ĐÀ TĂNG BỊ ĐUỐI SỨC TỪ GIỮA ĐẾN CUỐI PHIÊN, LIỆU CÓ RUNG LẮC NGẮN HẠN?

Sau một năm tăng trưởng +12%, chỉ số VN-Index mở đầu phiên đầu năm dương lịch 2024 vẫn bị cản trở bởi vùng cung treo lơ lửng trên đầu 1130-1160.  Khối ngoại trở lại bán ròng hơn 300 tỷ. Sự phân hóa diễn ra khá mạnh.

PHÂN HÓA MẠNH ĐẦU NĂM

Nếu VN-index bị hụt mốc 1,130 điểm bởi VCB -3% trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2023 thì phiên hôm nay được “trả lại” +3.99% và trở thành trụ cột kéo thị trường. Các hoạt động chốt NAV cuối năm làm thị trường bị biến động bởi các trụ vốn hóa lớn như ngân hàng.

VCB vẫn nằm dưới MA50 ngày lẫn MA200 ngày và không phải là cổ phiếu dẫn dắt vào lúc này. Danh mục của Elibook Team đang sở hữu ACB, một cổ phiếu dẫn dắt trong ngành ngân hàng. Hôm nay ACB +2.3% và trở lại đỉnh tháng 8/2023, và cách đỉnh cao nhất mọi thời đại -5%.

Diễn biến của ACB tích cực dần trong nửa cuối tháng 12, tốt hơn so với sự vận động của thị trường chung. Cổ phiếu này tăng +11% trong tháng 12. Một ngân hàng có nền tảng chất lượng tốt đang được giới đầu tư chú ý.

Một số cổ phiếu liên quan đến năng lượng tái tạo giảm điểm mạnh kèm thanh khoản lớn như GEX -6.1%, khi chính phủ đang điều tra Quy Hoạch Điện VII. GEX đóng cửa thấp nhất phiên ngay (chỉ cao hơn mức sàn vài lai giá), trên MA50 ngày. Đây là hành động giá tiêu cực, nếu tiếp tục thủng MA50 ngày với thanh khoản lớn, thì có thể loại bỏ mã cổ phiếu này khỏi danh mục.

Theo kết luận thanh tra, 92 dự án với tổng công suất 3,194 MW được phê duyệt không có căn cứ pháp lý về quy hoạch. Trách nhiệm được quy cho Bộ Công Thương. Các cổ phiếu như HDG -2.17%, nằm dưới MA50 ngày, sau khi đã giảm từ cuối tháng 12 bởi thông tin trên.

Chỉ số VN-Index thu hẹp đà tăng từ +9 điểm vào đầu phiên xuống còn +1.79 điểm vào cuối phiên, tương ứng tăng +0.16%. Hoạt động trái chiều của các cổ phiếu vốn hóa lớn khiến VN30 cũng cân bằng ở mức +0.02%. Trong khi HNX-Index giảm -0.45%.

Đây là ngày mà các cổ phiếu vốn hóa phân hóa mạnh từ cả vốn hóa lớn đến midcap, từ leader đến laggard. Trong các cổ phiếu vốn hóa lớn, MSN +2.09% thì HPG -1.79%.

Nếu như một số leader hoạt động tốt sau điểm breakout như ACB +2.3%, HCM +4% nhờ hoạt động cover sau khi một nhà giao dịch “né quyền phát hành thêm”, BMP và DRC đều tăng +4%, thì một loạt các cổ phiếu dẫn dắt đã giảm điểm trong phiên giao dịch đầu năm. NKG -3.65%, CTD -1.6%, IDC -1.7%, BSI -2.74%, PC1 -2.08%…

Nhìn chung độ rộng thị trường hôm nay cho thấy áp lực giảm giá xuất hiện khi số lượng cổ phiếu giảm trên sàn HOSE gấp hơn 1.5 lần số cổ phiếu tăng.

Các cổ phiếu có điểm breakout nền giá mới xuất hiện là NTL (tím) và CSV +2.6%.

SBV THAY ĐỔI ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU HÀNH TÍN DỤNG NĂM 2024 SẼ HỖ TRỢ TỐT CHO TTCK. THEO DÕI RỦI RO MỚI TỪ CHÊNH LỆCH GIÁ VÀNG TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI.

Năm 2023, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 11%, thấp hơn mục tiêu +14% mà SBV giao cho hệ thống ngân hàng. Bất chấp việc đã điều chỉnh room tín dụng vào cuối tháng 11 để nới room cho một số ngân hàng. Thanh khoản trong hệ thống ngân hàng dư thừa nhưng không thể giải ngân vì nhu cầu vay vốn giảm, khi tăng trưởng kinh tế suy yếu. GDP năm 2023 chỉ tăng +5%, thấp hơn định hướng mục tiêu đầu năm là 6.5% (mặc dù sau đó hạ xuống còn 5%).

