Thêm một dấu hiệu khác cho thấy xu hướng tăng trở nên vững chắc hơn- Một ngày FTD nối tiếp.
KHI TIỀN NỘI BỖNG HOÁ THAM LAM
Đã lâu lắm rồi nhà đầu tư chứng khoán mới được sống trong cảm giác hân hoan bởi sự tăng điểm mạnh của thị trường chứng khoán. Đó không phải là một sự tăng điểm đơn lẻ của bất cứ ngành nào, mà dòng tiền lan toả, rộng khắp, thậm chí đến NVL cũng được giải cứu trong phiên hôm nay.
Sau 2 tuần chờ đợi kể từ phiên đảo chiều 16/11/2022, dòng tiền nội mới nhập cuộc một cách tự tin hơn. Khối ngoại đã mua ròng hơn 10 nghìn tỷ đồng trong suốt 3 tuần qua, trở thành trụ cột giải quyết vấn đề call margin. Lúc này, khi bảng điện không còn hoảng loạn, nhà đầu tư nội mới chịu quay trở lại thị trường để mang tới một phiên FTD bùng nổ nối tiếp ngày thứ sáu tuần trước.
Theo đó, chỉ số VN-Index tăng +3.52% với thanh khoản ở HoSE tăng gần gấp đôi so với phiên trước. Thanh khoản ở HOSE đã lâu lắm rồi mới quay lại mức 16 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tiền để cứu NVL thoát sàn và đóng cửa tham chiếu là hơn 2.1 nghìn tỷ đồng. Riêng PDR vẫn chưa được cứu.
Số cổ phiếu tăng giá gấp 7 lần số cổ phiếu giảm giá trên sàn HOSE. Trong đó có đến 119 mã tăng trần, gấp đôi so với số cổ phiểu giảm giá.
Dòng tiền lan toả khắp nơi,từ Blue chip cho đến midcap hay penny. Chỉ số VN30 tăng +3.81% và HNX-Index tăng +3.7%.
Thêm một phiên FTD củng cố thêm xu hướng tăng của thị trường. Chỉ số VN-Index vượt EMA 21 ngày và vượt qua ngưỡng tâm lý 1000 điểm. Mục tiêu tiếp theo của chỉ số này là cần vượt qua MA50 ngày, đang ở quanh mức 1040 điểm. Một ngày FTD thực sự luôn phải vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng này.
Các ngày sau FTD cũng rất quan trọng như chính ngày này để biết một xu hướng tăng có thực sự xuất hiện hay không. Do đó các nhà đầu tư cần quan sát các vấn đề sau.
- Nên tránh các ngày phân phối mạnh sau 3-4 ngày kể từ ngày FTD.
- Trong vòng 10 ngày kể từ ngày FTD, Đáy thấp nhất 934 điểm trước ngày mở gap up của FTD không nên bị phá thủng.
- Số lượng cổ phiếu giành lại MA50 ngày phải nhích lên. Trong vài ngày gần đây, đã có sự tăng lên của số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày nhưng vẫn còn chậm.
Chúng ta đang nhìn thấy số lượng các cổ phiếu vượt MA50 ngày tăng lên, một dấu hiệu tích cực cho thị trường. Sự bùng nổ của thị trường được giải thích là nhà đầu tư nội bắt đầu trấn tĩnh trở lại sau khi hoạt động call margin chấm dứt, và nhận ra sự rẻ mạt của cổ phiếu Việt Nam. Vì thế, họ đã mạnh tay mua vào với kỳ vọng thị trường giảm đến đây là kịch khung. Tại sao thế? Dòng tiền ngoại đổ vào ở giai đoạn này là tiền trung và dài hạn chứ không phải tiền đầu cơ nữa. Họ đã quay lại sau khi USD Index giảm khiến hoạt động rút vốn ngừng lại.
Những tin đồn gói giải cứu cũng là một hy vọng khác cho nhà đầu tư nội, mặc dù Team NĐT CANSLIM giải thích rằng, nó sẽ chẳng thể đến sớm được. Giống như bao mùa khủng hoảng khác, tiền ngoại đóng vai trò quan trọng, trụ đỡ và làm mồi cho nhà đầu tư trong nước tự tin trở lại. Lần này cũng thế. Theo các thông tin cá nhân, một số quỹ đầu tư nước ngoài sẽ còn tiếp tục giải ngân trong thời gian tới, ví dụ như Quỹ Fubon của Đài Loan.
Thanh khoản thị trường tại các phiên đáy cũng đã giảm về mức 8-10 nghìn tỷ trên HOSE, giảm 50%-70% so với đỉnh cao hồi đầu năm. Đây được xem là lượng tiền thịt của thị trường. Khị thị trường đã kéo về dòng tiền nội tại của nó, lượng tiền thịt sẽ nâng đỡ thị trường.
Không ngạc nhiên khi các cổ phiếu giảm sâu nhất lại đang hồi mạnh nhất: chứng khoán, thép, bất động sản…Nó thậm chí còn hồi phục nhanh hơn cả các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt hay cổ phiếu tăng trưởng. Lý do mua lúc này là rẻ mà, vì thế nhà đầu tư nhìn vào P/B hoặc tài sản của doanh nghiệp, chứ không phải là câu chuyện tăng trưởng nữa.
