TTCK hồi phục cuối phiên sau thông điệp báo chí của FED!

Khi TTCK quá biến động đến nỗi bạn không biết nên kỳ vọng ngày tiếp theo hoặc thậm chí là giờ tiếp theo sẽ như thế nào, tốt hơn hết bạn nên chờ đợi môi trường ổn định hơn.

Các chỉ số chứng khoán vào ngày thứ tư tiếp tục kiểu mẫu hình giao dịch trong biên độ rộng. Đây là lý do tốt giải thích tại sao Nhật Báo IBD vẫn duy trì triển vọng thị trường là “Uptrend Under Pressure (Xu Hướng Tăng Có THể Bị Thay Đổi”).  Điều này có nghĩa bạn giờ đây cần giới hạn việc mua cổ phiếu và không nên kỳ vọng quá cao.

Nhưng trong ngắn hạn, thị trường đang phát ra một vài hy vọng. Trong hai giờ giao dịch cuối cùng của ngày thứ tư, chỉ số SP500 đã lấy lại khoản lỗ 0.9% trong phiên và chốt phiên đóng cửa cao hơn 0.12%. Đây là ngày thứ hai liên tiếp, chỉ số này đảo chiều tăng giá quanh mức hỗ trợ MA200 ngày.

Chỉ số Nasdaq Composite cũng có sự hồi phục tích cực, mặc dù nó vẫn đóng cửa giảm 0.1%. Mức 14,000 vẫn là hỗ trợ. Chỉ số DJIA gần như đi theo tấm gương của Nasdaq, và đóng cửa giảm 0.2%.

Khối lượng giảm trên sàn Nasdq và có vẻ cũng giảm trên sàn NYSE.

THỊ TRƯỜNG AN TÂM VỚI THÔNG ĐIỆP BÁO CHÍ CỦA FED

Thị trường bắt đầu hồi phục sau 2 giờ chiều ET, chính xác sau khi biên bản cuộc họp tháng 1 của FED được công bố.

Các nhà hoạch định chính sách của FED “đang nhìn thấy tốc độ tăng mục tiêu lãi suất liên bang, nhanh hơn so với giai đoạn hậu 2015”. Trong giai đoạn thắt chính sách tiền tệ 3 năm 2016-2018, đó là một quá trình tăng lãi suất diễn ra từ tốn. Biên bản cuộc họp của FED cho thấy cần cắt giảm danh mục đầu tư khi lạm phát tiếp tục tăng nóng.

Vâng, biên bản cuộc họp của FED khiến nhà đầu tư tạm “an tâm” vì không có cú sốc bất ngờ nào.

Trong khi các nhà đầu tư đang dần chấp nhận sự thắt chặt chính sách tiền tệ của FED, thì ông Charlie Ripley, nhà chiến lược đầu tư cao cấp tại Allianz Investment Management, bình luận rằng: “về tổng thể, chẳng có gì mới trong biên bản cuộc họp của FED và có vẻ như thị trường đã định giá việc FED tăng lãi suất nhanh rồi”.

Thị trường đã định giá cho việc FED tăng lãi suất thêm 0.5% trong cuộc họp tháng 3.

UKRAINE VẪN ĐÁNG LO NGẠI, NHƯNG HÃY QUAN SÁT TÍN HIỆU TÍCH CỰC TỪ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Vào ngày thứ hai, khi sự lo lắng đối với tình hình Nga đánh Ukraine tăng cao, các thước đo sợ hãi của nhà đầu tư tăng vọt. Điều này giải thích tại sao thị trường đang phát ra thông điệp tạo đáy, và cho đến nay đang bật tăng trở lại.

Tuy nhiên, thị trường vẫn cần nhiều hơn các ngày giao dịch tích cực để thuyết phục nhà đầu xu hướng của nó là đi lên. Vậy đâu là các tín hiệu tích cực mà Nhật Báo IBD quan sát?

Đầu tiên, các cổ phiếu dẫn dắt cần chứng minh nhiều sức mạnh hơn. Nhiều cổ phiếu vẫn đang trong quá trình hình thành nền giá. Một vài cổ phiếu có điểm breakout nhưng lưỡng lự tăng giá.

Thứ hai, chỉ số IBD 50 vượt trội hơn thị trường khi tăng 0.6%.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VẪN TIẾP TỤC BIẾN ĐỘNG MẠNH

Các nhà đầu tư chưa nên sớm kỳ vọng độ biến động thị trường sẽ sớm ổn định lại. Bên cạnh vấn đề lãi suất, Phố Wall cũng lo lắng về cuộc chiến ở Ukraine.

Vào ngày thứ tư, một quan chức chính phủ Mỹ cho rằng Nga vẫn đang tiếp tục leo thang quân sự ở quanh biên giới Ukraine, lính Nga vẫn đổ vào Ukraine, đến và đi mà không hề tấn công, hoàn toàn ngược với thông báo rút quân từ phía Mát Cơ Va.

BÁO CÁO LỢI NHUẬN QUÝ IV TÍCH CỰC: MỘT YẾU TỐ CẦN QUAN SÁT

Một số công ty công nghệ công bối lợi nhuận tích cực sau khi đóng cửa ngày thứ tư.

Nvidia (NVDA) giảm nhẹ sau giờ giao dịch (after houring) mặc dù gã thiết kế chip này đánh bại kỳ vọng lợi nhuận quý IV của các nhà phân tích.

Nhưng  Cisco Systems (CSCO) tăng hơn 4% sau giờ giao dịch, sau khi đươc ra kết quả lợi nhuận tích cực. Applied Materials (AMAT) cũng tăng vọt hơn 4% nhờ kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng

Trương Minh Huy lược dịch từ Nhật Báo IBD

Trả lời