Thị trường chứng khoán tiếp tục giao dịch khá buồn chán khi dòng tiền thông minh vẫn không chịu tham gia vào thị trường. Xoay quanh vẫn chỉ mỗi hai nhóm ngành là ngân hàng và dầu khí tăng giá giữ nhịp thị trường. Sự hồi phục của hai nhóm ngành thép và bất động sản trong vài phiên gần đây là chưa đủ đến giúp chỉ số VN-Index bứt phá, thiết lập đỉnh cao mới.
Nhóm cổ phiếu dầu khí thể hiện vai trò của những người đàn anh khi có ngày tăng giá nối đà khá tốt. Cổ phiếu BSR tăng giá 3.4%, thiết lập đỉnh cao mọi thời đại. Trong khi đó PLX tăng giá 1.9% đi kèm khối lượng lớn, PLX tăng giá tiến đến điểm pivot 62.4 của mẫu hình chiếc Cốc. PVD bật tăng nhẹ trở lại ngay tại ngưỡng hỗ trợ MA50 ngày.
Tóm lược ngành dầu khí trong năm 2021:
Giá dầu thế giới hồi phục mạnh trong năm 2021 đã giúp hoạt động ngành dầu khí trong nước gặp nhiều thuận lợi. Mặc dù sản lượng dầu khí khai thác ở mức thấp nhưng vẫn vượt kế hoạch đặt ra. Cụ thể, doanh thu 9 tháng đầu năm 2021 đạt 438 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 89% kế hoạch năm, giá trị nộp ngân sách đạt 66 nghìn tỷ động (11 tháng đạt 84.7 nghìn tỷ đồng, vượt 36% kế hoạch năm).
Tại khâu thượng nguồn, hoạt động đầu tư thăm dò và khai thác của các nhà thầu diễn ra tích cực hơn trong bối cảnh giá dầu tăng. Kết thúc năm 2021, sản lượng khai thác dầu đạt 10.97 triệu tấn, vượt 13% kế hoạch năm, sản lượng khí đạt 7.4 tỷ m3, bằng 80% cùng kỳ và hoàn thành 75% kế hoạch năm. Khai thác khí giảm do nhu cầu hạ nguồn đang ở mức thấp. Dự báo khai thác dầu năm 2022 có thể đạt 10.5 triệu tấn, tương đương năm 2021, trong khi sản lượng khí tăng 20% đạt mức 9-9.2 tỷ m3.
Tại khâu trung và hạ nguồn, các dự án đàu tư như nhà máy hóa dầu Long Sơn, kho cảng LNG Thị Vairm,, vẫn đang được tập trung thực hiện. Trong khi đó, hoạt động sản xuất đạt kết quả khả quan, trong 11 tháng, sản lượng xăng dầu đạt 11.2 triệu tấn, bằng 102% cùng kỳ năm trước, sản lượng tiêu thụ đạt 15.4 triệu tấn, bằng 93% so với cùng kỳ năm trước. Công ty chứng khoán MBS dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu năm 2022 sẽ tăng khoảng 4-6% đưa sản lượng 2022 đạt mức 18.0-18.6 triệu tấn.
Còn riêng công ty chứng khoán KB, kì vọng giá dầu vẫn sẽ ở nền cao trong năm sau, dự kiến trung bình đạt 68 USD/thùng (so với mức trung bình USD61/thùng năm 2021E). Trong đó, PVGas (GAS được công ty chứng khoán KB khuyến nghị mua vào với giá mục tiêu VND 1250,000) là cổ phiếu ưa thích của họ bởi mức độ tương cao giá cổ phiếu cao với giá dầu thế giới và xu hướng Việt Nam dịch chuyển sang sử dụng khí đốt thiên nhiên và LNG nhập khẩu để sản xuất năng lượng điện. Bên cạnh đó, với việc giá dầu dầu trên mức hòa vốn 55 USD/thùng giúp hoạt động của các công ty thượng nguồn bao gồm CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) và Dầu khí Việt Nam (PVS), khởi sắc hơn. Với PVD năm sau giàn khoan TAD bắt đầu thực hiện khoan hợp đồng với Shell Brunei sau 4 năm trì hoãn và với PVS là việc các hoạt động liên doanh FSO/FPSO và hoạt động M&C sẽ trở nên sôi động hơn.
