BIẾN ĐỘNG TRONG BIÊN HẸP, THỊ TRƯỜNG TRƯỜN BÒ ĐI LÊN TRONG NGHI NGỜ?

Với cuộc họp FOMC diễn ra vào ngày 12-13 tháng 12 (giờ Mỹ), thị trường đang giao dịch chậm lại chờ đợi thông tin quan trọng. Dữ liệu CPI Mỹ tháng 11 cũng là biến số quan trọng khác cần chú ý. Bên cạnh đó là chuyến viếng thăm của chủ tịch Tập Cận Bình đến Việt Nam, review ETF quý 4…

QÚA TRÌNH HẤP THỤ NGUỒN CUNG TREO LƠ LỬNG TRÊN ĐẦU

 Thị trường đang diễn biến theo đúng kịch bản mà chúng tôi thảo luận trên kênh Yotube cuối tuần trước. Xem thêm:

Chỉ số VN-Index hôm nay đóng cửa đi ngang +0.09% trong biên độ hẹp chỉ 5 điểm. Đây gần như là một thanh giá Inside bar thứ hai liên tiếp, sau biến động mạnh mang tính rũ bỏ vào ngày thứ năm tuần trước. Thanh giá Inside Bar thể hiện sự do dự, lưỡng lự và hoài nghi.

Thị trường đang hoài nghi về kịch bản đi lên khi nhiều sự kiện quan trọng đang xuất hiện. Trong cuộc họp cuối cùng của năm 2023, chủ tịch Powell đang gặp bài toán khó giữa việc “kiên định chống lạm phát” hay “hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế”.

Thị trường đang mất niềm tin vào chủ tịch Powell. Hãy nhớ trong bài bình luận vào ngày thứ 6 cách đây hai tuần. Những bình luận diều hâu của Powell về việc “chưa nghĩ tới kịch bản giảm lãi suất” không khiến nhà đầu tư thôi kỳ vọng về việc sớm cắt giảm lãi suất vào tháng 3 năm tới.

Thị trường đang phân hóa về kỳ vọng cắt giảm lãi suất. Theo khảo sát của Financial Times, trong khi các nhà kinh tế học cho rằng FED sẽ kiên quyết neo giữ lãi suất cao 22 năm cho đến ít nhất tháng 7 năm tới, thì các thị trường tài chính như vàng, bitcoin, chứng khoán, trái phiếu…đang hàm ý khả năng cắt giảm lãi suất tới 5 lần (tổng cộng 1.5%) và bắt đầu từ tháng 3 năm tới.

Đọc thêm: http://www.chiemtinhtaichinh.com/2023/12/dieu-hau-mohamed-el-erian-thi-truong.html

http://www.chiemtinhtaichinh.com/2023/12/financial-times-cac-nha-kinh-te-du-oan.html

Nhà kinh tế học El Erian nói rằng, đây là một rủi ro vì nếu như thị trường dồn ép FED quá mức, họ sẽ hành động theo hướng ngược lại.

Vì vậy, liệu Powell sẽ bình luận như thế nào trong cuộc họp FOMC trong tuần này sẽ là điều đáng chú ý. Liệu thị trường có tiếp tục phớt lờ Powell? Hay Powell sẽ kiên định lập trường của mình?

Thị trường đầu cơ sinh ra trong sự ảm đạm, lớn lên trong sự hoài nghi”. Chỉ số VN-Index đã tăng +6.4% trong tháng 11 trong cuộc hoảng loạn do lo ngại SBV thay đổi chính sách tiền tệ sang hướng thắt chặt (phát hành T-Bill) khi Powell kiên định với lập trường giữ “lãi suất cao hơn, trong thời gian dài hơn”. Xu hướng tăng điểm vẫn tiếp tục trong tuần đầu của tháng 12, với “cú breakout” thoát khỏi kênh giảm giá của ba tháng trước đó.