Giống như Trung Quốc, Việt Nam đang khó giải ngân tín dụng vì nhu cầu nền kinh tế yếu, đặc biệt do lĩnh vực bất động sản còn gặp nhiều khó khăn. SBV vì thế đang có những động thái nhằm thay đổi cách điều hành tín dụng trong năm 2024.

Theo đó, SBV sẽ giao hết toàn bộ room tín dụng cho các ngân hàng ngay từ đầu năm. Điều này được đánh giá sẽ giúp các ngân hàng chủ động hơn trong việc lên kế hoạch huy động nguồn vốn, tính toán giảm lãi suất cho vay và cả hạn mức cho vay. Elibook đánh giá động thái này sẽ giúp hệ thống ngân hàng linh hoạt hơn trong việc bơm vốn tín dụng.

Đây có thể là tiền đề để SBV tiến tới hủy bỏ cách thức điều hành cũ “room tín dụng” như đề cập vào cuối năm 2023.

Tuy nhiên, biến số nhu cầu vốn từ nền kinh tế là một vấn đề khó dự đoán. Phần lớn các CTCK vẫn dự phóng tăng trưởng tín dụng năm 2024, thấp hơn mục tiêu của SBV. Cụ thể, CTCK KBSV dự đoán tăng trưởng tín dụng năm 2024 là 12%-13% do nhu cầu chưa phải phục hồi mạnh. Đây cũng là mức kỳ vọng của Elibook.

SBV và chính phủ đang có nhiều sức ép phải đưa ra các mục tiêu cao về tín dụng và tăng trưởng GDP nhằm  bảo đảm an sinh xã hội, nhưng tăng trưởng tín dụng cần dựa trên nhu cầu vốn của nền kinh tế, điều phụ thuộc vào khả năng hồi phục như thế nào.

Chính sách lãi suất của các NHTW trên toàn cầu dễ thở hơn trong năm 2024 khi được dự báo sẽ “bớt thắt chặt hơn”. Lưu ý, chính sách lãi suất hiện nay chưa phải là “nới lỏng” để hỗ trợ cho tăng trưởng GDP mà chỉ là giảm bớt mức độ thắt chặt. FED đã đưa ra thông điểm 3 lần cắt giảm với mức độ 1.5% trong năm 2024. Thị trường định giá khả năng cắt giảm lãi suất từ tháng 3. Trong khi ECB, BOE sẽ cắt giảm lãi suất từ nửa sau năm 2024.

TTCK Việt Nam đang gặp con gió thuận để hỗ trợ cho xu hướng đi lên. Tăng trưởng tín dụng cao hơn sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi, đặc biệt khi lãi suất cho vay hạ. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi liên tục hạ vào cuối năm 2023 cũng giúp dòng tiền có khả năng chuyển hướng sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán.

Vietnam Bond Yield kỳ hạn 10 năm đang nhích nhẹ 0.3 điểm cơ bản lên mức 2.4%, và đang neo giữ ở vùng thấp này suốt cả tháng 12, yếu tố hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.

Trên thị trường quốc tế, đồng USD Index đã thủng mốc 100 điểm, giảm bớt áp lực tỷ giá cho Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề trong nước nảy sinh khi giá vàng trong nước cao hơn thế giới tới hơn 18-20 triệu đồng/lượng, gây sức ép lên tỷ giá.

Sau thông điệp can thiệp của chính phủ, giá vàng trong nước đã giảm mạnh về dưới 70 triệu đồng/lượng, từ đỉnh 80 triệu đồng/lượng, với kỳ vọng sẽ sửa Nghị Định 24 đã tồn tai hơn 11 năm nay. Nếu cho phép nhập vàng ở mức cao hơn hiện tại, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đôi chút đến tỷ giá. Trong khi đồng đôla quốc tế giảm như USD/VND vẫn ổn định quanh mức 24,200-24,300.                                                                                                                            

NHÀ ĐẦU TƯ NÊN LÀM GÌ KHI CÓ SỰ RUNG LẮC NGẮN HẠN? ACB HCM NTL

Như đã cảnh báo trong room zalo vào đầu phiên giao dịch, chúng tôi cho rằng TTCK Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong ngắn hạn tại kháng cự 1,130 điểm. Có thể, thị trường chứng khoán phải chờ cho SP500 điều chỉnh ngắn hạn, sau khi lập đỉnh tại quanh ngày 3.1.2024 +/-3 ngày giao dịch (TD).

Chúng tôi không kỳ vọng VN-Index sẽ điều chỉnh sâu về vùng biên dưới 1,080, mà có thể tìm kiếm hỗ trợ quanh MA20 ngày hoặc EMA 21 ngày. Mức hỗ trợ quan trọng lúc này là 1,104 điểm, là đáy của ngày 25/12/2023.

—Còn tiếp

Tham gia ELibook Trader để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo: 0977.697.420 (HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ KHÓA HỌC)

Trả lời