Tâm lý thận trọng, dè dặt trong những ngày cuối năm thể hiện rõ trong tuần này khi thanh khoản rất thấp vào phiên sáng, phải chờ đến phiên chiều mới cải thiện đôi chút. Sau phiên giảm mạnh vào ngày thứ hai, chỉ số VN-Index đã lấy lại gần hết số điểm đã mất. Thanh khoản thấp đi kèm với độ biến động cao sẽ là điều nên được kỳ vọng vào lúc này.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HÔM NAY
Dòng cổ phiếu ngân hàng đang là tâm điểm, có lẻ nó phù hợp cho mục tiêu kéo chỉ số mà không cần phải tốn nhiều công sức. Cổ phiếu BID +4.8% và chạm ngay vào điểm mua pivot truyền thống 42,000 của mẫu hình Chiếc Cốc Tay Cầm, bằng phiên thanh khoản đột biến gấp 2 lần thanh khoản bình quân 50 phiên. Cho dù BID đóng phiên chưa hoàn toàn vượt qua điểm pivot để tạo phiên breakout, nhưng giá cố phiếu cũng đã kích hoạt điểm mua sớm khi breakout đường trendline nối các đỉnh ở khu vực tay cầm.
Cổ phiếu BID được khuyến nghị giao dịch bởi Team NĐT CANSLIM, ngay sau khi chỉ số VN-Index có ngày FTD (Bùng Nổ Theo Đà) vào ngày 25/11/2022. Dòng ngân hàng tạo sóng cuối năm khi tạo đáy vào tháng 10, sớm hơn thị trường chung khoảng 1 tháng.
Tương tự BID, cổ phiếu VCB cũng cố gắng tạo điểm breakout đường trendline ở khu vực tay cầm để tạo điểm mua sớm. Tuy nhiên, lưu ý VCB yếu hơn nhiều khi quá trình kéo về EMA 21 ngày, bất cứ nỗ lực đánh lên nào cũng thất bại ngay trong phiên. Giá cổ phiếu thường đóng cửa ở đáy thấp nhất ngày. Đây là dấu hiệu cho thấy hành động giá yếu ở khu vực tay cầm, và VCB đang yếu hơn so với BID.
Dòng ngân hàng đóng góp chính vào mức tăng của chỉ số VN-Index ngày hôm nay. LPB +6.8% và VPB là 1.4%. Trong đó, LPB cũng tương tự như BID, tạo điểm mua sớm khi vượt qua đường trendline của phần tay cầm. Thanh khoản tuy không đột biến nhưng cũng tăng so với thanh khoản bình quân. Chú ý, LPB tạo đáy bằng mẫu hình đảo chiều Hai Đáy nên các điểm mua breakout đường trendline sau đó diễn ra khá mạnh mẽ.
Chỉ số VN-Index chốt phiên tăng 1.1% với thanh khoản tiếp tục giảm so với phiên trước. Mặc dù vậy, VN-Index kịp lấy lại MA50 ngày. Tuy nhiên, như đã giải thích khi đường MA50 ngày phẳng nằm ngang nó trở nên kém ý nghĩa vì nó cho thây thị trường vẫn đang trong xu hướng đi ngang.
Thanh khoản sụt giảm vào lúc này là do hiệu ứng nghỉ lễ, khi mà nước ngoài đang chậm lại hoạt động giao dịch. Phiên hôm nay, khối ngoại chỉ mua ròng 320 tỷ đồng.
Thực sự, phiên tăng giá hôm nay không phải quá mạnh mẽ khi độ rộng thị trường không lớn. Số lượng cổ phiếu tăng chỉ nhỉnh hơn đôi chút so với số lượng cổ phiếu giảm. Thị trường đang tập trung vào việc kéo trụ để giữ chỉ số.