Quan điểm của Team Nhà đầu tư CANSLIM đã được chúng tôi đề cập trong báo cáo hồi tháng 10.2021. Giá dầu thế giới sẽ chạm đỉnh cao 110 -130 USD/thùng trong năm 2022. Tuy nhiên, chúng tôi cảnh báo đến quý nhà đầu tư rằng giá dầu có thể đạt đỉnh ngắn hạn trong vài tuần tới. Vì vậy nhà đầu tư nên cân nhắc chốt một phần lợi nhuận nếu như đang nắm giữ nhóm cổ phiếu dầu khí như BSR, PLX, GAS,…
Đối với lĩnh vực ngân hàng trong phiên hôm nay, các cổ phiếu trong cùng nhóm ngành có diễn biến khá trái chiều nhau. Trong khi nhóm Big 4 tăng giá nhẹ như VCB (+0.6%), CTG (+1.1%) thì nhóm ngân hàng thương mại lại giảm điểm nhẹ MSB (-0.7%), ACB (-0.1%), HDB (-0.3%). Cổ phiếu HDB đang tiến dần đến điểm pivot của mẫu hình chiếc Cốc, HDB vừa mới công bố báo cáo tài chính Quý 4/2021. Cụ thể, Lợi nhuận trước thuế quý 4/2021 ước tính đạt 2,000 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ, được thúc đẩy bởi tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong kỳ (+19% so với cùng kỳ). Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận sau thuế của HDB thu về là 6,054 tỷ đồng, tăng 42.5% so với năm 2020.
Như vậy dễ dàng nhận thấy, HDB đang có sự tăng tốc trong tăng trưởng lợi nhuận trong quý hiện tại.
Tập đoàn Vingroup (mã VIC) sau khi công bố báo cáo tài chính Quý 4/2021 thua lỗ sau thuế hơn 9,200 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước vẫn lãi 1,700 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2021, Vingroup đạt doanh thu thuần hơn 125,300 tỉ đồng, tăng 13% nhưng lỗ sau thuế hơn 7,500 tỉ đồng, cùng kỳ năm trước lãi hơn 4,500 tỉ đồng.
Cổ phiếu VIC đã có 4 phiên liên tiếp giảm điểm với khối lượng lớn sau khi báo cáo tài chính được công bố. Ngày hôm nay, VIC giảm 2% và dừng lại tại vùng đáy được hình thành trong hai đợt giảm giá vào tháng 1 và tháng 9/2021.
HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY
Chỉ số VN-Index tiếp tục tăng giá với Spread giá hẹp đi kèm khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh so với hai phiên trước đó. Chỉ số VN-Index tăng 0.09%, gần như không có sự thay đổi về giá nào so với phiên hôm qua. Thị trường chung hồi sinh trở lại sau phiên ATC sau khi nhuộm sắc đỏ vào đầu phiên chiều.
Ngày thứ 8 của đợt Nỗ lực hồi phục, ngày Bùng nổ theo đà (FTD) vẫn chưa chịu xuất hiện. Điều này cảnh báo cho nhà đầu tư về một đợt Nỗ lực hồi phục thất bại có thể xảy ra. Với việc chưa có ngày FTD, chúng tôi vẫn chưa thể Bật đèn xanh cho Uptrend trở lại. Thị trường vẫn ở trong xu hướng giảm và nhà đầu tư cần thận trọng nắm giữ tỷ trọng tiền mặt lớn.
Chúng tôi tiếp tục quan sát mẫu hình Vai đầu vai đang hình thành trên chỉ số VN-Index với phần vai phải ngày càng được “lộ diện” rõ hơn.
Thị trường hiện tại vẫn chưa cho thấy sự cải thiện về sức mạnh khi số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày vẫn đang chiếm áp đảo. Độ rộng thị trường vẫn chưa cho thấy sự mở rộng. Có quá ít cổ phiếu vượt đỉnh cho thấy sức mạnh thật sự của nhóm cổ phiếu dẫn dắt.
Danh sách vượt đỉnh 52 tuần vẫn chỉ có vỏn vẹn 13 cổ phiếu tham gia vào danh sách này. Ngân hàng, bất động sản. nước, vận tải, thủy sản, dầu khí đang là các ngành có cổ phiếu góp mặt trong danh sách này.
UPDATE DANH SÁCH CHỜ MUA
(còn tiếp)
THAM GIA NHÀ ĐẦU TƯ CANSLIM ĐỂ ĐỌC CHI TIẾT BẢN TIN NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG (ZALO 0977.697.420)