NGÂN HÀNG ĐẨY THỊ TRƯỜNG TĂNG MẠNH TRƯỚC FOMC.

Phiên giao dịch ngày hôm nay dù đối diện với lượng cung hơn 1.7 tỷ cổ phiếu (trị giá hơn 43,000 tỷ) của ngày thứ hai về tài khoản nhưng đã tạo tâm lý tích cực nhờ lực đẩy của cổ phiếu ngân hàng. Cổ phiếu VIB tím, thiết lập đỉnh cao hơn 2 năm. Ngày thứ 5, tin tức FOMC và đáo hạn phái sinh sẽ có những tác động đến thị trường.

NGÂN HÀNG VẪN LÀ LEADER

Thị trường đang cho thấy sức mạnh bền bĩ của một thị trường bò tót. Vào thời điểm cần chứng tỏ sức mạnh khi bị lực cung của ngày giảm điểm mạnh vào thứ 2 đổ dồn về ngay tại đường trung bình di động EMA 21 ngày, nhóm ngân hàng đã lên tiếng kịp lúc.

Các chỉ số chính đều tăng điểm mạnh và đóng cửa ở mức cao nhất ngày, đi kèm với thanh khoản cải thiện so với ngày hôm trước thể hiện sự tự tin trước cuộc họp FOMC. Cụ thể, VN-Index tăng +1.42%, VN30 tăng +1.97% do tỷ trọng nhóm ngân hàng cao hơn. Dòng tiền lan tỏa đều cả midcap khi HNX-Index cũng tăng +0.79%.

Ngân hàng hôm nay là đầu kéo chính của thị trường. Riêng bộ 7 mã cổ phiếu BID-TCB-CTG-MBB-VCB-VIB đã đóng góp hơn 9 điểm trong 17.6 điểm tăng của VN-Index, tức chiếm hơn 50% mức tăng điểm số của thị trường chung.

Cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò dẫn sóng trong hai tháng đầu năm 2024, khi VN-Index bứt tốc từ vùng 1160 điểm lên 1,200 điểm. Vào giữa tháng 2, nhóm cổ phiếu ngân hàng chững lại, nghỉ ngơi, kéo về MA50 ngày hoặc EMA 21 ngày để tích lũy, đưa dòng tiền trở lại nhóm midcap.

Quá trình đó diễn ra một cách trật tự đi kèm với thanh khoản thấp, biên độ giá hẹp. Và đó chính là cách một loạt các cổ phiếu leader như ACB +2.42%, MBB +4.09%, VIB tím,  TCB +4.96%….đang diễn ra. Hành động giá này cho thấy vai trò leader của ngành lớn đối với chỉ số thị trường chung.

Nhưng hôm nay là phiên giao dịch mà dòng tiền lan tỏa khá đều chứ không bị tập trung ở ngân hàng như lần trước. Đây chính xác là điều mà một thị trường bò tót cần. Một độ rộng lớn hơn.

Các điểm breakout nền giá gần đây vì thế vẫn hoạt động tốt. Ví dụ, nhóm bất động sản dân cư nổi sóng gần như có TCH +5.65% và rời xa nền giá Chiếc Cốc Tay Cầm. Thanh khoản lớn củng cố cho xu hướng tăng. Các cổ phiếu bất động sản dân cư khác breakout nền giá cách đây vài ngày hôm nay cũng tăng giá trở lại. Cụ thể DIG +1.67%, trong khi PDR +0.17%.

Tương tự, các cổ phiếu PVT +1.4%, VGC +2.46%, GIL +1.62%, VCS +1.02%, DGW +2.49% chỉ có  TV2 -1.52%; DPR -0.75%, PTB -1.22%. Đây là các cổ phiếu có tên trong danh sách “Breakout Today” trong hơn 2 tuần qua.

Chất lượng hoạt động của các điểm breakout nền giá sẽ cho thấy sức mạnh của thị trường bò tót. Và cho đến nay, danh sách “Breakout Today” vẫn gần như xuất hiện khá đều đặn mỗi ngày và các cổ phiếu duy trì sự tăng giá.

