Khối ngoại bán mạnh đến 1,500 tỷ đồng khiến các cổ phiếu blue chip giảm mạnh. Chính HPG, VNM, VPB, VCB, VHM..những cái tên bị khối ngoại bán mạnh tay là nguyên nhân kéo thị trường đi xuống, xóa nhòa nỗ lực đỡ giá của BCM và nhóm dầu khí.
ẨN SỐ TỪ KHỐI NGOẠI
Tâm điểm bán của khối ngoại là những cái tên tuổi lớn của TTCK Việt Nam như HPG, VHM, VCB, VNM…Chính vì vậy, chỉ số VN30 và VN-Index giảm khá mạnh, lần lượt là -0.61% và -0.41%. Trong khi đó, HNX-Index xanh nhẹ +0.1%.
Từ đầu năm đến nay, khối ngoại bán ròng gần 15,000 tỷ, trong đó có chuỗi bán ròng 8 tháng liên tiếp, tiêu biểu ở cá cổ phiếu EIB (hơn 4 nghìn tỷ), MWG (hơn 3 nghìn tỷ), VPB (hơn 2 nghìn tỷ)…
Hoạt động bán ròng của khối ngoại đang làm cản trở con đường hồi phục của năm 2023. Mặc dù hoạt động giao dịch của khối ngoại chỉ chiếm 10% giá trị giao dịch toàn thị trường, nhưng việc đánh mạnh vào các mã lớn làm ảnh hưởng đến chỉ số và tâm lý thị trường chung.
Lý do bán ròng của khối ngoại được giải thích bởi sự e sợ rủi ro tỷ giá, đặc biệt tại các tháng 8, 9 và 10 khi đôla tăng mạnh trên thị trường quốc tế. Nhưng ngay cả khi tỷ giá ổn định hơn trong tháng 11, thì khối ngoại cũng bán ròng mạnh tay không kém. Điều này có nghĩa là, khối ngoại vẫn còn lo lắng về vấn đề tỷ giá USD/VND. Hôm nay, tỷ giá tự do tăng nhẹ 28 đồng, tiếp tục ổn định quanh mức 24,278.
Sự bền bĩ của kinh tế Mỹ và lãi suất vẫn neo cao ở vùng 5%/năm, dẫn tới chênh lệch lãi suất âm với VND, đang khiến dòng tiền rút ra khỏi các thị trường cận biên và mới nổi, trong đó có Việt Nam.
Sâu xa hơn, khối ngoại vẫn đang lo ngại đến các rủi ro của lĩnh vực bất động sản đến các cổ phiếu ngân hàng, vốn là lĩnh vực ưa thích của các quỹ ETF và khối ngoại. Sự điều chỉnh của cổ phiếu ngân hàng đang kìm hãm đà tăng của chỉ số VN-Index. Lĩnh vực ngân hàng rất nhạy cảm với nợ xấu bất động sản, bộ đệm dự phòng của nhóm này dang bào mòn.
Các quỹ ETF đã ghi nhận dòng vốn rút ròng khỏi Việt Nam đạt 4,425 tỷ đồng trong riêng quý III/2023, khiến dòng vốn vào ròng trong 9 tháng năm 2023 chỉ còn 415 tỷ đồng.
Như một vòng xoáy lẩn quẩn, chính các cổ phiếu ngân hàng cũng như các Blue Chip yếu khiến hiệu suất đầu tư kém hơn cả GỬI TIỀN TIẾT KIỆM. Điều này khiến các quỹ bị rút ròng trên thị trường nước ngoài và làn sóng bán cổ phiếu tại Việt Nam để hoán đổi càng kìm hãm giá cổ phiếu.
Một ví dụ tiêu biểu là trường hợp của SSIAM VNFinlead ETF. Tính riêng từ đầu tháng 11, ETF này đã bị rút ròng hơn 800 tỷ đồng qua đó nâng tổng giá trị rút ròng từ đầu năm lên gần 1,500 tỷ. Con số này đẩy SSIAM VNFinLead ETF vào nhóm quỹ hoán đổi bị rút vốn mạnh nhất thị trường. Xu hướng trái ngược hoàn toàn với năm ngoái khi ETF này hút ròng hơn nghìn tỷ. Xem thêm: https://cafef.vn/vi-sao-quy-etf-tap-trung-vao-co-phieu-chung-khoan-ngan-hang-bi-rut-von-manh-188231128233143633.chn
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG HÔM NAY.
Thanh khoản của chỉ số VN-Index thấp hơn phiên trước giúp tránh được ngày phân phối. Tuy nhiên, nhìn chung với thanh khoản 17 nghìn tỷ ở HOSE cho thấy dòng tiền vẫn đang đổ vào TTCK Việt Nam.
Sự phân hóa đang diễn ra, trong khi ngân hàng và các blue chip hoạt động kém thì các midcap đang có hiệu suất sinh lợi vượt trội.
Các cổ phiếu dầu khí hôm nay tăng điểm khá tốt vào đầu phiên nhưng cuối phiên bị thu hẹp. PVD trong phiên tăng +3% nhưng cuối phiên đóng cửa giảm, PVS tăng gần 4% thì cuối phiên chỉ còn đóng cửa tăng +1.78%.
Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hoạt động tốt hơn. PSH đóng cửa trần, PVC, PVB lần lượt tăng +2.24% và +4.58%.
Số cổ phiêu giảm gấp 2 lần 2.5 lần số cổ phiếu trên HOSE.
Điểm sáng hôm nay là họ nhà Becamex như BCM, IJC đóng cửa tăng trần.
NHÀ ĐÀU TƯ NÊN LÀM GÌ?
Sau phiên breakout bùng nổ, một phiên điều chỉnh nhẹ không làm thay đổi triển vọng thị trường. Mặc dù hoạt động bán ròng của khối ngoại đang là một biến số thách thức đối với sự đi lên của bò tót, nhưng nhìn chung cần phải quan sát xem tự doanh và khối nội có cân được hay không.
—Còn tiếp
Tham gia ELibook Trader để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo: 0977.697.420 (HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ KHÓA HỌC)