Hãy cần nhớ, triển vọng thị trường đang ở đèn vàng với số ngày phân phối nhiều. Do đó, nhà đầu tư nên hạn chế giao dịch ở điểm breakout nền giá truyền thống, vốn có hiệu quả kém trong năm nay, trừ khi có yếu tố cơ bản và kỹ thuật thật xuất sắc. Đây không phải là điều chúng ta nhìn thấy ở đây. Các bank được kéo chủ yếu nhờ câu chuyện riêng liên quan đến thay máu cổ đông hoặc gốc cổ đông nhà nước, hoặc tránh được rủi ro trái phiếu. Vì thế, ngay cả khi BID, LPB cùng nhiều mã cổ phiếu khác như gần đây như PVT có điểm breakout nền giá nhưng Team NĐT CANSLIM không khuyến nghị gia tăng tỷ trọng thêm nữa.
Chủ yếu sử dụng tấm đệm lợi nhuận từ điểm mua sớm bên trong nền giá để chịu đựng các điều chỉnh tự nhiên khi cổ phiếu kéo về EMA 21 ngày hoặc MA50 ngày. Đây chính là những gì đang diễn ra ở PVT +3.3% và giữ trên điểm mua pivot 20,700 của Chiếc Cốc Tay Cầm. Đường EMA 21 ngày đang tạo ra điểm hỗ trợ tốt.
Hãy giao dịch chậm lại vào lúc này và chờ thời điểm thích hợp. Theo quan điểm của Team NĐT CANSLIM phải chờ đến thời điểm 17.1.2022 +/-3 ngày giao dịch mới hy vọng có sự thay đổi lớn.
Một là, đó là thời điểm đón nhận các thông tin vĩ mô như các mục tiêu lạm phát, tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng GDP. Nhà đầu tư muốn xem định hướng chính sách tiền tệ của NHNN. Một số CTCK như VNDirect dự phóng mức tăng trưởng tín dụng chỉ 11% trong năm tới. Có lẽ không gian của chính sách tiền tệ là không lớn, nhà đầu tư muốn xem các sự hỗ trợ khác về mặt vĩ mô như: Gói đầu tư công 700 nghìn tỷ sẽ thực hiện như thế nào?
Thứ hai, đây là thời điểm bắt đầu rõ rĩ báo cáo lợi nhuận quý IV của các doanh nghiệp. Nhà đầu tư có lẽ đã dự phóng trước con số chẳng mấy đẹp trong mùa báo cáo năm nay. Tuy nhiên, vẫn cần quan sát sự bất ngờ tích cực hay tiêu cực có thể diễn ra để tìm kiếm cơ hội giao dịch.
Thứ ba, mặc dù đây là thời điểm giáp Tết Âm Lịch, nhưng dòng tiền nước ngoài đã trở lại sau kỳ nghỉ Tết Dương Lịch. Chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư cần quan sát kỹ đồ thị US Bond Yield kỳ hạn 2 năm hoặc chỉ số USD Index để tìm ra manh mối về hoạt động giao dịch của khối ngoại. Với kịch bản lợi suất trái phiếu Mỹ sụt giảm và đồng USD Index cũng đi xuống, chúng tôi kỳ vọng vào bàn tay hỗ trợ của khối ngoại vào thời điểm này.
NỐI LẠI NGUỒN CUNG IPHONE 14
Vào ngày thứ ba, nhà phân tích JP Morgan, ông Samik Chatterjee nói rằng hệ thống kiểm tra kênh phân phối của ngân hàng đầu tư này cho thấy Apple đã có bước tiến trong việc cải thiện nguồn cung sản phẩm iPhones, đặc biệt ở các model cao như Iphone 14 Pro max. Vào tháng 11 và 12, các biện pháp LockDown của Trung Quốc đã khiến cho nguồn cun các model Iphone 14 bị gián đoạn. Điều này từng khiến cho ngân hàng JP Morgan hạ khuyến nghị đầu tư cổ phiếu Apple. “Tốc độ cải thiện nguồn cung khá chậm”- Samik nói thêm.
Cổ phiếu Apple giảm 1.4% xuống mức đáy vào ngày thứ ba, chạm mức 130.03. Có vẻ như JP Morgan đã thay đổi quan điểm khi khuyến nghị mua cổ phiếu này với giá mục tiêu 190. Nhật Báo IBD cũng đưa Apple (tỷ phú Buffett đầu tư 40% danh mục vào cổ phiếu này) vào danh sách theo dõi mua.
