin kinh doanh tăng nhưng tình trạng dư thừa năng lực sản xuất dẫn tới giảm sản lượng và việc làm.
Điểm tích cực là số lượng đơn hàng mới tăng tháng thứ hai liên tiếp, mặc dù còn khá khiêm tốn.
Thị trường dường như cố gắng xoay sang câu chuyện của nhóm xuất khẩu. Các cổ phiếu thủy sản như ANV đóng cửa tím, VHC tăng +2.66%. Nhóm vận tải biển với PVP +2.08%, và VOS +1.5% nhờ giá dầu lên đỉnh 10 tháng.
Hôm nay cũng là ngày mà nhóm cổ phiếu đầu tư công và bất động sản KCN tiếp tục tạo ra diễn biến tích cực. HHV +4.76% và bảo vệ được MA50 ngày. C4G tăng +3.13%.
Tuy nhiên, điều mà các nhà đầu tư quan tâm lúc này là thông điệp về chính sách tiền tệ. Theo đánh giá của CTCK HSC, nhiều khả năng NHNN sẽ tiếp tục rút thanh khoản dư thừa bằng T-Bill để ổn định tỷ giá trong bối cảnh đồng USD tiếp tục tăng. HSC cũng giữ lập trường nới lỏng chính sách tiền tệ nhưng tạm dừng giảm lãi suất trong năm 2024.
Hôm nay, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Việt Nam tăng hơn 40 điểm cơ bản lên mức 2.86%. Lợi suất trái phiếu tăng sẽ tác động xấu đến thị trường chứng khoán trong nước.
Dẫu vậy, thị trường chứng khoán có vẻ như đang có dấu hiệu lực cung yếu dần. Chỉ số VN-Index hôm nay biến động trong biên độ hẹp với thanh khoản thấp. Chốt phiên VN-Index tăng 0.1% và HNX-Index tăng 0.16%. Thị trường tỏ ra khá cân bằng. Mặc dù số mã tăng nhỉnh hơn số mã giảm trên HOSE nhưng mức độ tăng giá của các cổ phiếu không qua mạnh.
Lịch sử thị trường chứng khoán thế giới thường hay tạo đáy lớn vào tháng 10. Năm 2022 cũng là ví dụ như thế. Trong khi đó, TTCK Việt Nam tỏ ra cân bằng hơn khi nhìn số liệu lịch sử. Có 12 lần chỉ trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm trong tháng 10 nhưng cũng có 11 lần giảm điểm.
Diễn biến thị trường tháng 10 trong 3 năm đại sóng 2020-2021 thường tăng mạnh nhưng lại giảm mạnh trong tháng 10 năm 2022, khi chính sách tiền tệ thay đổi.
CÁC NHÀ GIAO DỊCH HÀNH ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Biên độ giao dịch ngày hôm nay gần như nằm trọn trong biên độ giá ngày thứ sáu. Hay nói cách khác, đây lại là một thanh giá Inside Bar, thể hiện sự lưỡng lự cảu thị trường. Thanh khoản thấp hơn, dòng tiền chưa vào cho thấy rõ tâm lý chờ đợi một xu hướng rõ ràng hơn.
—Còn tiếp
Tham gia ELibook Trader để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo: 0977.697.420 (HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ KHÓA HỌC)