Mối quan ngại về khả năng xuất hiện mẫu hình hai đỉnh đang tạm thời lắng xuống khi VN-Index bảo vệ được EMA 21 ngày. Tuy nhiên, cần tập trung quan sát các biến động bất ngờ trước cuộc họp FOMC.

NHÀ ĐẦU TƯ NÊN LÀM GÌ TRƯỚC THỜI ĐIỂM FOMC?

Nên tránh giao dịch năng động tại thời điểm tin quan trọng xuất hiện là lý do Elibook Team ít khuyến nghị mua vào phiên tăng điểm của ngày thứ tư, nếu như nhà đầu tư không có một vị thế tốt với tấm đệm lãi để phòng vệ.

Điều này là do Elibook Team chủ động cho gom cổ phiếu vào ngày thứ hai và thứ ba, khi thị trường chung giảm điểm đẩy các cổ phiếu về vùng hỗ trợ mạnh. Tỷ trọng cổ phiếu vì thế được nâng tỷ 79% lên 92%.

Trong đó, gom các cổ phiếu ngân hàng như ACB, VIB, MBB, hay các cổ phiếu bán lẻ như DGW. Các cổ phiếu khác trong danh mục như IDC, CTD, TCH cũng được khuyến nghị mua (xem lại lịch sử trên room zalo). Phiên tăng giá của ngày thứ tư giúp các điểm mua tại vùng hỗ trợ tạo ra lợi nhuận, cung cấp thêm tấm đệm trước cuộc họp FOMC.

Nhìn chung các thị trường khá yên ổn sau trước cuộc họp của FED. Vietnam Bond Yield kỳ hạn 10 năm tăng nhẹ gần 2 điểm cơ bản lên mức 2.64%. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do tăng nhẹ 30 đồng ở chiều bán ra, lên 25,580.

Chỉ số DXY tăng nhẹ +0.41% lên 104.02. Đồng Yên  Nhật vẫn không có nhiều biến động mặc dù BOJ vừa công bố nâng lãi suất lên 0-0.1% từ mức -0.1%, chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm. Quyết định của BOJ không gây tác động mạnh lên thị trường vì chưa có thông điệp họ sẽ tiếp tục nâng lãi suất.

Trong khi đó, mọi ánh mắt đang đổ dồn vào cuộc họp FOMC được công bố vào ngày 20 tháng 3 (Việt Nam nhận tin vào sáng ngày 21 tháng 3). Nhà đầu tư muốn biết FED nói gì về con đường lãi suất sắp tới.

Nhật Báo IBD cho rằng, FED sẽ phải giải thích cho thị trường hiểu nhu cầu ít cắt giảm lãi suất hơn so với kỳ vọng hồi cuối năm 2023. Theo đó, có thể thị trường sẽ phải xem xét đến khả năng chỉ cắt 2 lần, so với 3 lần cắt như kỳ vọng hiện nay (xác suất 60%) theo hướng dẫn của FED hồi cuối năm ngoái.

Để làm điều này, FED sẽ phải thích cho thị trường hiểu quan điểm của nhà điều hành về “Điều kiện tài chính” hay “lãi suất trung tính (R*) có thể được tăng lên mức 3% từ mức 2.5% hiện tại”.

Các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam đang tự tin hơn về việc SBV hút ròng tín phiếu không làm giảm sự hỗ trợ về mặt chính sách tiền tệ. SBV đã hút ròng 100 nghìn tỷ qua kênh T-Bill nhưng dấu hiệu tích cực là vào ngày thứ ba, họ đã giảm quy mô phát hành xuống 10 nghìn tỷ, cũng như lãi suất trúng thầu giảm xuống mức 1.3% thay vì 1.4% như trước đó.

Lãi suất cho vay qua đêm ở mức 0.5%, không bị tác động bởi quá trình hút tiền qua kênh T-Bill của ngân hàng nhà nước.

TẬP TRUNG VÀO SÓNG NGÀNH- ĐIỂM MUA MWG

Sóng ngành cùng toàn bộ thị trường chung có thể là điểm tựa vững chắc cho nhà đầu tư trước các biến động. Phương pháp CANSLIM nói rằng, có 70% lực đẩy từ thị trường chung và sóng ngành.

Còn tiếp

Tham gia ELibook Trader để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo: 0977.697.420 (HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ KHÓA HỌC)

Trả lời