CÁC TRỤ NGÂN HÀNG, THÉP KÉO VN-INDEX LÊN ĐỈNH CAO NHẤT NĂM 2023. TÂM ĐIỂM TIN CPI THÁNG 5 VÀ FOMC TẠI MỸ

Nước ngoài có phiên mua ròng hơn 170 tỷ, là phiên mua ròng thứ ba liên tiếp. Trọng tâm mua ròng là HPG cùng MSN. Điều này giúp các trụ vốn hóa lớn ở thép, ngân hàng, bán lẻ tăng giá, hỗ trợ cho chỉ số VN-Index tăng giá. Dòng tiền sau khi rời nhóm penny, trở lại các cổ phiếu vốn hóa lớn chưa tăng để kéo chỉ số. Thị trường đang cố kẻo rướn để tạo ra hiện tượng FOMO.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HÔM NAY

 Độ rộng thị trường vẫn được duy trì như phiên hôm qua với số lượng cổ phiếu tăng gấp 1.6 lần số cổ phiếu giảm trên sàn HOSE. Thanh khoản ở mức trên 17 nghìn tỷ, cải thiện so với phiên hôm qua. Chỉ số VN-index đóng cửa tại đỉnh cao nhất ngày và tăng +0.58%. Dòng tiền cuối phiên càng lúc càng mạnh để nâng đỡ thị trường. Tất cả là đặc điểm hành động giá cho thị trường tăng giá.

Với phiên tăng giá hôm nay, ngày phân phối 15/05/2023 và 23/05/2023 bị xóa bỏ theo nguyên tắc giá tăng 5% so với ngày phân phối. Như vậy, số ngày phân phối của VN-Index đã hạ xuống còn 2 ngày phân phối. Điều này cho thấy xu hướng tăng hiện tại vẫn được duy trì nhờ trợ lực của dòng tiền lan tỏa khắp các nhóm ngành chưa tăng giá (đội sổ) và kéo lên hết. Con nào chưa tăng rồi sẽ tăng!

Nhìn vào chỉ số khả năng xu hướng tăng vẫn có thể tiếp diễn nhưng nếu đánh giá các leader thì đây là thời điểm cần phải cẩn trọng. Trong khi các leader tốt nhất con sóng này (bắt đầu từ đáy tháng 3 và tháng 4) như ngành chứng khoán, bất động sản bị tăng giá kéo dài và yếu lực, thì thị trường đang đi lên bởi nhóm laggard (đội sổ).

Do đó, thời điểm này dòng tiền đang khiến các trader dẫn tới FOMO, mua rượt đuổi ngoài vùng mua hợp lý, hoặc ở những nhóm ngành không có triển vọng dài hạn.

VCB +1.49% và BID +1.6% là một trong những leader ngành ngân hàng giúp chỉ số VN-Index tăng giá mạnh trong phiên hôm nay. Trong đó, VCB đã breakout Chiếc Cốc Tay Cầm từ ngày 5/6/2023 còn BID thì đang cố gắng lấy lại MA50 ngày. Dòng ngân hàng từng nổi sóng mạnh vào ngày 2/6/2023 với hàng loạt cổ phiếu tăng nhưng sau đó lặng dần. Kể cả VIB có điểm breakout đẹp Chiếc Cốc vào ngày 2/6/202 cũng đang lình xình đi ngang vì thiếu lực.

Vấn đề của ngành ngân hàng là không có sóng tăng đủ mạnh. Việc Big 4 tăng vốn và bán vốn có thể giúp neo giữ định giá cao cho ngành ngân hàng, nhưng khó tạo ra sóng tăng đột biến cho toàn ngành khi bức tranh lợi nhuận đang bị bào mòn bởi nợ xấu.

Hôm nay dòng tiền đánh breakout nhóm thép như NKG và HSG khi các cổ phiếu này tăng từ 4%-6%. Dòng tiền khá đột biến. Trong đó, NKG được kỳ vọng có lợi nhuận lớn 178 tỷ trong quý 2.2023 (có thể chiếm 70% lợi nhuận cả năm) rồi yếu dần vào quý 3 và quý 4. Triển vọng ngành thép không được đánh giá cao khi cầu xây dựng yếu do bất động sản vẫn chưa tan bằng và giá HRC tiếp tục giảm. Vào đầu tuần, giá thép giảm lần thứ 9 liên tiếp, mất mốc 15 triệu đồng/tấn. Xem thêm: 

Vì vậy, admin cho rằng, hãy cẩn trọng với các điểm breakout ở cuối nhịp tăng khi dòng tiền đẩy vào các cổ phiếu kém triển vọng.

