Bên bán tập trung đánh vào trụ như ngân hàng để đạp thị trường. Độ biến động thị trường cao trước ngày họp FOMC của Mỹ. TTCK đang gặp phải bài test mạnh về thông tin và đây là lúc để xem phản ứng của bên bò tại các mức hỗ trợ quan trọng.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HÔM NAY
Dữ liệu PMI của Việt Nam đạt mức 47.4 điểm trong tháng 1, tăng so với mức 46.4 của tháng 12. Mặc dù vẫn đang trong xu hướng giảm nhưng khó khăn đã giảm bớt. Điểm mới là lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng lần đầu tiên trong 3 tháng. Điều này làm tốc độ giảm của số lượng đơn đặt hàng mới chậm lại.
Tuy nhiên, đây không phải là thông tin mà thị trường chú ý đến. Cuộc họp FOMC diễn ra vào ngày 31/1 và ngày 1 tháng 2 mới là tâm điểm. TTCK Việt Nam sẽ đón tin vào ngày mai. Không có sự hoảng loạn nào diễn ra trên TTCK toàn cầu. Cả TTCK Châu Á và Châu Âu vẫn đang xanh nhẹ trước giờ họp FOMC. Ngay cả lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam kỳ hạn 10 năm giảm gần 17 điểm cơ bản xuống 4.47%.
Trong khi đó, các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam bất ngờ hoảng loạn vào phiên chiều, khi hàng loạt cổ phiếu ngân hàng bị giảm mạnh. Tội đồ kéo thị trường đi xuống là VPB khi giảm -5.91%. Nhiều cổ phiếu ngân hàng khác như STB -5.35%…
Chỉ số VN-Index giảm -3.17% với thanh khoản cao hơn phiên trước, tạo nên ngày phân phối mạnh. Giá đóng cửa nằm ở gần đáy thấp ngày tạo ra hành động giá xấu. Đây là phiên phân phối mạnh thứ hai trong ba phiên gần đây. Nên nhớ, số lượng ngày phân phối mạnh nằm gần nhau là xấu.
Trong bối cảnh thị trường bị chi phối bởi thông tin, độ biến động có thể tăng mạnh. Ngày thứ hai giảm mạnh, ngày thứ ba hồi phục và lại rớt mạnh vào ngày thứ tư. Vì thế, trader cần chuẩn bị cho những chuyến tàu lượn. Chúng ta vẫn chưa biết thị trường sẽ phản ứng như thế nào với cuộc họp FOMC.
Chỉ số VN-Index đang gặp phải kháng cự tạo bởi MA200 tuần. Điểm tích cực là nước ngoài không bán ròng trong phiên ngày hôm nay, mà ngược lại mua ròng nhẹ hơn 90 tỷ đồng.
Đường EMA 21 ngày sẽ đóng vai trò hỗ trợ quan trọng cho chỉ số VN-Index, hiện đang ở mức 1060 điểm. Ngay bên dưới là MA50 ngày tại 1035 điểm. Chỉ số VN-Index đã quay lại xuống dưới đỉnh tháng 12 sau khi vượt qua. Trong một thị trường bò khoẻ mạnh, đây không phải là điều nên được nhìn thấy. Vì thế, chúng ta sẽ quan sát xem liệu VN-Index có giữ được EMA 21 ngày và vượt trở lại đỉnh này hay không. Nếu không nhìn thấy điều này, rủi ro sẽ tăng lên khiến triển vọng thị trường xấu đi.
Ngân hàng hiện là leader chính giữ thị trường. Phiên hôm nay đã cho thấy “muốn giết địch thì phải đánh tướng”, bên gấu đã đánh trực diện vào nhóm ngân hàng. Phần lớn các cổ phiếu ngân hàng sau phiên hôm nay sẽ tìm hỗ trợ tại EMA 21 ngày. Một lần nữa, phản ứng của các cổ phiếu ngân hàng tại đường EMA 21 ngày sẽ phản ánh sức khoẻ của thị trường.
Khi thị trường chung điều chỉnh, các cổ phiếu leader thường xây lại tay cầm ở các vùng quanh EMA 21 ngày. Hãy quan sát phản ứng để biết liệu các cổ phiếu leader đang xây lại điểm mua hay là bị gãy và trở lại xu hướng giảm.
CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ IV- PNJ, PVD
Mặc dù nền cao vào quý 4/2021 do nhu cầu bị dồn nén sau đại dịch Covid, nhưng PNJ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu +18%yoy vào quý IV/2022 trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn là một thành công. Luỹ kế cả năm 2022, PNJ có mức tăng trưởng doanh thu +73%yoy và tăng trưởng lợi nhuận ròng là +76%, cao hơn 30% so với kế hoạch đầu năm. Mức tăng trưởng này vừa khớp với kỳ vọng của một số công ty chứng khoán.
Dự báo năm 2023, PNJ sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận ròng khoảng 21% và vẫn là một trong số các công ty bán lẻ có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao. PNJ cho biết, họ đã tích cực tích luỹ tồn kho vàng vào quý 4/2022, trước khi giá vàng tăng mạnh. Mức tồn kho của PNJ ở mức hơn 10 nghìn tỷ, cao hơn mức bình quân nhiều năm là 7-8 nghìn tỷ đồng.
- Còn tiếp
ĐỌC CHI TIẾT TẠI ROOM ZALO 0977.697.420 CỦA TEAM NĐT CANSLIM.