Ai cũng biết tình hình kinh doanh sẽ còn khó trong thời gian tới. Báo cáo quý 4 sẽ còn tiếp tục lộ diện những khó khăn chồng chất, các khoản lỗ tỷ giá, chi phí lãi vay tăng, hoạt động kinh doanh giảm sút sẽ còn lộ diện. Vào thứ năm tuần trước, chính Chủ Tịch của Thế Giới Di Động – Nguyễn Đức Tài cũng đã có những dự phóng kinh doanh không mấy tốt đẹp trong thời gian tới…”Khó khăn không dễ trôi qua, nó có thể kéo dài, thậm chí đến quý 3/2023, và sức mua ở Việt Nam sẽ giảm khi lạm phát tăng, lãi suất tăng bắt đầu ngấm vào”. Bình luận của anh Nguyễn Đức Tài khiến MWG và nhiều cổ phiếu bán lẻ lăn ra nằm sàn. Đây cũng chẳng phải là lãnh đạo duy nhất bi quan về tình hình kinh doanh. Hoà Phát đang lên kế hoạch đóng tiếp lò cao thứ 5 trong 7 lò cao của họ.
Nới room ngân hàng ư? Không dễ khi hiện nay nhiều ngân hàng có tỷ lệ LDR vượt mức cho phép và cho dù có nới room thì tiền đâu mà cho vay khi nhiều ngân hàng phải chật vật huy động vốn. Lãi suất cao thì có mấy ai có nhu cầu vay. Chính SSI Research cũng cho rằng báo cáo tài chính quý 3 của hệ thống ngân hàng chưa phản ứng rủi ro nợ xấu liên quan đến bất động sản.
Các gói giải cứu trái phiếu doanh nghiệp, tìm kiếm vốn cho nền kinh tế vẫn đang bế tắc. Nhưng như Team NĐT CANSLIM đã giải thích, thị trường chứng khoán là một cỗ máy chiết khấu, nó thường tạo đáy khi tin xấu tràn ngập, và trước khi lợi nhuận của doanh nghiệp tạo đáy.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Việt Nam vẫn được neo ở vùng cao 5.16% trong khi tỷ giá tự do hôm nay ít biến động. Thực ra, nhà đầu tư nước ngoài họ sẽ quan sát nhiều vào USD Index và kỳ vọng FED sẽ thay đổi chính sách lãi suất để quyết định quay trở lại thị trường mới nổi hay cận biên. Khối ngoại vì thế, với ưu thế về vốn và tầm nhìn chính sác sẽ luôn hành động trước các nhà đầu tư nội. Các nhà đầu tư nội sẽ còn phải chờ cho đến khi lãi suất huy động giảm mới tự tin để quay trở lại.
CÁC CỔ PHIẾU CẦN QUAN SÁT: CTG, VRE, MSN, DGW FPT HCM
Các cổ phiếu ngân hàng hôm nay vẫn là điểm sáng. Trong khi BID giảm nhẹ thì CTG lên tiếng với điểm mua Gap Up và chốt phiên tăng +5.8%. Khối lượng giao dịch ở CTG tiếp tục bùng nổ cho thấy dòng tiền lớn đổ vào cổ phiếu này. CTG phiên hôm nay đối diện với MA200 ngày, lần đầu tiên kể từ tháng 4/2022. Cổ phiếu này đã từng áp sát MA200 ngay hồi tháng 8 nhưng sau đó giảm theo xu hướng thị trường chung, và tạo đáy tháng 10, trước thị trường chung, và các phiên tăng giá bất chấp thị trường chung đang xây phần bên phải nền giá.
Sau các điểm mua Pocket Pivot và breakout mẫu hình 3C, Team NDT CAMSLIM tiếp tục quan sát điểm mua pivot truyền thống là 29,500. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, hiện điểm mua breakout truyền thống chưa được xác nhận sẽ thành công và liên tục thất bại trong thời gian qua. Lấy ví dụ BID cũng chùn chân phiên nay khi áp sát điểm mua pivot truyền thống 41,000. Vì thế, các trader đã có sẵn hàng theo các điểm mua ở dưới không cần phải mua thêm CTG, mặt khác cũng vì tỷ trọng nhóm bank cũng đã cao trong danh mục. Nên khống chế, tỷ trọng mỗi nhóm ngành là 25% NAV.
Công ty chứng khoán KB (Hàn Quốc) và VNDirect đồng loạt cũng có báo cáo đánh giá về CTG. Theo đó, các công ty đều đánh giá tăng trưởng lợi nhuận của CTG trong năm 2023 sẽ chậm lại, chỉ tầm 10%-13% vì tăng trưởng tín dụng chậm lại, khả năng chỉ tầm +10% trong năm 2023 mà thôi. Vì thế, mức định giá của CTG của các công ty không quá cao, theo đó KB và VNDirect lần lượt đưa ra mức giá mục tiêu 31,100 và 34,400 đồng/cổ phiếu. Đánh giá của các CTCK là hoàn toàn dựa trên triển vọng tăng trưởng lợi nhuận nên họ đánh giá thấp các công ty lúc này, trong khi dòng tiền hiện nay không nhìn vào tăng trưởng lợi nhuận mà là cổ phiếu nào an toàn và có bị định giá rẻ hay không.
- Còn tiếp, tham khảo chi tiết tại Room zalo 0977.697.420 của Team NĐT CANSLIM