Các vướng mắc
:— Chúng tôi cho rằng vướng mắc lớn nhất dự án đến từ việc thống nhất giá và sản lượng bán khí-điện hạ nguồn. Giá bán khí cho dự án vào khoảng 13.8 USD/mmBTU, cao hơn 2-3 lần so với giá bán tại các mỏ hiện tại. Mức giá bán khí này quy sang giá bán điện sẽ tương đương khoảng 2,400 đồng/kWh, cao hơn 20% so với giá điện bình quân.
— Nếu Chính phủ giao EVN cam kết tiêu thụ hết sản lượng điện và không điều chỉnh giá bán khíđiện hạ nguồn thì EVN sẽ thua lỗ. Ngược lại, nếu điều chỉnh giảm giá khí và tăng giá bán điện thì khả năng dự án sẽ không đạt hiệu quả kinh tế và sẽ gây ra tổn thất cho PVN. Lưu ý rằng PVN dự kiến sẽ cần thuyết phục các ngân hàng nước ngoài để huy động khoảng 1.5 tỷ USD cho dự án do Chính phủ không phát hành Bảo lãnh Chính phủ. Vì vậy, tính hiệu quả của dự án sẽ là điều kiện tiên quyết để PVN nhận được cam kết đầu tư. Từ các lý do trên, chúng tôi duy trì quan điểm rằng tiến độ xin Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) cho dự án Lô B Ô Môn
có thể chậm trễ đến giữa năm 2024 do vấn đề cốt lõi khó có thể được giải quyết trong thời gian ngắn.
Tiến triển:
— Trong tháng 9/2023, PVN đã ban hành nghị quyết nhằm tháo gỡ cho dự án. Theo đó, PVN sẽ được phép thực hiện trao thầu hạn chế (LLOA) cho gói thầu EPCI 1 (thiết kế, xây dựng, lắp đặt cụm giàn công nghệ trung tâm, giàn nhà ở) với ngân sách phê duyệt trong 6 tháng tới. Trong trường hợp FID vẫn chậm trễ trong 6 tháng tới, một Thỏa thuận sẽ được đàm phán trong lúc thực hiện LLOA, trong đó sẽ cho phép PVN được triển khai tiếp dự án và có cơ chế hoàn trả lại PVN phần chi phí đã bỏ ra trong giai đoạn đó. Do vậy, dự án có thể được thực hiện ngay trong quý 4/2023 mà không cần phải hoàn toàn phụ thuộc vào tiến trình xin FID như trước.