Sau 3 tuần tăng giá, áp lực chốt lãi bắt đầu xuất hiện. Phiên hôm nay, lực cầu vẫn hấp thụ tốt nhu cầu chốt lãi nhưng có khả năng cần có sự nghỉ ngơi để tăng giá tiếp.
NHÓM DẦU KHÍ NHẬN NHIỀU THÔNG TIN TÍCH CỰC
Giá dầu thô bật tăng 2% lên mức 81.62 USD/thùng vào ngày thứ hai sau khi các nước OPEC+ vẫn duy trì cính sách cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng dầu/ngày từ hồi tháng 10 cho đến nay, bất chấp việc EU thiết lập mức giá trần 60 USD/thùng với dầu của Nga vào cuối năm nay. Động thái Trung Quốc nới lỏng các biện pháp chống dịch Covid ở một số thành phố lớn, trong đó có Bắc Kinh, càng tạo thêm tín hiệu tích cực ủng hộ cho giá dầu.
Thời gian cho việc cắt giảm sản lượng dầu của khối OPEC+ là đến tháng 11 năm 2023, trong khi hành động thiết lập mức giá trần của EU có thể dẫn tới động thái trả đũa của Nga. Theo EIA, dự báo Nga sẽ cắt giảm 1.5 triệu thùng/dầu ngày trong năm 2023. Khi nguồn cung càng thu hẹp, giá dầu sẽ vẫn tiếp tục neo ở mức cao.
Trên đồ thị, giá dầu cần vượt qua MA50 ngày, vào khoảng 85 USD/thùng, để hy vọng tạo mẫu hình đảo chiều hai đáy. Tất nhiên, điểm breakout cho mẫu hình này là 93 USD/thùng. Mùa đông đang đến gần, thường tạo ra yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá dầu. Nếu mọi chuyện không xảy ra theo hướng tích cực, ví dụ như giá dầu phá thủng đáy kép 76 USD/thùng, cần nghĩ tới khả năng giá dầu kéo về vùng 62-65 USD, nơi có khả năng nhận được nhiều yếu tố hỗ trợ hơn. Đây là vùng giá mà hồi tháng 10, Tổng Thống Biden từng tuyên bố sẽ mua trở lại dầu cho Kho Dự Trữ Chiến Lược.
Sự tăng giá của giá dầu thế giới cùng với một số thông tin tích cực trong nước, cụ thể là cuộc họp cuối tháng 11 cho biết dự án Lô B- Ô Môn có quyết định đầu tư trước tháng 6/2023 đã tạo nên sự hỗ trợ cho nhóm cổ phiêu dầu khí trong nước.
Cổ phiếu PVS +2.6% sau điểm mua Pocket Pivot hoặc breakout đường xu hướng vào cuối tuần trước, tiếp tục tăng giá trong phiên giao dịch ngày hôm nay, mặc dù đã bị chốt lãi khá đáng kể khiến giá đóng cửa nằm ở gần đáy thấp ngày. Việc PVS vượt qua MA50 ngày với khối lượng khá thuyết phục mở ra khả năng xây dựng nền giá bên phải Chiếc Cốc. Cổ phiếu PVS vừa được quỹ Dragon Capital mua thêm 1.4 triệu cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu từ 4.9% lên 5.23%, một mức tăng nhẹ nhưng được xếp vào danh sách cổ đông lớn.
Theo báo cáo chiến lược của CTCK VNdirect, PVS là một trong những cổ phiếu hưởng lợi nhiều từ dự án lô B- Ô Môn. Theo quan điểm của Team NĐT CANSLIM, cổ phiếu PVS được ưa thích nhất trong ngành dầu khí vì 5 yếu tố.
- PVS đang được kỳ vọng hưởng lợi lớn từ dự án Lô B- Ô Môn và dự án này có khả năng thực hiện từ năm 2023. Chưa kể, tiềm năng từ các dự án LNG/điện gió ngoài khơi. Việc lợi nhuận sau thuế năm nay sụt giảm là điều mà nhiều nhà đầu tư tiên đoán trước.