Đây là một thông tin tích cực giúp cho các cổ phiếu bán lẻ ICT Việt Nam, vốn lo ngại thiếu hụt Iphone 14. Apple đã cố gắng đưa Ấn Độ thành trung tâm sản xuất mới, bên cạnh Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ ở phía cung hàng, mà bây giờ còn đối diện với cả cầu yếu.
Cổ phiếu MWG vừa thông báo kết quả kinh doanh tháng 11 giảm -67%yoy trong bối cảnh nhu cầu yếu, cho dù đây là thời điểm giáp tết. Doanh thu mảng Điện Máy Xanh và Thế Giới Di Động (bao gồm cả Top Zone) thường đóng góp 70% doanh số của MWG, cũng sụt giảm, khiến cho doanh số công ty tháng 11 giảm 13% yoy. Ngoại trừ tivi tăng do hiệu ứng World Cup thì các sản phhẩm khác đều có cầu giảm.
Giá cổ phiếu MWG giảm -1.8% sau kết quả kinh doanh tháng 11, và là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số thị trường.
XU HƯỚNG CHUYỂN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ TIÊU DÙNG SANG VIỆT NAM- KBC HƯỞNG LỢI
Vào cuối tháng 12, Xiaomi xác nhận đã sản xuất sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam và dự kiến tiếp tục mở rộng tại Việt Nam. Nhiều công ty đang rời khỏi Trung Quốc hoặc chuyển một phần khỏi quốc gia này sau khi nhận thấy rủi ro về chính sách, cụ thể là Zero Covid, cũng như mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc xấu đi sau vấn đề nhân quyền ở Tân Cương. Không những thế, chi phí lương tại Trung Quốc cũng tăng lên.
Việt Nam đang nổi lên như một nút cung ứng rất quan trọng đối với điện tử tiên dùng. Gần nhất, Foxcomn cũng cho biết sẽ tăng sản xuất các sản phẩm như Ipad tại Việt Nam. Xem thêm[1]:
Cổ phiếu KBC đang hưởng lợi từ làn sóng này. KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh dự kiến bàn giao cho Oppo vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023; KCN Quang Châu mở rộng đã được chính thức chấp nhận chủ trương đầu tư và mặt bằng tương đối sẵn sàng để bàn giao cho Foxcomn.
Hôm nay cũng là ngày KBC diễn ra Đại Hội Cổ Đông Bất Thường Lần 2. Theo đó, công ty có những kế hoạch nổi bật như sau:
+ Kế hoạch kinh doanh năm 2023 có doanh thu đạt 9 nghìn tỷ và lợi nhuận sau thuế là 4 nghìn tỷ, tương ứng bàn giao 250 ha đất KCN.
+ Huỷ bỏ kế hoạch phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu.
+ Mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, chiếm hơn 13% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành
+ Trả cổ tức tiền mặt 20% (2000 đồng/cổ phiếu).
Kế hoạch này được tiết lộ từ ngày 9/12 và theo đánh giá của CTCK HSC thì mục tiêu kế hoạch lợi nhuận như vậy là cao hơn 20% so với dự báo của họ. Nhìn chung đây là một mục tiêu lợi nhuận khá tham vọng trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại. Thông tin hướng dẫn lợi nhuận này do đó là tích cực đối với giá cổ phiếu.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng có rủi ro đối với kế hoạch này khi có thể bao gồm cả việc bán sĩ 30 ha đất tại KDC Tràng Cát (584 ha ở Hải Phòng). Thực tế, năm 2022 kế hoạch bán sĩ này cũng đã được đặt ra nhưng không hoàn thành được, nên nay chuyển sang năm 2023. Lợi nhuận 9 tháng của KBC chỉ đạt 2,136 tỷ đồng, bằng 47% kế hoạch lợi nhuận cả năm do không đạt chỉ tiêu ở KDC Tràng Cát.
[1] https://ictnews.vietnamnet.vn/thay-gi-tu-viec-xiaomi-chuyen-san-xuat-sang-viet-nam-5011273.html
- Còn tiếp, đọc chi tiết tại Room Zalo 0977.697.420 của Team NĐT CANSLIM hoặc THAM GIA KHOÁ HỌC TREND TRADER