CHỈ SỐ VN-INDEX ĐÓNG CỬA Ở NỬA DƯỚI KHUNG GIÁ NGÀY. NGÂN HÀNG VẪN LÀ TRỤ CỨNG CỦA THỊ TRƯỜNG.

Thị trường chứng khoán tăng giá nhẹ trong bối cảnh đà tăng giá bị chững lại trước ngưỡng kháng cự được tạo ra bởi gap down trước đó. Phiên tăng giá nhưng đem lại nỗi lo cho nhà đầu tư hơn là hưng phấn khi đà tăng giá bị thu hẹp mạnh vào cuối phiên. Các cổ phiếu ngành ngân hàng thay nhau tăng giá đỡ thị trường, nhiều cổ phiếu bất động sản tăng trần với khối lượng thấp.

HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY

Các cổ phiếu ngân hàng tiếp tục cho thấy lý do tại sao dòng tiền lớn vẫn chọn bank là nơi trú ẩn an toàn sau các đợt bearish mạnh. Lần lượt các cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng như TCB, LPB, STB tăng trần và sát trần, các cổ phiếu còn lại như VPB, MBB đều có mức tăng tốt. Riêng nhóm bank nhà nước không duy trì được đà tăng giá mạnh như ngay từ đầu phiên, kết thúc phiên với mức tăng giá khiêm tốn, thậm chí cổ phiếu VCB còn kéo thị trường đi xuống với mức giảm xấp xỉ 2%.

Chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1,050.53 (tăng 0.91%) với khối lượng giao dịch lớn hơn phiên hôm trước. Hành động giá của chỉ số VN-Index là khá xấu khi chỉ số này kết thúc ngày giao dịch với việc đóng cửa ở nửa dưới khung giá ngày. Chính hành động giá đã cho thấy áp lực bán vẫn đè nặng lên chỉ số ở thời điểm hiện tại khi tiến về vùng kháng cự, tuy nhiên điều may mắn là chỉ số đã thoát khỏi một ngày phân phối dạng Churning day khi vẫn kịp đóng cửa tăng giá trên 0.4%.

Đường trung bình di động MA10 ngày tạm thời là vùng hỗ trợ cho chỉ số nhưng điểm hỗ trợ cứng phải nhắc đến vùng hội tụ bởi đường trung bình di động MA50 ngày và đường EMA21 ngày. Thị trường cần phải hoạt động trên vùng hỗ trợ này để duy trì đà tăng giá hiện tại, đánh mất vùng hỗ trợ quan trọng này thì xác suất cao xu hướng tăng giá sẽ bị thay đổi.

Tạm thời thị trường vẫn an toàn để trader có thể tìm kiếm lợi nhuận nhưng hãy chú ý về động rộng thị trường. Giống như ngày FTD, một thị trường tăng giá không thể thiếu các cổ phiếu tăng giá vượt qua MA50 ngày. Độ rộng thị trường phiên giao dịch hôm nay bị thu hẹp so với các phiên trước. Số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày hôm nay bị rút ngắn lại, số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày đang ngày càng xấp xỉ bằng với số cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày. Mọi nỗ lực tăng giá sẽ trở thành vô nghĩa nếu các cổ phiếu dẫn dầu không còn giữ được vùng hỗ trợ cuối cùng chính là đường trung bình di động MA50 ngày.

RỦI RO TỪ NHÓM BẤT ĐỘNG SẢN, NHÀ ĐẦU TƯ CẦN THẬN TRỌNG TRƯỚC CÁC ĐỢT TĂNG GIÁ TỪ ĐÁY CỦA NHÓM CỔ PHIẾU NÀY.