- PVS đã chốt được hợp đồng thuê dài hạn cho FPSO Ruby II và Lam Sơn, điều đó mang lại nguồn thu ổn định cho công ty giúp công ty sống qua giai đoạn khó khăn, chờ ngày tươi sang từ Lô B- Ô Môn, hoặc thậm chí cả Cá Voi Xanh. Một số tổ chức dự báo, tổng backlog cho cả hai đại dự án này mà PVS có thể nhận được là hơn 3 tỷ đôla.
- PVS có mức vốn hóa hiện nay tầm 10,800 tỷ (khoảng 470 triệu đôla), đã không thay đổi trong suốt 2 năm nay 2021-2022. Vốn hóa của PVS hiện đang tương đương lúc giá dầu 60 đôla/thùng trong khi hiện nay giá dầu đang ở mức trên 90 đôla/thùng. Dự báo giá dầu sẽ ở mức trung bình 80-100 USD/thùng trong thời gian dài giúp các công ty thượng nguồn như PVS hưởng lợi một khi các đại dự án dầu khí được kích hoạt. Khả năng cao PVS đang bị undervalue.
- PVS có lượng tiền mặt lớn bằng 93% giá trị vốn hóa hiện tại của công ty. Công ty có ít nợ nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi vấn đề lãi suất tăng. PVS chi trả cổ tức khá đều ở mức 1,000 đồng/cổ phiếu và nhiều tổ chức kỳ vọng đây sẽ là mức cổ tức ổn định đối với PVS. Với thị giá 22,800 vào hiện tại, tỷ suất cổ tức của PVS là 4.3%.
- Theo quan điểm chúng tôi, nếu dự án Lô B được thực hiện, PVS sẽ quay trở lại mức lợi nhuận trên 1,000 tỷ đồng/năm từ năm 2023, sau nhiều năm có mức lợi nhuận lẹt đẹt 600-800 tỷ do thiếu dự án.
Không chỉ riêng PVS, mà một số cổ phiếu khác cũng đang cố xây nền giá. GAS+1.8% và giữ được MA50 ngày, mở ra khả năng hình thành xu hướng tăng giá mới sau khi điểm breakout Chiếc Cốc bị thất bại hồi đầu tháng 11.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀY HÔM NAY
Ngày phân phối 1/12/2022 nhanh chóng được xoá bỏ chỉ sau 2 phiên giao dịch theo nguyên tắc giá tăng cao hơn 5% so với giá đóng cửa của ngày phân phối. Điều này khiến thị trường sạch ngày phân phối trở lại. Thị trường chỉ mới trở lại xu hướng bởi ngày FTD vào ngày 25 tháng 11 nên càng tránh ngày phân phối mạnh lúc này càng tốt.
Thanh khoản là yếu tố quan trọng cần theo dõi lúc này. Sự đi lên của thị trường chứng khoán trong mấy tuần vừa qua không liên quan gì nhiều đến câu chuyện tăng trưởng hay yếu tố cơ bản, mà đơn giản dòng tiền nhận ra cổ phiếu rẻ và nhảy vào sau hiện tượng Call Margin. Trong đó, dòng tiền ngoại đóng yếu tố “tạo mồi” cho dòng tiền nội tham lam trở lại.
Tin tốt là chỉ số USD Index được kỳ vọng giảm mạnh cho đến tháng 3/2023 nên chúng ta vẫn có thể còn sự ủng hộ của dòng tiền nước ngoài. Tuy nhiên, sau tháng 11 mua ròng mạnh tay, có thể lượng mua ròng của nước ngoài sẽ chậm lại trong tháng 12.
