Khi bạn giao dịch trên các thị trường tài chính, luôn luôn có rủi ro mất tiền. Các nhà giao dịch không sử dụng phương pháp quản trị rủi ro và quản trị tiền một cách hợp lý thường phải mất một số tiền lớn hoặc cháy sạch tài khoản. Nhưng điều khó khăn là làm sao biết được cách quản trị rủi ro, hoặc quản trị tiền hợp lý? Câu trả lời có thể khiến bạn ngạc nhiên và rủi ro sụp đổ (ROR) có thể cao hơn bạn nghĩ. Bản thân tôi cũng là một nhà giao dịch. Tôi luôn cố gắng tìm cách để hiểu rõ hơn về khả năng giao dịch của bản thân mình và vấn đề nào cần phải giải quyết. Điều đó thúc đẩy tôi tìm hiểm khái niệm ROR. Chính ROR đã giúp tôi rất nhiều trong việc có được sự tự tin lớn về thành tích và chiến lược giao dịch của bản thân, mang đến một con số rõ ràng về tỷ lệ phần trăm rủi ro của tổng tài khoản có thể mất trong giao dịch. Trong bài viết này, tôi đang cố gắng phân tích chi tiết về ROR cho bạn hiểu. Hy vọng rằng, sau khi đọc bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn thế nào là ROR, và tầm quan trọng của nó đối với bản thân sự nghiệp giao dịch, làm thế nào để tính toán và cải thiện nó.
ROR LÀ GÌ?
ROR tính toán xác suất mà bạn sẽ đánh mất môt tỷ lệ phần trăm nhất định của tài khoản. Nó thỉnh thoảng được gọi là Xác Suất Sụp Đổ Tài Khoản (Probability of Ruin). ROR được hiểu là là số dư tài khoản giảm xuống mức tối thiểu để tiếp tục giao dịch.
Đối với các nhà giao dịch chuyên nghiệp, đây là một trong những thước đo quan trọng nhất cần phải biết.
Nếu bạn quan sát biểu đồ dưới đây, bạn sẽ biết được rủi ro ROR cho một nhà giao dịch. Lưu ý, nhà giao dịch này có xác suất +/-80% thua lỗ 1% tài khoản. Mặc dù điều này có vẻ cao nhưng nên nhớ rằng, mức thua lỗ 1%-2% tài khoản là rất bình thường. Đó chỉ là mức rủi ro cho phép khi thực hiện một giao dịch. Nếu bạn nhìn theo góc độ này, con số xác suát 80% chẳng hề có vấn đề gì lớn. Một lưu ý khác là đường cong tài khoản giảm xuống rất nhanh và chúng ta nhìn thấy nhà giao dịch này có xác suất +/- 1% thua lỗ 75% tài khoản. Nói chung, mức xác suất dưới 1% cũng là chấm nhận được, mặc dù nó còn tùy thuộc vào mức độ ưa thích rủi ro của từng nhà giao dịch. Từ biểu đồ này, bạn có thể nhìn thấy việc tính toán rủi ro ROR có thể giúp bạn có được kỳ vọng hợp lý về số tiền mà bạn có thể mất trong suốt quá trình giao dịch. Lưu ý rằng, ROR không nói khi nào bạn sẽ mất tiền. Điều đó có thể diễn ra vào ngày mai hoặc năm sau. Nó chỉ nói cho bạn biết xác suất mà bạn thua lỗ một số tiền nhất đỉnh.
Một ví dụ giả định về biểu đồ ROR.
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN RỦI RO SỤP ĐỔ (ROR)
Có hai phương pháp chính để tính toán rủi ro ROR
- Phương pháp đầu tiên được viết bởi Perry J.Kaufman trong cuốn sách Smart Trading của ông. Xem hình bên dưới
- Một phương pháp cao cấp hơn là bởi Ralph Vince trong cuốn sách nổi tiếng Portfolio Management Formulas (New York, Wiley, 1990). Đây là cuốn sách rất phức tạp vì có nhiều công thức toán học.
Tôi sẽ đề cập cả hai phương pháp trong những dòng tới và giải thích tại sao tôi tin vào phiên bản cao cấp của Ralph Vince hơn. Nếu bạn không thích toán học phức tạp thì bạn hãy bỏ qua hai đoạn văn sau nói về cách tính rủi ro ROR. Mặc dù tôi thấy rất thú vị khi giải thích sự khác biệt giữa hai phương pháp trên, nhưng nếu bạn không cần biết đến toán học thì thôi vây. Thực sự, bạn có thể sử dụng bảng tính cột trong Excel hoặc các báo cáo Ghi Chép Nhật Ký Giao Dịch (Trading Journal) đã tính toán sẵn cho bạn rồi. Còn nếu bạn có nhã hứng với vẻ đẹp của toán học thì bạn có thể đọc các đoạn sau.
CÁCH TÍNH RỦI RO ROR THEO CÔNG THỨC KAUFMANN
Perry Kaufmann đã đưa ra công thức tính toán rủi ro ROR trong cuốn sách Smarter Trading như sau
Trong đó, Risk of Ruin (ROR) là Rủi Ro Sụp Đổ Tài Khoản. Edge gọi là Lợi Thế, được tính bằng tỷ lệ phần trăm chiến thắng – tỷ lệ phần trăm thua lỗ.
