Thị trường chứng khoán lao dốc hôm thứ hai, các chỉ số đảo chiều giảm mạnh và xuyên thủng một ngưỡng hỗ trợ quan trọng khác là MA50 ngày. Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng và rủi ro địa chính trị khiến các nhà đầu tư lo lắng. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 1.8% và S&P 500 mất 1.2%.
Cả hai chỉ số đều đóng cửa dưới đường trung bình động MA 50 ngày lần đầu tiên kể từ đầu tháng 11, khi thị trường xác nhận xu hướng tăng mới. Với việc phá thủng mức hỗ trợ đó vào thứ hai, Nasdaq và S&P 500 đã chấm dứt chuỗi 110 ngày đóng cửa trên đường trung bình động MA 50 ngày. Đó là chuỗi dài nhất đối với S&P kể từ chuỗi 139 ngày kết thúc vào ngày 9 tháng 3 năm 2011, theo Dow Jones Market Data. Nasdaq đã bằng với chuỗi 110 ngày kết thúc vào ngày 2 tháng 2 năm 2018.
Chỉ số Dow Jones Industrial Average, là chỉ số đầu tiên trong ba chỉ số chính để mất đường MA 50 ngày, đã giảm 0.6% vào thứ hai và giảm gần 1.7% so với mức đỉnh cao nhất trong phiên. Đây là phiên thua thứ 10 của Dow trong 11 phiên giao dịch – chuỗi giảm giá tiêu cực chưa từng xảy ra kể từ tháng 2 năm 2020.
Cổ phiếu vốn hóa nhỏ cũng hoạt động kém. Chỉ số Russell 2000 giảm 1.4% và giảm xuống dưới mức 2,000 điểm. Chỉ số IBD 50, cũng đã giảm xuống dưới đường trung bình động MA 50 ngày, giảm 2%. Số cổ phiếu giảm giá vượt xa số cổ phiếu tăng giá với tỷ lệ 7-2 trên Nasdaq và hơn 5-1 trên Sàn giao dịch chứng khoán New York.
Trong một dấu hiệu khác của sự suy yếu, số lượng New High (đỉnh cao 52 tuần) đã giảm kể từ ngày 5 tháng 4, trong khi số lượng New Log (đáy 52 tuần) của Nasdaq hiện vượt qua mức cao mới. Đây là một sự thay đổi đáng kể so với xu hướng mà New High thống trị so với New Low.
Triển vọng thị trường chứng khoán ảm đạm.
Khối lượng giao dịch giảm nhẹ trên NYSE và tăng trên Nasdaq, khiến đà giảm của Nasdaq trở thành một phiên phân phối (distribution day). Phiên phân phối ngày 8 tháng 3 trên cả hai chỉ số không được tính vì đã qua 25 phiên. Điều đó giúp giảm số lần phân phối của S&P đi một lần, mặc dù đây không phải là tín hiệu tích cực.
Do thị trường tiếp tục suy yếu, Investor’s Business Daily (Nhật Báo IBD) đã giảm tỷ trọng cổ phiếu xuống 20% – 40% vào thứ Hai. Con số này đã được giảm từ 40% – 60% vào thứ sáu, sau khi các chỉ số giảm xuống dưới đường trung bình động EMA 21 ngày.
Thị trường chứng khoán mở cửa cao hơn. Các nhà đầu tư có tâm lý tốt sau khi Israel và các đồng minh phần lớn đã đẩy lùi cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Iran vào cuối tuần.
Kết quả làm giảm khả năng xảy ra một cuộc xung đột lớn hơn ở Trung Đông. Nhưng cuộc khủng hoảng vẫn chưa kết thúc; Israel vẫn lên kế hoạch đáp trả cuộc tấn công chưa từng có của Iran. Tối thứ hai, không có dấu hiệu nào cho thấy hành động quân sự mới, trong khi Nhà Trắng kêu gọi Israel kiềm chế.