VN-Index đã tăng +2% trong tuần trước với thanh khoản tăng vọt. Giờ đây, chỉ số này đang đóng cửa ở mức 1125.5 điểm trong phiên đầu tuần, và đối diện với nguồn cung treo lơ lửng trên đầu (supply overhead) từ 1130-1160. Bò tót muốn đi lên, phải hấp thụ (absorption) nguồn cung này.

Các dấu hiệu để cho thấy quá trình hấp thụ đang diễn ra tốt là:

  • Các mức hỗ trợ tăng dần lên.
  • Khối lượng tăng lên quanh vùng đỉnh của khu vực hấp thụ.
  • Không có cú đạp nối đà
  • Ở phía bên phải của vùng hấp thụ, giá có xu hướng ép vào đường kháng cự mà không lùi bước.
  • Trong một vài trường hợp, khu vực hấp thụ sẽ được kết thúc bằng cú spring.
  • Những cú upthrust nhỏ trong giai đoạn hấp thụ thất bại tạo ra cú gãy đổ.

Nhìn lại diễn biến hôm nay, cả ba chỉ số đều đi ngang trong biên độ hẹp. VN30 +0.22% và HNX-Index +0.07%. Không chỉ blue chip mà cả midcap, penny đều đang chững lại. Thanh khoản phiên hôm nay thấp hơn phiên trước. Đây chính là dấu hiệu của quá trình hấp thụ mà tôi đề cập, nhất là diễn ra khi các thông tin quan trọng đang ở phía trước.

Nhiều khả năng kịch bản này còn tiếp tục trong vài phiên nữa. Chúng tôi nghi ngờ những cú spring hoặc breakout ở vùng hấp thụ sẽ xuất hiện sát kỳ nghỉ Nô En, khoảng ngày 21 hoặc 22 tháng 12 (tức tuần sau nữa).

 “KẺ PHÁ BĨNH KỲ VỌNG”, “ĐỪNG CHỐNG LẠI SBV” VÀ DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG HÔM NAY

Một rủi ro hiện nay là sự bán ròng liên tục của khối ngoại. Hôm nay, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 460 tỷ. Tuy nhiên, quan điểm của tôi cho rằng, hành động giá của VN-index là manh mối quan trọng lực bán của khối ngoại có được “cân” hay không. Cho đến nay, các Inside bar cho thấy mọi thứ vẫn đang khá ổn.

Câu chuyện tăng giá cuối năm, Santa Clauss Rally, vẫn đang âm thầm diễn ra với sự hỗ trợ của (1) SBV đẩy mạnh bơm tín dụng và (2) Game tăng vốn cuối năm.

“Đừng chống lại SBV” khi ngân hàng nhà nước đang cho thấy quyết tâm cao độ sẽ đẩy tăng trưởng tín dụng và bơm tiền trong tháng cuối năm. Chỉ trong 1 tuần cuối cùng của tháng 11, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng thêm gần 1%, từ 8.21% lên 9.15%.

Trong khi đó câu chuyện tăng vốn vẫn là động lực tăng giá của nhiều cổ phiếu. Cổ phiếu HAG vẫn tím trong phiên hôm nay. Với một doanh nghiệp đang có hơn 8,000 tỷ nợ vay, HAG đang có động lực lớn để tăng vốn nhằm tái cấu trúc lại tài chính. HAG là một mã cổ phiếu đầu cơ và việc nhà đầu tư có tham gia vào “game tăng vốn” này hay không tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro.

Trong khi đó, các cổ  phiếu leader đang phải “ kẻ phá bĩnh kỳ vọng” từ thứ năm tuần trước, đặc biệt là ở nhóm chứng khoán. Diễn biến hôm  nay cho thấy nhóm này đang trụ lại khá tốt. Các cổ phiếu như VND, SSI, SHS, CTRS, VCSI, FTS, BVS, BSI đều xanh nhẹ dù mức tăng chưa tới 1%. Chúng vẫn giữ trên EMA 21 ngày và MA50 ngày để duy trì sự bảo vệ cho nền giá.