Có khá ít các leader đầu sóng giữ được xu thế tăng giá mạnh. BMP +2.34%, CTR +3.2% sau khi thông tin lợi nhuận tháng 5 khá tích cực. Một vài leader trong ngành chứng khoán như SHS +3.85% hay bất động sản như DIG +3.85%. Nhưng nhớ rằng, phần lớn các leader này đã tăng giá kéo dài và không còn điểm mua nữa.

Trong khi đó, các leader khác như PSH -2.4% và là phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp. DTD giảm nhẹ -0.95% nhưng có dấu hiệu thấp hơn đỉnh cuối tháng 5. Tàu siêu tốc SKG giảm -1.73% và thất bại vượt đỉnh. TV2 tăng nhẹ +0.65% nhưng cũng không vượt đỉnh đầu tháng 6. DBC +0.79% và đã suy yếu vài phiên gần đây. Thậm chí LSS -4.18%. NTL +1.56% và cũng thất bại vượt đỉnh tháng 5. PVS và PVD tăng nhẹ 1%-2% nhưng cũng đã không vượt đỉnh trong các phiên gần đây.

Dấu hiệu các leader không thể vượt đỉnh dù tăng nhẹ trong khi VN-Index vượt đỉnh tạo ra sự phân kỳ cần cảnh giác. Lúc này là lúc phần lớn các leader suy yếu dần do áp lực chốt lãi (chỉ có ít leader tiếp tục kéo), còn dòng tiền lại đổ vào các laggard vốn hóa lớn để kéo chỉ số, khiến dòng tiền đang bị FOMO.

Admin cho rằng, việc dòng tiền xoay quá nhanh ở nhiều nhóm ngành laggard có vốn hóa lớn để kéo chỉ số khiến lợi nhuận thu được không nhiều. Trader rất dễ gặp phải rủi ro cao. Biểu hiện là nhóm bán lẻ nổi sóng hôm qua như DGW, FRT hôm nay giảm nhẹ, giống như cách các ngành ngân hàng, chứng khoán cuối sóng, thép…nổi sóng 1 ngày rồi im lặng sau đó.

Xem thêm:

Thời điểm hiện tại đang chuẩn bị đón tin  CPI tháng 5 của Mỹ và cả cuộc họp FOMC tháng 6. Những thông tin lớn luôn ẩn chứa những biến động bất ngờ gây ra các chuyển động giá mạnh nên trader cần cảnh giác.

Mặc dù hành động giá của VN-Index vẫn tiếp tục tích cực nhưng vẫn có vài tín hiệu cảnh báo: (1) tiềm năng phân kỳ âm với RSI và (2) tiềm năng phân kỳ âm với chỉ số HNX-Index. Hôm nay HNX-Index chỉ tăng nhẹ +0.38%, yếu hơn các chỉ số vốn hóa lớn như VN30 tăng +0.52%.

Hãy nhớ rằng, các thước đo độ rộng như New High (đỉnh 52 tuần) vẫn chưa thực sự ủng hộ cho sóng lớn. Chỉ có khoảng 4-5 cổ phiếu có thanh khoản khá trở lên tạo đỉnh 52 tuần. Nên nhớ, các sóng lớn thực sự là lúc có nhiều cổ phiếu leader kéo vượt đỉnh 52 tuần. PVD sau các phiên giảm đã rời khỏi danh sách cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Việt Nam giảm 61 điểm cơ bản xuống mức thấp nhất 1 năm là 3.1%. Quan điểm Team NDT CANSLIM cho rằng đây là pha test đáy của lợi suất trái phiếu và có thể tăng trở lại trong thời gian tới. Admin cho rằng không gian giảm lãi suất đang bị hẹp lại và với sự rút thanh khoản trên thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ cẩn trọng có thể ảnh hưởng tới Việt Nam đúng vào lúc cao điểm đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp.

THEO DÕI CỔ PHIẾU-HUT

 Hiện tại có nhiều game đang trong quá trình tái khởi động trở lại sau khi bị đứt gãy bới cú sập năm 2022. Một trong những Game thú vị diễn ra vào đầu năm 2022, trước khi có cú sập vào tháng 4 là cú tăng gần 200% chỉ trong hai tháng của HUT. Đây là giai đoạn climax top của HUT.

Trả lời