Một số cổ phiếu quốc phòng tăng giá, nhưng quỹ ETF SPDR S&P Aerospace & Defense (XAR) giảm 0.9%.
Doanh số bán lẻ tháng 3 cũng thúc đẩy tâm lý thị trường chứng khoán. Doanh số bán hàng tăng 0.7%, vượt quá dự đoán của các nhà kinh tế và được điều chỉnh cao hơn cho tháng 2. Tuy nhiên, ETF bán lẻ VanEck (RTH) đảo chiều giảm và đóng cửa với mức giảm 0.9%. Quỹ này đóng cửa dưới đường MA 50 ngày trong 2 ngày liên tiếp.
Lợi suất trái phiếu kho bạc và thị trường chứng khoán
Một lý do khiến người bán ra rầm rộ là lãi suất tiếp tục tăng. Lợi suất Trái Phiếu Kho Bạc kỳ hạn 10 năm tăng 12 điểm cơ bản vào thứ Hai lên 4.627%, mức cao nhất kể từ ngày 13 tháng 11. Chỉ riêng trong tháng này, lợi suất đã tăng vọt gần 44 điểm cơ bản.
Một số nhóm cổ phiếu nhạy cảm hơn với lợi suất cao hơn. Ví dụ, các công ty công nghệ chi mạnh cho nghiên cứu và phát triển. Các công ty không có lợi nhuận để tái đầu tư phải vay vốn từ thị trường trái phiếu.
Trái phiếu kho bạc đóng vai trò là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ khủng hoảng. Nhưng hy vọng về việc cắt giảm lãi suất vào mùa hè này — và có thể kéo dài hơn nữa — đang khiến lợi suất tăng lên.
Các tài sản khác trong khủng hoảng có diễn biến trái chiều vào thứ Hai.
Vàng giao tháng 4 tăng 9.60 USD, tương đương 0.4%, lên 2,365.80 USD/ounce, mức đỉnh cao kỷ lục. Dầu thô Nymex giao tháng 5 giảm 25 cent/thùng, tương đương 0.29% xuống 85.41 USD. Chỉ số đồng đô la Mỹ đang ở mức đỉnh cao nhất kể từ đầu tháng 11.
Độ Biến động thị trường (VIX) tăng vọt
Biến động thị trường đang gia tăng khi thị trường chứng khoán trở nên lo lắng hơn. Chỉ số biến động thị trường Cboe (VIX) đã thức tỉnh sau một thời gian ngủ đông dài.
Ở mức 19.23 vào thứ Hai, VIX đạt mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 30 tháng 10. Điều này đã phá vỡ chuỗi 112 ngày giao dịch đóng cửa dưới 18, đây là chuỗi dài nhất kể từ chuỗi 117 ngày kết thúc vào ngày 9 tháng 10 năm 2018, theo Dow Jones Market Data.
Thứ sáu, VIX tăng hơn 20% so với đường trung bình động MA10 ngày. Những cú đột biến như vậy đã đánh dấu đáy của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, lần này, các chỉ số chính mới bắt đầu giảm. Hơn nữa, sự gia tăng đột biến về biến động diễn ra vào thời điểm dữ liệu cho thấy các nhà đầu tư đang lo lắng hơn.
Mandy Xu, Phó chủ tịch phụ trách Trí thông minh thị trường phái sinh của Cboe, cho biết tuần trước đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể của mức độ biến động ngầm định trên các loại tài sản khác nhau. Khối lượng giao dịch quyền chọn VIX đạt mức cao nhất trong sáu năm, vượt qua mức cao nhất vào tháng 3 năm 2023 trong cuộc khủng hoảng Ngân hàng Thung lũng Silicon và tháng 3 năm 2020 với sự hoảng loạn do Covid.
Xem thêm về cách sử dụng VIX
2 chỉ báo tâm lý thị trường được Nhật Báo IBD sử dụng để nhận diện đỉnh và đáy thị trường