U là con số rủi ro tối đa mà bạn chấp nhận trước đến ngưỡng sụp đổ.
Lấy ví dụ:
Nếu bạn có tỷ lệ chiến thắng là 60%, đồng nghĩa tỷ lệ phần trăm thua lỗ là 40%. Tài khoản có số dư $10,000. Giờ đây bạn muốn tính toán rủi ro ROR cho khả năng mất 30% tài khoản.
Mất 30% tài khoản $10,000 nghĩa là thua lỗ $3,000. Để tính toán rủi ro ROR, đầu tiên chúng ta cần tính U. Chúng ta có thể tính U bằng cách sử dụng tỷ lệ phần trăm rủi ro cho mỗi giao dịch.
Giả sử chúng chấp nhận $200 cho mỗi giao dịch (tức tỷ lệ phần trăm rủi ro cho mỗi giao dịch là 2% tài khoản). Điều đó, có nghĩa bạn sẽ có chuỗi 15 phiên lỗ liên tiếp ($3,000/$200) để mất $3,000.
Áp dụng vào công thức trên chúng ta có:
Vì thé, trong ví dụ này, bạn có xác suất 5.19% thua lỗ 30% tài khoản khi sử dụng công thức của Kaufmann. Hơi cao một chút. Trong phần sau, tôi sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để hạ thấp rủi ro ROR, nhưng giờ đây chúng ta chuyển qua công thức của Ralph Vince
CÔNG THỨC TÍNH ROR CỦA RALPH VINCE.
Một trong những thiết sót trong công thức của Ralph Vince là nó chỉ sử dụng vào tỷ lệ phần trăm chiến thắng và tỷ lệ phần trăm thua lỗ. Nó chưa hề tính toán đến độ lớn của payoff (viết tắt là P), tức trung bình lãi so so với trung bình lỗ. Thực sự, số tiền bạn kiếm được từ các giao dịch lãi nên lớn hơn nhiều so với số tiền thua lỗ từ các giao dịch lỗ, và điều này sẽ có tác động đến rủi ro ROR. Điều đó giải thích tại sao công thức của Ralph Vince là phiên bản tính toán tốt hơn về rủi ro ROR. Công thức này phức tạp hơn nhiều, nhưng nó sẽ đem tới kết quả tính toán chính xác hơn.
Công thức của Ralph Vince như sau:
Để chúng tôi minh họa nó bằng ví dụ sau:
- Tỷ lệ phần trăm chiến thắng vẫn là 60%
- Tỷ lệ phần trăm thua lỗ vẫn là 40%.
- Tiếp tục sử dụng cùng số vốn giao dịch là $10,000.
- Rủi ro thua lỗ tối đa được chấp nhận là 30%.
- Sự khác biệt lúc này là giả định số tiền lãi trung bình là $300 cho mỗi giao dịch
- Số tiền lỗ trung bình là $200 cho mỗi giao dịch
(Lúc này Payoff của bạn là 1.5 lần ($300 chia $200)
Áp dụng vào công thức chúng ta có
Mặc dù công thức của Raph Vince chính xác hơn so với Kaufmann nhưng nó vẫn chưa hoàn chỉnh. Nó chưa tính đến sự biến động trong quá trình giao dịch. Có nghĩa là công thức đã cố định tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro và tỷ lệ chiến thắng, trong khi thực tế không hề như vậy. Các thông số lợi nhuận/rủi ro và tỷ lệ chiến thắng luôn biến động theo thời gian. Một vấn đế khác là nó giả định bạn thực hiện vô hạn giao dịch. Nhưng trong thực tế, bạn có thể đã rút lui khỏi thị trường một khi tài khoản tăng đến mức nào đó. Ví dụ, bạn rút tiền mua một chiếc xe hơi đời mới. Lúc này, khi bạn rút tiền ra khỏi tài khoản, thì rủi ro ROR sẽ thay đổi. Ví dụ, nếu bạn sút 20% số vốn sau 100 giao dịch thì a) bạn không thể mất số tiền đó và 2) rủi ro ROR thực tế thấp hơn so với chúng ta đã tính toán. Thay vì tự hỏi bản thân xác suất thua lỗ 20% vốn là như thế nào, câu hỏi của chúng ta giờ dây là xác suất thua lỗ 20% vốn trong 100 giao dịch tiếp theo. Nhưng vấn đề phức tạp của cuộc sống khiến mô phỏng Monte Carlo được chính bản thân admin ưa thích sử dụng.
