Chỉ số VN-Index tiếp tục bị bán tháo trong ngày thứ ba, khi giảm -1.83%. Số lượng cổ phiếu sàn trên sàn HoSE là 98 mã, ca hơn so với phiên hôm qua. Đường MA200 ngày cũng bị phá thủng.
Chỉ số VN chỉ tăng 2 phiên trong số 11 phiên giao dịch vừa qua. Sau hơn 2 tuần bị bán tháo, chỉ số VN-Index giảm -8% và lần đầu tiên sau hai năm phá thủng MA200 ngày. Với việc đỉnh cũ 1425 vào tháng 7.2021 bị phá thủng, triển vọng của thị trường bị hạ xuống đèn đỏ, tức “THỊ TRƯỜNG Ở TRONG XU HƯỚNG GIẢM”.
Điều này có nghĩa trader nên hạn chế mua vào cổ phiếu, tăng tỷ trọng tiền mặt. Đối với các trader còn e dè bán cổ phiếu, lựa chọn “cắt giảm vị thế trên diện rộng” bằng cách hạ tỷ trọng 5%-10% ở từng cổ phiếu là cách tốt để huy động về tiền mặt.
Một thống kê lịch sử của chúng tôi trong vòng 3 năm qua cho thấy, tính từ tháng 7/2020, các đợt điều chỉnh của VN-Index có thời gian giảm không quá 11 phiên giao dịch. Các mức điều chỉnh sâu nhất là -17% và -15%.
Chỉ số VN-Index đã giảm 10 phiên từ đỉnh ngày 4.4.2022 và nếu như lịch sử thống kê còn hiệu quả, khả năng có sự hồi phục!
Lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam kỳ hạn 10 năm, tiếp tục tăng lên mức 3.167%. Sự tăng vọt của lợi suất trái phiếu chính phủ đang làm tổn thương thị trường chứng khoán. Điều đáng lo lắng là ngay với mức lãi suất hiện tại các phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ vẫn không mấy ai mặn mà.
HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY
Những nỗ lực tăng giá suốt phiên sáng đã không thành công và lực bán mạnh đổ vào phiên chiều, nhấn chìm toàn thị trường. Chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức đáy thấp nhất ngày.
Với triển vọng thị trường ở trong xu hướng giảm, trader nên chờ đợi hai thứ để quay trở lại thị trường (1) Ngày Bùng Nổ Theo Đà –FTD) và (2) Các cổ phiếu leader xây nền giá chặt chẽ.
Cấu trúc sóng Elliott cho thấy, đợt giảm 2 tuần vừa qua có thể tương đương với sóng C trong cấu trúc sóng hiệu chỉnh (4). Sóng (4) hiện đã hiệu chỉnh theo tỷ lệ Fibonacci 61.8% cho sóng (3).
Trader đừng vội rời bỏ thị trường, vì thị trường có thể chuyển từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng một cách rất bất ngờ, khi ít ai kỳ vọng tới nó.
Danh sách cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần vẫn cho thấy sóng ngành ở Bán Lẻ, Công Nghệ, Nước, Vận Tải, Hóa Chất (Cao Su), Dệt May, Thủy Sản.
LỰC BÁN FORCE SELL KHÔNG QUÁ ĐÁNG NGẠI
Tình hình Margin đợt này không quá căng, nhưng thị trường đang lo ngại tin đồn từ các vụ bắt bớ. Cộng với sự giảm giá của thị trường chung, các cổ phiếu đang bị force sell (bán giải chấp).
Các kho cho vay cũng muốn bán để bảo đảm sự an toàn, nhất là các cổ phiếu dính đến tin đồn bắt bớ. Thậm chí, các cổ phiếu khác cũng bị vạ lây nếu như các cổ phiếu trong kho không bán được.
Tuy nhiên, vì margin không bị căng tại các CTCK đó là hy vọng đợt bán force sell này sẽ không kéo dài.
