Vùng kháng cự quanh 1,280-1,290 đang làm chùn bước sự đi lên của VN-Index. Khối ngoại duy trì mức bán ròng trên 1,000 tỷ. Đây là ngày phân phối thứ tư, buộc các nhà giao dịch cần chú ý đến các tín hiệu bán nếu xuất hiện. Thế nhưng, triển vọng xu hướng tăng của thị trường vẫn còn và cơ hội vượt 1,300 điểm vẫn là thiên kiến (bias) của chúng tôi.
LẠM PHÁT THÁNG 4 CỦA VIỆT NAM THẤP HƠN KỲ VỌNG.
Với mức tăng CPI tháng 5 chỉ 4.4% yoy, thấp hơn dự phóng của CTCK HSC là 4.6% yoy, áp lực lạm phát tại Việt Nam không đáng lo ngại. Theo đánh giá của VNDirect, lạm phát của Việt Nam sẽ đạt đỉnh trong quý 2 và hạ nhiệt.
Thị trường tiếp tục chờ đợi dữ liệu PCE tháng 4 của Mỹ, được công bố vào ngày 31/5/2024, dự kiến tăng +2.8% yoy.
Tuyên bố của SBV vào đầu tuần cho thấy mục tiêu ổn định tỷ giá của ngân hàng nhà nước và không hy sinh lãi suất. SBV không nới biên độ tỷ giá cũng như việc USD yếu đi trên thị trường quốc tế đang làm dịu tâm lý của thị trường. Theo nguồn tin từ HSC, nhiều ngân hàng đã tích cực bán đôla trong ngày thứ ba, do đó không có ngân hàng nào bị thiếu đôla phải mua từ NHNN. Đây là tín hiệu tích cực cho thị trường.
Dữ liệu của HSC cho thấy, mức độ bán ngoại tệ để can thiệp tỷ giá của SBV đang giảm dần, từ quy mô trên 500 triệu đôla/ngày vào đỉnh điểm giữa tháng 5 thì giờ đang giảm vè mức 200 triệu đôla/ngày.
Theo quan điểm của HSC, mặc dù quỹ dự trữ ngoại hối đã xuống dưới 3 tháng nhập khẩu (là con số cần cảnh báo theo IMF), thì SBV vẫn có thể tiếp tục bán ngoại tệ để can thiệp. Tính từ ngày 21/4/2024 đến nay, SBV đã bán ra 3.6 tỷ đôla ngoại hối.
Theo quan điểm của Elibook, khả năng SBV sẽ chấp nhận bán ra quanh 5 tỷ đôla ngoại tệ.
Vietnam Bond Yield kỳ hạn 10 năm đi ngang và ở mức 2.91%. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm nhẹ 10 đồng ở chiều bán ra, ở mức 25,830. Nỗ lực của SBV là không làm cho tỷ giá tiếp tục tăng thêm nữa.
Các số liệu vĩ mô của VIệt Nam cũng được công bố khá tích cực. Xuất siêu 5 tháng là hơn 8 tỷ đôla. Thặng dư thương mại là yếu tố hỗ trợ cho tỷ giá. Nhưng chú ý là bắt đầu từ tháng 5, Việt Nam bắt đầu nhập siêu 1 tỷ đôla. Do đó, các áp lực tỷ giá vẫn còn lớn.
FDI đăng ký 5 tháng đạt 11.07 tỷ đôla, tăng +2% yoy, trong khi FDI thực hiện đạt 8.25 tỷ đôla, tăng 7.8% yoy. Như vậy, tình hình giải ngân vốn FDI vẫn khá tốt, củng cố cho câu chuyện sóng BĐS KCN và xây lắp công nghiệp, bên cạnh có thêm nguồn ngoại tệ để hỗ trợ tỷ giá.
PHIÊN PHÂN PHỐI THỨ TƯ
Bên bán tăng áp lực sau 14h, và tập trung bán vào các mã cổ phiếu hóa lớn do khối ngoại đẩy bán hơn 1,500 tỷ. Chỉ số VN30 vì thế giảm mạnh nhất -1.2%, nhiều hơn chỉ số VN-Index là -0.71%.
Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ giảm ít hơn, với HNX-Index giảm -0.58%. Chú ý hiện tượng tăng giá của nhiều cổ phiếu penny như EVG, BCG…Trong khi đó IDJ từ tăng xuống giảm -8% khi đóng cửa phiên, chấm dứt chuỗi tăng giá mạnh sau khi chủ tịch Lăng xuất hiện.
Với thanh khoản tăng cao hơn phiên hôm trước trên sàn HOSE, đây là phiên phân phối thứ tư của chỉ số VN-Index. Mặc dù đây là phiên phân phối vừa phải nhưng đã có 3 ngày phân phối gần nhất xuất hiên trong 6 phiên gần đây. Một mật độ ngày phân phối dày là không tốt cho thấy nguồn cung lớn. Vùng 1,280-1,290 đang tạo ra sự kháng cự.
Có hai điểm tích cực trong ngày phân phối này. Thứ nhất, mặc dù VN-Index đóng cửa ở mức đáy thấp nhất phiên nhưng vẫn còn nằm cao hơn mức đáy của ngày thứ ba. Nói cách khác, mức độ giảm điểm ngày hôm nay không xóa sạch toàn bộ thành quả của ngày thứ ba. Cho thấy, nguồn cung tuy mạnh nhưng chưa phải là quá lớn.
Thứ hai, độ rộng thị trường không quá xấu. Số cổ phiếu giảm chỉ gấp 1.4 lần số cổ phiếu tăng trên sàn HOSE. Không phải là một phiên xả bán trên diện rộng.
Lưu ý, tỷ lệ phần trăm số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày tiếp tục tăng lên mức 67%. Hệ thống đánh giá sức mạnh xu hướng vẫn cho thấy ở trạng thái “Power Trend”, tức xu hướng mạnh
Các cổ phiếu tăng trưởng hôm nay giảm nhưng không làm hỏng điểm mua. Các cổ phiếu cao su có nỗ lực breakout nền giá đầu phiên nhưng áp lực bán đã làm điểm breakout bị thất bại. Ví dụ, GVR cố gắng breakout Chiếc Cốc, vượt qua điểm mua 35,800 nhưng cuối phiên đóng cửa ngày bên dưới, khi giảm -1.94%
Tương là, DPR cũng có nỗ lực breakout thất bại vượt qua điểm mua 44,150 của mẫu hình Chiếc Cốc, khi giảm -1.6% và đóng cửa ngay bên dưới điểm mua. Cổ phiếu DRI tham chiếu.
….
Còn tiếp
Tham gia ELibook Trader để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo: 0977.697.420 (HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ KHÓA HỌC)