Thanh khoản các phiên hôm nay đã trở lại mức 15-20 nghìn tỷ, theo quan điểm của nhóm có thể là “kịch trần” thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư có thể quan sát sự tụt đi của thanh khoản là dấu hiệu báo trước về khả năng điều chỉnh của giá cổ phiếu. Điều đó chưa diễn ra vào phiên hôm nay, khi thanh khoản vẫn tiếp tục duy trì đứng ở mức cao, gần 20 nghìn tỷ và cao hơn phiên hôm trước. Ngay cả nhiều nhóm cổ phiếu bị chốt lãi nhưng cầu vào vẫn khá mạnh để hấp thụ, đó là dấu hiệu tốt cho thị trường.
Độ rộng thị trường đã có sự thay đổi khi số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày đã vượt số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày trong danh sách các cổ phiếu mà chúng tôi theo dõi. Điều này cho thấy số cổ phiếu xây được nền giá ngày càng nhiều và ủng hộ cho uptrend của thị trường chung.
Chỉ số VN-Index tăng +1.26% và tiếp tục tạo mức đỉnh mới so với các tuần gần đây. Nhưng sau 3 tuần tăng giá liên tiếp, đặc biệt là tuần tăng điểm mạnh cuối tháng 11, chỉ số VN-Index đang đối diện với một loạt các cản kháng cự. MA200 tuần đang ở 1112 điểm. Nếu như nhiều TTCK thế giới như Mỹ, đợt giảm giá vừa qua MA200 tuần đóng vai trò hỗ trợ và giúp thị trường bật tăng trở lại, thì TTCK xuyên thủng MA200 tuần do áp lực Call Margin. Nếu như vấn đề nằm ở chỗ dòng tiền, không liên quan nhiều đến yếu tố cơ bản, kỳ vọng VN-Index nên lấy lại MA200 tuần.
Vùng điểm 1130-1150 là đáy của khung giá cũ hồi tháng 5-tháng 7 bị xuyên thủng trong tháng 9, nay sẽ trở thành vùng kháng cự.
Thị trường đang hồi nhanh từ một đáy và vấn đề lúc này là nguồn cung treo lơ lửng trên đầu. Các cổ phiếu hồi nhanh đoạn này là những cổ phiếu giảm sâu trước đó vì gặp phải vấn đề call margin. Chứng khoán, thép, bất động sản dân cư sẽ đối diện với lượng cung treo lơ lửng trên đầu lớn. Các cổ phiếu này nhiều có khả năng sẽ bị chốt lãi quanh các MA100 ngày hoặc MA150 ngày. Cổ phiếu HPG +2.8% và đã tăng +70% từ đáy và chạm vào MA100 ngày cũng như vùng kháng cự, tạo bởi vùng hỗ trợ hồi tháng 5.
Do đó, chúng tôi nhận thấy không gian tăng giá trong ngắn hạn đang bị hạn chế và áp lực chốt lãi ngắn hạn khá cao. Thị trường có thể bắt đầu phân hoá dần. Đây là thời điểm các cổ phiếu đang xây nền giá tiếp tục tích luỹ để tạo các điểm mua mới.
Cổ phiếu ngân hàng là một trong nhóm cổ RS (Sức Mạnh Giá Tương Đối) cao nhất thị trường hiện nay vì đã tạo đáy sớm hồi tháng 10, trước thị trường chung gần 1 tháng.
Cổ phiếu BID +0.1%, CTG +2.3%, VCB (tham chiếu) đang ở gần điểm pivot truyền thống của các nền giá. Các cổ phiếu này có thể xây phần tay cầm để mang lại điểm mua mới bổ sung.
TIÊU ĐIỂM STB
Cổ phiếu STB có điểm mua Gap Up và đóng cửa trần trong phiên giao dịch ngày hôm nay.
Các chất xúc tác của STB là:
- Còn tiếp, theo dõi chi tiết qua room zalo 0977.697.420 của Team NĐT CANSLIM