ĐIỀU CHỈNH NHẸ NHÀNG, TTCK VIỆT NAM CHUẨN BỊ VÀO SÓNG LỚN. SÓNG NGÀNH BÁN LẺ, HÓA CHẤT DẪN DẮT THỊ TRƯỜNG.
Đám đông dường như đã quên đi nỗi sợ về mẫu hình Vai đầu vai đảo chiều xu hướng đang hình thành trên chỉ số VN-Index. Dòng tiền đầu cơ đổ mạnh vào nhóm hóa chất và bán lẻ giúp cổ phiếu thuộc nhóm ngành này liên tục vượt đỉnh. Liệu rằng sóng ngành ngân hàng sẽ là ngòi nổ kích hoạt đại sóng sắp tới?
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH CẤP BÙ LÃI SUẤT 2%/NĂM CHO DOANH NGHIỆP VÀ HTX. LIỆU ĐIỀU NÀY CÓ ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC ĐẾN TTCK VIỆT NAM?
Thực hiện theo nghị quyết của Chính phủ về chương trình phục hồi kinh tế – xã hội sau đại dịch, ngành ngân hàng sẽ hỗ trợ mức lãi suất 2%/năm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trong năm 2022-2023. Chính sách tài khóa lần này của Chính phủ có tổng quy mô lên tới 40,000 tỷ đồng lấy từ ngân sách nhà nước. Theo dự thảo của Chính phủ thì mỗi năm sẽ có khoảng 20,000 tỷ đồng lãi suất được tung ra tương đương với khoảng 1 triệu tỷ đồng tín dụng trong 1 năm cho vay với lãi suất được giảm 2%. Chính sách dự kiến sẽ được áp dụng vào đầu Quý 2 năm nay.
Như vậy dễ dàng nhận thấy giai đoạn sắp tới thị trường sẽ lại đón thêm một nguồn tiền rẻ đến từ Chính sách tài khóa của Chính phủ. Thị trường chứng khoán sắp tới sẽ đón nhiều dòng vốn “rẻ”, điều này tạo tiền đề cho một Uptrend tăng giá mạnh sau đó. Bên cạnh đó, trong năm 2022 này dự kiến sẽ giải ngân 175,000 tỷ đến từ gói 350,000 tỷ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Khác với TTCK Mỹ khi các gói kích thích kinh tế được tung ra từ khá sớm để hỗ trợ kinh tế, các chính sách tài khóa và tiền tệ của Việt Nam có độ trễ nhất định. Sau 2 năm đình trệ vì Covid thì giờ đây Chính phủ mới tung ra những chính sách đầu tiên để hỗ trợ nền kinh tế hồi phục. Với gói kích thích lớn nhất trong lịch sử, dòng tiền bắt đầu từ năm nay mới thực sự chảy vào nhiều ngõ ngách của nền kinh tế và TTCK chắc chắn cũng sẽ nơi “neo đậu” của dòng tiền lớn bên cạnh bất động sản.
ĐẠI SÓNG THẦN CHẮC CHẮN KHÔNG THỂ THIẾU SỰ GÓP MẶT CỦA NHÓM NGÂN HÀNG. TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐI ĐÔI VỚI PHỤC HỒI KINH TẾ.
Sau nhiều ngày tháng bị đè nén, dường như nhóm cổ phiếu ngân hàng đã tích lũy đủ cả về chất lẫn về lượng để chuẩn bị cho cú tăng giá bùng nổ sắp tới. Dòng tiền quay trở lại nhẹ ở nhóm ngân hàng trong tuần vừa qua đã phát ra những tín hiệu cần thiết để chúng ta nhìn thấy Uptrend lần này chắc hẳn sẽ không thể thiếu sóng ngành ngân hàng.
Sự chán nản của cổ đông ngân hàng trong 1 tháng trở lại đây khi thấy các cổ phiếu thuộc các nhóm ngành khác như bán lẻ, vận tải, hóa chất, phân bón tăng giá mạnh. Đến những cổ đông trung thành của nhóm ngân cũng không chịu được sức nóng của thị trường cũng đã vội vã ra đi. Khi không có quá nhiều người còn kiên nhẫn để nắm giữ cổ phiếu nữa, sự trao tay có trật tự từ nhà đầu tư yếu sang nhà đầu tư mạnh cũng đã hoàn thành xong. Một con sóng tăng giá là điều hiển nhiên sẽ diễn ra, cung biến mất và lúc này chỉ cần một lực cầu vừa đủ cũng làm cho giá cổ phiếu tăng mạnh.
Theo thống kê của Team Nhà đầu tư CANSLIM, chúng tôi dựa các số liệu của TTCK Việt Nam tính từ 2017 khi thị trường bước vào sóng tăng giá mạnh mẽ thì nhóm ngân hàng trở thành nhóm tiên phong dẫn dắt thị trường. Năm 2013-2014 thị trường chứng khoán bước vào sóng tăng giá mạnh thì cổ phiếu VCB cùng nhóm dầu khí đóng vai trò dẫn dắt thị trường tăng giá.
Đứng ở bối cảnh hiện tại, chúng ta đang có sóng ngành dầu khí hiện hữu. Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có thời gian tích lũy khá lâu từ tháng 7/2021 đến nay, trong tuần vừa qua đón nhận nhiều tích cực khi có nhiều cổ phiếu ngân hàng như STB, MBB, VPB lấy lại MA50 ngày. Sự trở lại của BID, LPB trong vài ngày vừa qua tuy chưa cho thấy sự thuyết phục nhưng cũng đang đem lại sự tích cực cho toàn bộ nhóm ngành.