Thậm chí HCM còn +3.23% khi được chấp thuận tăng vốn thêm gần 2,800 tỷ. Thanh khoản tăng mạnh ở cổ phiếu này. Cổ phiếu vượt qua điểm mua 30,800 để tạo điểm breakout của mẫu hình 3C. Cố thể HCM sẽ trở lại vai trò dẫn dắt trong đợt tăng giá tới của nhóm ngành chứng khoán.

Sau khi nhóm midcap và penny có hiệu suất tăng khá tốt trong tháng 11, chúng tôi chờ đợi câu trả lời từ nhóm blue chip. Một thị trường tăng giá khó xảy ra khi các trụ cột không tăng trở lại. Một số Blue Chip hiện nay đang trở thành “laggard (tụt hậu)” như MWG và họ nhà Vin.

MWG sau khi tăng giá mạnh hơn 4% vào cuối tuần trước cùng với thanh khoản lớn, giành lại MA50 ngày thì giảm nhẹ -0.2% trong ngày thứ hai với thanh khoản thấp. Khả năng đây chỉ là sự nghỉ ngơi tạm thời. Có vẻ như thị trường đang kỳ vọng MWG sẽ chạm đáy chu kỳ kinh doanh.

Một cổ phiếu laggard khác như MSN cũng tăng giá nhẹ +1.96%, nối tiếp đà tăng mạnh của thứ 6 tuần trước, giành lại MA50 ngày. Cũng giống như MWG, cổ phiếu MSN cũng đang gặp phải khó khăn trong chu kỳ kinh doanh. Thị trường có vẻ như đang kỳ vọng chạm đáy chu kỳ kinh doanh ở nhiều cổ phiếu.

Trong khi các cổ phiếu leader tạm nghỉ ngơi, hấp thụ nguồn cung treo lơ lửng trên đầu, do “kẻ phá bĩnh kỳ vọng” gây ra, thì các cổ phiếu laggard có thể nhận được sự quan tâm của dòng tiền. Tôi cho rằng kịch bản laggard sẽ còn tăng giá trong thời gian thị trường chung hấp thụ vùng cung 1130-1160.

Chuyến thăm của chủ tịch Tập Cận Bình sang Việt Nam có thể mở ra một số cơ hội đầu tư. Trung Quốc khá quan tâm đến vấn đề đất hiếm của Việt Nam và cả Mỹ cũng vậy. Trung Quốc và Mỹ đang có một cuộc chiến xung quanh vấn đề chất bán dẫn và đất hiếm. Việt Nam là một những quân cờ trong sự đụng độ này.

Họ nhà Vin được cho là có sự kiểm soát nhất định với đất hiếm. Thậm chí, một số chuyên gia Phố Wall đang đánh giá tích cực hơn về Vinfast và đưa ra khuyến nghị mua. Xem thêm: 

Thị Trường Chứng Khoán Tăng Sau Báo Cáo Việc Làm; Chờ đợi cuộc họp FOMC

Có lẻ điều này đang giúp họ nhà Vin tích cực hôm nay. VHM +3.46%, VIC ++2.56% trở thành hai đầu kéo quan trọng của thị trường chung. Cổ phiếu VRE cũng tăng giá nhẹ +1.28%.

NHÀ ĐẦU TƯ NÊN TẬP TRUNG VÀO CỔ PHIẾU LEADER

Đây là tuần thứ năm kể từ ngày FTD và thị trường chung đang diễn ra sự hấp thụ vùng cung 1130-1160 trong sự hoài nghi. Theo quan điểm của Elibook Team, khung thời gian vàng sau ngày FTD đang đi vào đoạn cuối, và sau khi đã giải ngân tỷ trọng cổ phiếu 135% (sử dụng margin), nhà giao dịch nên chững lại để chờ thêm tấm đệm lãi.

—Còn tiếp

Tham gia ELibook Trader để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo: 0977.697.420 (HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ KHÓA HỌC)

Trả lời