Có thể nói nhóm cổ phiếu bất động sản là nhóm tăng giá hồi phục mạnh nhất trong nhiều nhóm ngành sau thị trường chung xác nhận tạo đáy đi lên. Nhiều cổ phiếu đã tăng giá gần gấp đôi từ đáy và cú hồi phục dạng chữ V ở các cổ phiếu này xác suất cao sẽ không đem đến một xu hướng tăng giá bền vững. Chính vì những điều đó, chúng tôi khuyên nhà đầu tư nên chốt lợi nhuận nếu vô tình bắt được đáy hay bán cắt lỗ nếu không may mua phải cổ phiếu thuộc nhóm này vào đầu năm nay. Cách tốt nhất để tránh sập bẫy thêm một lần nữa là hãy bán cổ phiếu, cầm tiền mặt và đợi các cổ phiếu này xây nên một nền giá hoàn chỉnh trước khi tham gia trở lại.

Các doanh nghiệp bất động sản đang đứng trước khủng hoảng về tiền mặt khi NHNN vẫn đang giám sát chặt chẽ  việc cho vay của ngân hàng đối với các nhà phát triển BĐS và người vay mua nhà để tránh thị trường BĐS trở nên quá nóng như đợt đầu năm nay. Tín dụng được bơm ra thêm 1.5%-2% trong đầu tháng 12 vừa qua chỉ đủ để một số doanh nghiệp tạm “cầm máu” trước các đợt đáo hạn khoản vay, mục đích chính của tăng trưởng tín dụng vẫn chưa tìm thấy ở thời điểm hiện tại. Tất nhiên tín dụng sẽ được ưu tiên vào các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, vì thế chúng tôi thấy rằng đất diễn của nhóm BĐS là còn rất ít và rõ ràng nếu không được ngân hàng hỗ trợ cho vay thì doanh nghiệp BĐS khó lòng triển khai mở bán các dự án của họ được.

Nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu đã bị thắt chặt sau sự kiện Vạn Thịnh Phát, với các quy định nghiêm ngặt về việc phát hành và niềm tin bị đánh mất, sự thật là quá khó để huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu vào lúc này. Giá trị trái phiếu phát hành trong 10T2022 thấp hơn -63.3%, đồng thời nhiều công ty BĐS đang xoay sở mua lại trái phiếu trước hạn để tránh các rủi ro pháp lý, điều này tạo nên áp lực thanh khoản nặng nề cho các DN BĐS này. Theo thống kê, giá trị TPDN được mua lại trước hạn tăng 41.9% tính đến tháng 10.2022.

Rủi ro về thanh khoản sẽ khiến các doanh nghiệp BĐS không thể triển khai nhanh các dự án đang tồn động. Vì vậy có khả năng cao khó khăn vẫn sẽ còn tiếp diễn đến năm sau khi nhu cầu mua nhà thấp hơn do NHNN tăng lãi suất mạnh khiến chi phí lãi vay tăng lên cao hơn so với trước đây. Bước qua năm sau, các ngân hàng sẽ được cấp hạn mức tín dụng mới, điều này sẽ giúp các ngân hàng cung cấp nhiều khoản vay BĐS hơn nhưng hãy nhớ NHNN đã tuýp còi về vấn đề cho vay BĐS quá mức ở một số ngân hàng, vì vậy tiếp cận các khoản vay mua nhà sẽ trở nên khó khăn hơn so với các năm trước đây.

Các chủ đầu tư sẽ cần củng cố vị thế thanh khoản để hoàn trả 322,864 tỷ đồng (13 tỷ USD) trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong hai năm tới. Đây chính là lý do khiến nhiều doanh nghiệp BĐS đang đứng trên bờ vực khủng hoảng “khi nợ đến ngày phải trả nhưng tiền thì kiếm chưa ra”, một câu nói vui nhưng đúng với bối cảnh lúc bây giờ.

Tài sản của các nhà phát triển bị ràng buộc trong hàng tồn kho kém thanh khoản (ví dụ: các dự án bị đình trệ chưa hoàn thành), tính đến 9T2022 chiếm hơn một nửa giá trị tài sản kết hợp của 45 nhà phát triển lớn. Hầu hết các nhà phát triển được niêm yết đều có tỷ lệ thanh toán nhanh thấp hơn 1, một dấu hiệu cho thấy sự hạn chế thanh khoản của vốn lưu động

(còn tiếp)

Tham gia Team NĐT CANSLIM để đọc chi tiết bản tin, Zalo: 0977.697.420

Trả lời