TĂNG ĐIỂM VỚI THANH KHOẢN THẤP. KỊCH BẢN VI PHẠM DỌC

Ngân hàng và các cổ phiếu vốn hóa lớn tăng điểm đầu tuần giúp VN-Index có phiên hồi phục nhẹ, sau tuần giảm điểm mạnh nhất trong hơn 2 năm qua (giảm hơn 100 điểm, tương ứng gần -8%). Thanh khoản thấp hơn phiên trước và mức tăng giá nhẹ chưa thể xoa dịu kịch bản vi phạm dọc.

VI PHẠM DỌC KHIẾN THỊ TRƯỜNG CÓ THỂ KHÓ KHĂN TRONG VÀI THÁNG TỚI

Vào buổi trưa thứ sáu tuần trước, SBV thông báo can thiệp bán ngoại tệ cho các ngân hàng có trạng thái ngoại tệ âm sang trạng thái ngoại tệ bằng 0 với mức giá 25,450 đồng. Tuy nhiên, phản ứng của thị trường chứng khoán ngày thứ 6 vẫn khá ảm đạm bằng mức giảm -1.52% đi kèm thanh khoản lớn và để mất MA200 ngày.

Đó là một tuần giao dịch thảm họa. Chỉ số VN-Index không chỉ thủng MA50 ngày bằng phiên rơi 60 điểm ngay thứ hai, nhưng cũng đã giảm hơn 100 điểm, dù chỉ giao dịch 4 ngày do nghỉ lễ giổ tổ 10-3 âm lịch (vào thứ 5). Tuần giảm mạnh nhất trong 2 năm qua.

Điều này đánh dấu khả năng VN-Index rơi vào VI PHẠM DỌC, sau khi điều chỉnh -10%, và có một ngày thứ hai đen tối giảm -4.7%, cùng với thanh khoản tăng vọt. Trong suốt 16 phiên giao dịch vừa qua, tính tù đỉnh ngày 28/3/2024, thị trường chỉ có 4 phiên xanh điểm, hoàn toàn bị lu mờ bởi số ngày giảm điểm.

“Vi phạm dọc (Vertical Violation)” giúp nhà đầu tư có thể tránh được thị trường con gấu (update)

Do đó, mức tăng +1.31% vào ngày thứ hai đầu tuần này, với thanh khoản thấp hơn là một nỗ lực hồi phục đầu tiên rất yếu ớt và hoàn toàn dễ dàng bị nhấn chìm bởi VI PHẠM DỌC.

Vi Phạm Dọc có thể khiến cho VN-Index đối diên với tình trạng thị trường biến động khó lường (choppy) trong vài tháng tới, hoặc thậm chí rơi vào thị trường gấu (mức gảim -20% từ đỉnh).

Lần gần nhất VN-Index đối diên với Vi Phạm Dọc là vào tháng 9/2023, khi SBV phải phát hành T-Bill để hút tiền về nhằm giảm áp lực lên tỷ giá, vốn bị ảnh hưởng bởi chênh lệch lãi suất âm giữa VND-USD. SBV phát hành khoảng gần 200 nghìn tỷ T-Bill thời điểm đó, và chỉ số VN-Index giảm -18% từ đỉnh. Thông tin T-Bill tạo ra ngày giảm điểm mạnh trên -3% vào ngày 25/9/2024.

Vào tháng 9/2022, VN-Index không có phiên giảm nào trên -3% tính từ đỉnh ngày 26/8/2022 nhưng đó cũng là một chuỗi giảm điểm mạnh, liên tiếp gần như VI Phạm Dọc. Chỉ số VN-Index giảm -32% tính từ đỉnh tháng 8.2022.

Một Vi Phạm Dọc vào tháng 4/2022 (kích hoạt ngày 25/4/2022 với mức giảm hơn -4%) và được Elibook Team cảnh báo đi vào thị trường gấu, chấm dứt 2 năm tăng trưởng 2020-2021

Thị trường có tin vào SBV?

Phản ứng yếu ớt của thị trường chứng khoán vào thời điểm này cho thấy sự hoài nghi về khả năng SBV có thể kiểm soát tốt vấn đề tỷ giá. Tỷ giá tự do USD/VND tiếp tục tăng lên mức 25,880 (chiều bán ra) ngay sau khi có tin tức SBV bán ngoại tệ.

