Đôi khi, các cổ phiếu tăng trưởng hàng đầu giảm xuống dưới điểm mua chỉ để bật trở lại lên trên chúng. Câu hỏi lớn đối với các nhà đầu tư là: họ có nên mua lần thứ hai không?
Câu trả lời là có, miễn là mức giảm dưới điểm mua là vừa phải và cổ phiếu không tốn nhiều tuần nằm dưới điểm mua (pivot)
Một mức giảm nhẹ là khá bình thường. Lịch sử cho thấy, 40% cổ phiếu sẽ giảm trở lại hoặc giảm nhẹ dưới điểm mua của chúng sau khi có điểm breakout (phá vỡ) vững chắc, sau đó tiếp tục đà tăng của chúng. Vì vậy, ngay cả khi cổ phiếu thể hiện sức mạnh khi có điểm breakout, việc chúng giảm xuống gần điểm mua là điều khá bình thường.
Nhưng một khi một cổ phiếu giảm 7% hoặc 8% dưới điểm mua hợp lý của một nền giá vững chắc, hãy coi điểm phá vỡ này là thất bại. Khoản lỗ này sẽ kích hoạt quy tắc bán tự động. Bạn cần quên đi cổ phiếu đó trừ khi nó sau đó hình thành một mô hình mới, hợp lý.
Khi nào nên mua lại lần thứ 2
Đôi khi các cổ phiếu sẽ đưa ra tín hiệu rằng chúng sẽ bật tăng trở lại.
Ví dụ, cổ phiếu có thể tạo ra các phiên đảo chiều giá tăng hoặc đóng cửa gần mức cao nhất của ngày hoặc tuần. Hoặc, cổ phiếu có thể bật lên từ một lần chạm vào đường trung bình động 50 ngày. Cả hai đều cho thấy các nhà đầu tư tổ chức đang mua khi giá giảm. Nếu không có những tín hiệu đó, một động thái tăng giá mạnh mẽ trở lại trên điểm mua pivot vẫn đủ để thực hiện mua lại lần hai.
Một điểm khác: Nếu một cổ phiếu lấy lại điểm mua, khối lượng có thể kém hoặc yếu. Mặc dù khối lượng lớn là lý tưởng, nhưng điều quan trọng hơn là điểm phá vỡ ban đầu đã có khối lượng lớn. Nó phải ít nhất là 40% cao hơn mức thanh khoản trung bình 50 ngày (được tìm thấy trong IBD Charts và IBD quotes); thậm chí nên kỳ vọng các cổ phiếu nhỏ và trung bình sẽ có khối lượng cao hơn nữa, gấp đôi hoặc ba lần trung bình.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng triển vọng hiện tại của IBD cho thị trường chứng khoán đang ở trạng thái tích cực. Bạn có thể kiểm tra điều này trong vài giây bằng cách xem trang Xu hướng Thị trường của IBD, đọc bài báo The Big Picture hoặc truy cập IBD ETF Market Strategy.
Công ty internet Trung Quốc Sina (SINA) đã có điểm breakout vào ngày 7 tháng 8 năm 2017, vượt qua điểm mua hợp lý 97.89; một vài ngày sau, nó đã giảm xuống thấp hơn điểm mua. Cổ phiếu giảm không quá 6% so với giá mua, do đó không có tín hiệu bán cắt lỗ. Thay vào đó, Sina tìm thấy hỗ trợ ở đường trung bình động 50 ngày; vào ngày 11 tháng 8, nó đảo chiều tăng cao hơn (điểm đánh dấu số 1), một dấu hiệu bullish.
Cổ phiếu đã tăng trở lại trên 97.89 vào ngày hôm sau và đi lên 119.20 trong năm tuần, dẫn đến mức tăng mạnh 22% và thời điểm tốt để chốt lời.
Bất cứ khi nào một cổ phiếu dành nhiều tuần dưới điểm mua lý tưởng, không thể lấy lại nó, thì tình huống sẽ phức tạp hơn. Khả năng cao là cổ phiếu sẽ hình thành một nền giá mới và các nhà đầu tư phải đợi cho mô hình và điểm mua mới.
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”
Cổ phiếu tăng trưởng hàng đầu: Một người chiến thắng lớn trong phần mềm doanh nghiệp Atlassian (TEAM) đã có điểm breakout vượt qua điểm mua hợp lý 38 vào ngày 25 tháng 7 năm 2017, và sớm giảm xuống dưới nó. Nhưng thay vì lấy lại điểm mua, cổ phiếu đã hình thành một nền giá mới trong 10 tuần tiếp theo.
Điểm breakout từ nền giá hình thành trong thời gian tháng 8-đầu tháng 10 đó ở mức 39.35 là điểm mua tuyệt với nhất chưa từng có đối với nhà sản xuất phần mềm cộng tác làm việc.
A version of this column was first published on Jan. 12, 2018, and has been updated.
Hany lược dịch từ Nhật Báo IBD
Ví dụ tại Việt Nam, trường hợp cổ phiếu sau điểm breakout kéo lùi về MA50 ngày mà không gây ra điểm cắt lỗ, sau đó bật tăng mạnh đi kèm vol lớn là DTD vào tháng 4.2023
Trong trường hợp cổ phiếu ghé về MA50 ngày, nhưng không bật tăng ngay mà phải mất nhiều tháng để hình thành nền giá mới như trường hợp của PVS. Theo đó, cổ phiếu breakout vào tháng 2/2023 nhưng không thành công và phải trải qua hơn 3 tháng tìm kiếm hỗ trợ tại MA50 ngày, để xây nền giá mới, trước khi breakout trở lại