Thị trường chứng khoán tiếp tục bán tháo vào thứ sáu, với phe gấu rõ ràng nắm quyền kiểm soát phiên giao dịch ngày hôm đó. Giờ đây, các nhà đầu tư phải lo lắng về một loạt các báo cáo thu nhập của Big Tech và dữ liệu lạm phát quan trọng trong tuần tới.
Chỉ số Nasdaq Composite bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong số các chỉ số chính, giảm 1.5%. Chỉ số công nghệ này đã mất nhiều điểm hơn so với đường trung bình động MA 50 ngày của mình và nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, nó có thể sớm kiểm tra đường trung bình động MA200 ngày. Mặc dù đã mất đi một phần đáng kể lợi nhuận của mình, nhưng nó vẫn tăng khoảng 25% cho đến nay trong năm 2023.
Chỉ số S&P 500 cũng có một phiên giao dịch đau đớn, giảm 1.3%. Nó đã giảm xuống dưới đường trung bình động MA200 ngày nhưng vẫn đủ gần với ngưỡng kỹ thuật để nó vẫn được coi là một tín hiệu nhiễu. Chỉ số này vẫn tăng hơn 10% trong năm nay.
Số lượng cổ phiếu giảm giá vượt quá số lượng cổ phiếu tăng giá hơn 2 lần trên cả Sàn giao dịch chứng khoán New York và Nasdaq.
Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones đã giữ được mức tốt hơn các chỉ số khác, giảm 0.9%. Tuy nhiên, nó có thể sớm kiểm tra mức đáy gần đây. Merck (MRK) là công ty hoạt động tốt nhất trong khi American Express (AXP) và Salesforce (CRM) là những công ty giảm giá mạnh nhất.
Cổ phiếu vốn hóa nhỏ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, với chỉ số Russell 2000 trượt giảm 1.3%. Chỉ số này đã tạo mức đáy mới trong năm và vẫn thấp hơn nhiều so với đường trung bình động MA 200 ngày. Và cổ phiếu tăng trưởng đã bị phe gấu nghiền nát, khi ETF Innovator IBD 50 (FFTY) giảm mạnh 2%.
Với việc Nasdaq hiện đang ở dưới mức đáy của ngày FTD (bùng nổ theo đà) ngày 6 tháng 10, triển vọng thị trường đã chuyển sang “thị trường ở trong xu hướng giảm (market in correction)”. Tỷ trọng cổ phiếu được khuyến nghị vẫn ở mức 0% đến 20%. Tình trạng bán quá mức hiện tại có nghĩa là một sự phục hồi kỹ thuật có thể xảy ra vào tuần tới, nhưng rủi ro vẫn ở mức cao bất kể thế nào.
Dữ liệu lạm phát và thu nhập của Big Tech sắp tới
Tuần tới chứa đựng một số rủi ro đối với thị trường chứng khoán, mặc dù tất nhiên vẫn có khả năng tăng giá nếu các diễn biến có chiều hướng tích cực.
Một loạt dữ liệu kinh tế sẽ được công bố. Mặc dù GDP quý ba sẽ là một dữ liệu đáng chú ý vào thứ Năm, với một số nhà kinh tế dự kiến tăng trưởng 4.5%, nhưng một số dữ liệu lạm phát quan trọng cũng sẽ được công bố.
Quan trọng hơn, Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) sẽ được công bố vào thứ Sáu. Core PCE, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, được dự báo sẽ tăng 3.7% so với năm trước.
Ngoài ra, còn có một loạt báo cáo thu nhập của Big Tech được công bố. Các công ty lớn dự kiến báo cáo bao gồm Microsoft (MSFT), công ty mẹ của Facebook là Meta Platforms (META) và công ty mẹ của Google là Alphabet (GOOGL). Những báo cáo này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc liệu thị trường chứng khoán có thể thoát khỏi tình trạng suy thoái hiện tại hay không.
Các nhóm thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
Tất cả các nhóm ngành thuộc S&P 500 đều đóng cửa trong vùng tiêu cực. Năng lượng và công nghệ là những nhóm ngành chịu tổn thất lớn nhất trong khi hàng tiêu dùng thiết yếu và y tế giữ được mức tốt nhất.
Hiệu suất tương đối của các nhóm ngành IBD đã cung cấp thêm thông tin chi tiết về cách các cổ phiếu hoạt động trên thị trường chứng khoán hôm nay.
Cổ phiếu năng lượng mặt trời, phần cứng máy tính và các ngân hàng siêu khu vực đều gặp khó khăn trầm trọng. Các nhà sản xuất ô tô tiếp tục tụt hậu khi Tesla (TSLA) giảm 3.7%. Công ty do Elon Musk lãnh đạo đã giảm gần 16% trong tuần và hiện đang ở dưới đường trung bình động 200 ngày.
Ngược lại, nhóm tạp chí truyền thông, cổ phiếu cơ sở hạ tầng viễn thông, chăm sóc dài hạn và nhà sản xuất nhà di động đều có phiên giao dịch mạnh mẽ.