Trong vài ngày vừa qua, DXY ổn định ở mức 106 điểm, cho thấy áp lực mất giá của VND đến từ yếu tố trong nước. Tính từ đầu năm, VND đã mất giá 1,000 đồng, tương ứng gần -5% và buộc SBV phải can thiệp để giữ niềm tin cho thị trường.

Vấn đề là nguồn lực quỹ dự trữ ngoại hối chỉ có hơn 90 tỷ đôla, tương ứng hơn 3 tháng nhập khẩu, là mức tối thiểu theo khuyến nghị của IMF. Do đó, SBV không có nhiều nguồn lực để can thiệp vào thị trường tỷ giá. Nên nhớ vào tháng 4/2022- tháng 8/2022, SBV đã mất hơn 20 tỷ đôla trong quỹ dự trữ ngoại hối để bảo vệ tỷ giá nhưng không thành công. Điều đó, dẫn tới SBV phải tăng lãi suất điều hành trong quý 4.2022 và khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Khi lịch sử gần đây cho thấy sự thất bại trong việc can thiệp vào thị trường tỷ giá, nhà đầu tư có lý do để hoài nghi. 

Biến số mới gây khó khăn cho SBV trong lần này chính là thị trường vàng. SBV hủy đấu thầu vàng miếng ngày thứ hai do không đủ thành viên đăng ký và lùi sang ngày thứ 3. Quan điểm của Elibook Team cho rằng, việc đầu thầu vàng miếng không phải là giải pháp mà SBV dám làm mạnh tay.

Trong trường hợp, SBV thấy rằng việc can thiệp ngoại tệ và đấu thầu vàng miếng không đủ sức giữ niềm tin thị trường. Kịch bản tiếp theo cần tính đến là tăng trở lại lãi suất điều hành. Đây là sự nghi ngại của nhiều quỹ đầu tư khi lãi suất của SBV đã nằm ở mức rất thấp. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở mức 4.6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, thấp hơn cả trước dịch. 

Nên nhớ, TTCK đang ở tình trạng căng margin, với lượng margin/vốn hóa ở khoảng 3%. Đây là ngưỡng rủi ro khi TTCK từng lập đỉnh 1,500 vào quý 1.2022 và giảm điểm mạnh khi chạm vào ngưỡng nhạy cảm này. Hiện nay, nguồn margin đang được khối nội sử dụng mạnh tay để cân lại lượng bán ròng hơn 16,000 tỷ đồng của khối ngoại từ đầu năm, sau khi đã bán ròng hơn 1 tỷ đôla vào năm 2023.

TTCK hiện chưa chạm vào mức kích hoạt margin call, nhưng nếu như có kịch bản Vi Phạm Dọc, thì việc Margin Call ở vùng phía dưới MA200 ngày hoàn toàn có thể xảy ra.

Các biến số rủi ro thượng tầng cũng khiến nhà đầu tư quan ngại. Ví dụ, trợ lý chủ tịch Quốc Hội- Phạm Thái Hà bị bắt. Rủi ro xung đột địa chính trị Iran-Israel chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cho thấy rủi ro trong việc điều hành chính tiền tệ.

Nhà đầu tư nên làm gì?

Elibook Team hạ triển vọng thị trường xuống đèn vàng vào ngày 5.4.2024 khi VN-Index thủng EMA 21 ngày và tỷ trọng cổ phiếu được giảm mạnh từ hơn 70% về vùng 20% đến 40%.

Tiếp đó, đến sáng ngày 15/4/2024, tỷ trọng cổ phiếu được giảm về 0%, trước khi có cú giảm mạnh 60 điểm. Elibook Team kích hoạt đèn đỏ vào cùng ngày, đánh dấu thị trường đi vào xu hướng giảm.

Như vậy, nhà đầu tư được khuyến nghị cầm tiền mặt sau 5 tháng giữ hàng trong uptrend được kích hoạt bởi ngày FTD (Bùng Nổ Theo Đà) ngày 8.11.2023.

Với kịch bản vi phạm dọc, nhà đầu tư nên thận trọng với các bull trap sắp tới. Sau những ngày giảm mạnh, thị trường có thể xuất hiện các phiên hồi kỹ thuật, nhưng đáy quan trọng vẫn chưa xuất hiện.

Còn tiếp

Tham gia ELibook Trader để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo: 0977.697.420 (HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ KHÓA HỌC)

Trả lời