Yên Nhật chạm ngưỡng quan trọng 150, liệu BOJ có can thiệp?

Các nhà giao dịch bối rối khi đồng tiền tăng mạnh sau khi phá vỡ ngưỡng tâm lý quan trọng 150, vốn được thị trường theo dõi chặt chẽ.

Đồng yên đã giảm xuống dưới mức 150 yên/đô la Mỹ lần đầu tiên trong gần một năm vào thứ ba trước khi phục hồi mạnh mẽ, khiến các nhà giao dịch bối rối về việc liệu các nhà chức trách Nhật Bản có sẵn sàng can thiệp hay không?

Chỉ trong vài phút sau khi vượt qua ngưỡng 150 yên, đồng yên đã đảo chiều mạnh mẽ, giảm mạnh xuống 147.37 yên trước khi ổn định ở mức khoảng 149 yên. Tốc độ và mức độ của các chuyển động giá này đã khiến cho các nhà đầu tư thắc mắc liệu các nhà chức trách có can thiệp hay không, hoặc sẽ có hành động để hỗ trợ đồng yên lần đầu tiên kể từ cuối năm 2022.

Các nhà giao dịch cho biết, cú tăng mạnh mẽ của ngày thứ ba có khả năng là do việc đáo hạn các quyền chọn ngoại tệ ở mức 150 yên – một sự kiện mà các nhà phân tích tại JPMorgan ở Tokyo đã cảnh báo trước đó có thể tạo ra biến động mạnh.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki tuần này dường như đã hướng dẫn thị trường tránh xa ý tưởng rằng, mức chính xác 150 yên sẽ tự động kích hoạt can thiệp trực tiếp, nói với các phóng viên rằng “mức tiền tệ sẽ không phải là yếu tố quyết định việc liệu có can thiệp hay không“, và thêm rằng “mức độ biến động giá mới là điều quan trọng”.

Đồng yên đã giảm so với đồng đô la trong suốt phiên giao dịch  thứ ba, với việc các nhà giao dịch thử nghiệm sức mạnh của sự can thiệp bằng lời nói của các nhà chức trách Nhật Bản.

Đồng yên đã được giao dịch ở mức thấp nhất là 150.16 yên/đô la vào thứ ba, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Nhật Bản tăng lên 0.786% trước khi giảm nhẹ trở lại.

Tuy nhiên, sự phục hồi của đồng yên vào thứ ba nhỏ hơn nhiều so với các lần tăng trước đây, mà dẫn đến sự can thiệp của chính phủ, cho thấy việc Ngân hàng Nhật Bản không có khả năng mua trái phiếu từ Bộ Tài Chính.

Khi họ can thiệp vào tháng 9 và tháng 10 năm ngoái, họ đã can thiệp 3 lần với quy mô khá lớn. Và trong những lần can thiệp đó, cặp USD/JPY đã có những biến động giá rất lớn. Biến động giá mà chúng ta thấy hôm nay chỉ bằng một phần nhỏ so với những gì chúng ta đã thấy trong quá khứ khi có sự can thiệp”, ông Alan Ruskin, chiến lược gia quốc tế trưởng tại Deutsche Bank, cho biết.

Đồng tiền này đã suy yếu kể từ tháng 1 do chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản ngày càng được nới rộng, nơi lãi suất vẫn ở mức rất thấp theo chính sách tiền tệ siêu lỏng của ngân hàng trung ương Nhật Bản.

Các nhà chiến lược tiền tệ đã nói trong những ngày gần đây rằng Bộ Tài chính Nhật Bản sẽ muốn tránh can thiệp nếu có thể, vì động thái như vậy sẽ nhạy cảm về mặt chính trị và sự gia tăng lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ khiến việc hỗ trợ đồng tiền ngày càng tốn kém.

“Bây giờ có vẻ như nỗi sợ can thiệp đang giúp đỡ họ rất nhiều”, bà Jane Foley, người đứng đầu chiến lược FX tại Rabobank, cho biết. “Ngay khi họ can thiệp, nó gần như giống như họ đã lộ bài.”

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm đã đạt mức cao nhất 16 năm vào thứ Ba ở mức 4.89%. Chênh lệch – hay khoảng cách – giữa chi phí vay 30 năm của Nhật Bản và Mỹ đã tăng lên 3.13 điểm phần trăm, mức cao nhất kể từ năm 2003.

Trả lời