Ba ngành chủ lực giúp TTCK tăng giá mạnh đó chính là Ngân hàng, Bất động sản, Dầu khí. Thị trường hiện tại đã có dầu khí và bất động sản dẫn dắt, nếu có sự góp mặt trong tuần tới của nhóm ngân hàng thì TTCK Việt Nam sẽ bước vào một đại sóng thần.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành dự báo duy trì ở mức cao trong dài hạn: Việt Nam thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới. Tăng trưởng nền kinh tế nói chung và xu hướng gia tăng tín dụng bán lẻ sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng tín dụng toàn ngành trong dài hạn. Tín dụng bán lẻ đang là động lực tăng trưởng chính của tín dụng hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 5 năm qua: – Tỷ trọng tín dụng bán lẻ đã tăng từ mức 31% năm 2015 lên mức 42% tổng dư nợ tại thời điểm cuối Q3.2021, trong đó 2 sản phẩm bán lẻ có quy mô dư nợ lớn hiện tại là Cho vay mua nhà và Cho vay mua ô tô. – Tín dụng bán lẻ và doanh nghiệp SME cũng được các ngân hàng ưu tiên hơn khi hệ số rủi ro khi tính CAR ở mức thấp hơn cho vay doanh nghiệp lớn theo Thông tư 41.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng có mức độ phân hóa cao – Nhóm ngân hàng tư nhân có nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào, cách tiếp cận thị truờng năng động, nắm nhiều data và tuân thủ theo các chuẩn quản trị rủi ro quốc tế được cấp room tín dụng cao hơn và có tốc độ tăng trưởng tín dụng vượt trội so với mức trung bình toàn hệ thống. – Thị phần tín dụng của các ngân hàng tư nhân liên tục cải thiện từ mức 42% năm 2015 lên chiếm 46% vào Q3.2021. Bên cạnh đó, nhờ có mô hình hoạt động hiệu quả, tỷ trọng đóng góp lợi nhuận của nhóm ngân hàng tư nhân cũng tăng từ mức 39% lên 64% trong cùng khoảng thời gian.
HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY.
Chỉ số VN-Index hôm nay đóng cửa tại mức giá gần thấp nhất phiên 1,498.5, tăng 0.01%. Chỉ số VN-index chính thức lấy lại MA50 ngày, đóng cửa tuần giao dịch tăng giá 2% với khối lượng lớn.
HNX-Index giảm nhẹ -0.23% với khối lượng giao dịch lớn hơn khối lượng giao dịch phiên hôm trước. HNX-index cũng có tuần tăng giá tích cực, tăng 2.33% so với tuần trước.
Nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ trải qua tuần tăng giá đầy ấn tượng. PET trở thành cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong ngành bán lẻ với mức tăng lên đến 22.5%. Cổ phiếu FRT, DGW cũng có tuần tăng giá mạnh với % tăng giá lần lượt là 7.38% và 13.8%. Cổ phiếu HAX được Team NĐT Canslim nắm giữ bật tăng mạnh mẽ trở lại sau khi kiểm tranh thành công điểm pivot mẫu hình chiếc CỐC. Cổ phiếu vẫn chưa vi phạm các nguyên tắc bán nên chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu này.
Kế sau nhóm bán lẻ thì hóa chất, phân bón cũng có tuần giao dịch sôi động với nhiều cổ phiếu tăng mạnh. Tiêu biểu như DPM (+16.3%); DCM (+9.9%); DGC (+19%),…
Theo quan sát của chúng tôi, chỉ số VN-Index có ngày thứ 3 liên tiếp giao dịch dưới khu vực 1,515 điểm (đây cũng là ngưỡng kháng cự mà chỉ số cần vượt qua trong thời gian tới để bước vào một Uptrend). Ngày giao dịch trong biên độ hẹp cùng với khối lượng thấp cho thấy sự lưỡng lự của nhiều nhà đầu tư trước một mốc kháng cự quan trọng.
Đường Trendline phía trên của mẫu hình Tam giác đối xứng trở thành ngưỡng kháng cự cho chỉ số VN-Index. Đường EMA21 ngày đã bắt đầu cắt lên trên đường MA50 ngày. Hãy quan sát liệu rằng một Power Trend có lại một lần nữa xảy ra?
Vẫn là dầu khí và ngân hàng sẽ là 2 sóng ngành dẫn dắt chỉ số VN-Index bứt phá qua ngưỡng tâm lý 1,515 điểm dựa theo quan điểm của Team Nhà đầu tư CANSLIM. Hiện tại, nhóm bán lẻ, bất động sản, hóa chất đang làm tốt nhiệm vụ dìu dắt thị trường.
Độ rộng thị trường tiếp tục mở rộng mạnh sau phiên giao dịch 25/03/2022. Số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày đang chiếm số lượng áp đảo (gấp ba) số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày.
Danh sách cổ phiếu vượt đỉnh tăng mạnh lên 27 cổ phiếu, cao hơn 9 cổ phiếu so với phiên hôm qua. Nhóm hóa chất, vận tải, bất động sản, xây lắp và hàng tiêu dùng đang là các ngành chiếm trọng số lớn danh sách cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần.
UPDATE CỔ PHIẾU TRONG DANH SÁCH THEO DÕI XUẤT HIỆN ĐIỂM MUA.
(CÒN TIẾP)
THAM GIA NHÀ ĐẦU TƯ CANSLIM ĐỂ ĐỌC CHI TIẾT BẢN TIN, ZALO 0977.697.420