KẺ PHÁ BĨNH KỲ VỌNG
Mùa đại hội cổ đông là lúc doanh nghiệp cung cấp các hướng dẫn kỳ vọng về lợi nhuận cho nhà đầu tư. Chính vì thế có rất nhiều biến động trong mùa đại hội.
Cổ phiếu LHG lăn ra nằm sàn vào khoảng sau 10g phiên sáng, sau khi nhà đầu tư đón nhận thông tin LHG giảm kế hoạch lợi nhuận -62% so với con số thực hiện năm 2021. Được biết năm 2021, LHG đặt kế hoạch 161 tỷ nhưng cuối cùng đạt mức lợi nhuận cao kỷ lục 294 tỷ đồng.
Nếu nhìn vào lịch sử của LHG, doanh nghiệp thường xuyên có lịch sử “đặt kế hoạch lợi nhuận thấp so với thực hiện năm trước, rồi cuối năm lại vượt kế hoạch”. Vì lợi nhuận năm 2021 ở mức cao lịch sử, đặc biệt là vào quý 2.2021 nên việc công ty đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2022 chỉ 110 tỷ là hoàn toàn dễ hiểu và không có gì bất thường.
Chúng tôi nhận thấy các lời giải thích của media là không hợp lý. Một số trang truyền thông trích lại thông tin về một số thành viên HĐQT và ban kiểm soát của LHG sẽ miễn nhiệm từ ngày 7.4.2022 là không hợp lý. Nên nhớ, sau khi có tin miễn nhiệm từ 7.4.2022, cổ phiếu LHG vẫn tăng mạnh và có điểm breakout mẫu hình Chiếc Cốc Tay Cầm, tạo đỉnh mới 52 tuần.
Media cũng dùng các từ ngữ khá nhạy cảm, ví dụ như “công ty chỉ còn đất công nghiệp thương phẩm tại KCN Long Hậu 3 (khai thác từ năm 2019) và dự kiến quỹ đất còn lại khá hạn chế”. Thực tế, theo CTCK VCSC, Long Hậu vẫn còn 60 ha đất thương phẩm tại Long Hậu 3 Giai đoạn 1 và sẵn sàng cho thuê ngay lập tức 40ha. Với mức cho thuê 10ha mỗi năm, Long Hậu có đủ đất để tăng trưởng trong 4 năm nữa. Đồng thời, với tình hình giá đất thuê ngày càng tăng, doanh thu và lợi nhuận của LHG dự kiến tăng.
Theo VCSC, LHG dự kiến có thể cho thuê 13ha trong năm 2022, với giá thuê 220 USD/m2/năm (cao hơn năm trước) và biên lợi nhuận ròng có thể đạt 40% (cao hơn năm trước 38%), thì lợi nhuận của LHG có thể đạt 376 tỷ trong năm 2022, tương ứng mức tăng trưởng +27% so với mức thực hiện năm 2021.
Cùng chung kỳ vọng, CTCK MAS trong báo cáo ra ngày 18.4.2022, cũng nâng giá mục tiêu LHG lên 70,000 và dự phóng LSNT năm 2022 là 349 tỷ đồng dựa trên diện tích cho thuê 13ha.
Team NĐT CANSLIM cho rằng dự phóng của VCSC hoàn toàn có cơ sở khi LHG đã có khách hàng đặt cọc trước tiền thuê. Công ty dược 3-2 đã đặt cọc 45 tỷ trong quý IV.2021 để chuẩn bị xây nhà máy mới. Theo VCSC, các khoản ứng trước và đặt cọc của khách hàng để thuê đất KCN trị giá 86 tỷ đồng vào cuối năm 2021. (Xem thêm:
Vì vậy, Team NĐT CANSLIM cho rằng nên quan sát phản ứng với MA20 ngày trước khi có hành động bán. Nếu như LHG vẫn giữ được MA20 ngày thì vẫn còn cơ hôi cho uptrend.