TÍNH TOÁN RỦI RO ROR BẰNG MÔ PHỎNG MONTE CARLO
Trong bài viết khác, mô phỏng Monte Carlo sẽ được giải thích chi tiết hơn. Còn giờ đây, bạn hiểu nôm na mô phỏng Monte Carlo là tung xúc sắc nhiều lần. Nhưng thay vì tung xúc sắc, chúng ta có thể mô phỏng nhiều giao dịch và tính toán mức drawdown tối đa. Số giao dịch mà chúng ta mô phòng dựa vào tỷ lệ phần trăm chiến thắng, trung bình lãi và trung bình lỗ. Lúc này chúng ta tạo ra một sự biến động đối với thông số trên. Ví dụ, chúng ta có thể thay đổi tỷ lệ phần trăm chiến thắng một chút, hoặc tỷ lệ trung bình lãi/trung bình lỗ một chút. Bằng cách thay đổi mỗi tham số, chỉ một chút thôi, chúng ta có nhiều kết quả giao dịch khác nhau và tính toán Max Drawdown từ các giao dịch này. Nếu chúng ta biết được Max Drawdown của mình, bạn có thể dễ dàng biết được rủi ro sụp đổ tài khoản (ROR).
Giả sử, chúng ta lại bắt đầu giao dịch bằng tài khoản $10,000 và bắt đầu mô phỏng cho 100 giao dịch tới. Nếu mô phỏng cho thấy Max Drawdown của 100 giao dịch tới là $3,000 thì bạn biết rằng xác suất ROR là 100% thua lỗ 30% số vốn. Với máy tính, sức mạnh mô phỏng giờ đây không khó khăn, nó có thể tạo ra 500 mô phỏng cho 100 giao dịch tới cho mỗi mô phỏng. Chúng ta biết được xác suất 36% trong 500 mô phỏng này có một drawdown ít nhất $3,000 và xác suất 74% gặp một drawdown dưới $3,000. Điều này có nghĩa rằng rủi ro ROR cho việc thua lỗ 30% số vốn giờ đây là 36%.
Bằng cách sử dụng mô phỏng Monte Carlo chúng ta tạo ra độ biến động (variance) cho quá trình giao dịch và nó cho phép tính toán rủi ro ROR dựa trên số lượng giao dịch nhất định. Về cơ bản, mô phỏng Monte Carlo gần gủi với đời sống thực tế hơn và do đó mang tới kết quả tính toán xác suất ROR tốt hơn.
Trong cuốn sách QUẢN TRỊ VỐN TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN của tác giả bennett A.McDowell, vừa mới phát hành, bạn đọc có thể tìm hiểu rõ hơn về xác suất ROR và bảng tính xác suất ROR của giáo sư Nauzer Balsara, dựa trên công thức Ralph Vince, đã được ông tính toán cho nhiều trường hợp tỷ lệ chiến thắng và payoff. Đây được xem là một sự khắc phục cho giới thiệu ban đầu của Ralph Vince. Cá nhân admin sử dụng đồng thời cả với mô phỏng Monte Carlo để hiểu rõ hơn về xác suất ROR của mình.
LỢI ÍCH KHI BIẾT ĐƯỢC XÁC SUẤT ROR
Tất cả các nhà giao dịch đều muốn tránh mất sạch toàn bộ số tiền trong tài khoản. Chỉ cần tốn chút thời gian và phân tích thành quả giao dịch của bản thân, và phát hiện thấy vấn đề nào cần được khắc phục. Tôi hy vọng rằng, việc hiểu rõ ROR của bản thân sẽ giúp bạn tránh thua lỗ lớn. Nếu ROR của bạn quá cao, bạn sẽ phải làm rất nhiều việc để tìm ra cách thức quản trị tiền hợp lý. Nếu rủi ro ROR đã ổn, bạn biết rằng mình có thể kỳ vọng điều gì trong tương lai.
Sử dụng ROR sẽ giúp bạn hiểu được cách tồn tại trong cuộc chơi, nếu không muốn mất sạch tất cả số tiền. Khi bạn thấu hiểu ROR, bạn có thể thực hiện những biện pháp cần thiết để tránh rủi ro ROR cao và giới hạn quy mô vị thế giao dịch phù hợp.
LÀM THẾ NÀO PHÂN TÍCH ROR?
Viết nhật ký giao dịch là cách duy nhất. Trong cuốn sách Quản Trị Vốn Trong Đầu Tư Chứng Khoán, chúng tôi giới thiệu cách viết nhật ký giao dịch. Từ đó, bạn có thể sử dụng bảng tính excel để tính toán.
LÀM THẾ NÀO GIẢM ROR?
- Giảm quy mô vị thế giao dịch. Chúng ta biết rằng việc giảm quy mô vị thế giao dịch sẽ làm giảm số tiền thua lỗ.
- Tìm cách cải thiện số tiền lãi trung bình và giảm số tiền lỗ trung bình.
- Tăng tỷ lệ chiến thắng của bạn lên.
- Luôn nhớ rằng phải sử dụng một quy mô vốn phù hợp để giao dịch. Hầu hết các nhà giao dịch có tài khoản quá nhỏ và ROR vì thế cao đột ngột. Vì thế, hoặc là bạn tăng quy mô tài khoản lên hoặc là giảm quy mô vị thế giao dịch xuống.
Bài viết của tác giả Erwin, một blogger tài chính. Admin lược dịch và bình luận. Link bài gốc ở đây.