Đã có nguồn cung đổ ra khi thị trường tiến về vùng gần 1,300 điểm. Điều này khiến nhiều điểm mua breakout bị chững lại và thiếu tiến triển mạnh mẽ nhưu QNS, MSN, VCS. Trong khi các cổ phiếu bảo hiểm như BVH, MIG vẫn tăng điểm sau điểm breakout. Các cổ phiếu viễn thông như FOX và MFS tiếp tục tăng giá kéo dài.
CẢN TÂM LÝ 1,300 ĐIỂM
Đã hơn 3 tuần qua, thị trường biến động trong biên độ hẹp 1,250-1,290 điểm. Những nỗ lực để bứt phá (breakout) khỏi vùng kháng cự 1,290 điểm vẫn tỏ ra khá khó khăn. Chỉ số VN-Index bị thu hẹp đà tăng vào cuối phiên và đóng cửa chỉ +0.06% và còn tốt hơn mức giảm -0.1% của VN30.
Số cổ phiếu giảm nhỉnh hơn số cổ phiếu tăng trên sàn HOSE khi thị trường bị suy yếu cuối phiên.
Thanh khoản cao hơn so với ngày hom trước khi VN-Index gặp phải ngày phân phối chững lại (stalling day). Đây là ngày phân phối thứ 5, cho thấy các nhà giao dịch tổ chức đang tận dụng sự tăng giá để bán chốt lãi.
Cổ phiếu FPT tăng mạnh hơn +3% vào đầu phiên nhưng chốt phiên chỉ còn tăng +0.72% là một ví dụ cho thấy dòng tiền đang chốt lời dần câu chuyện ở các cổ phiếu công nghệ. Tại Mỹ, cổ phiếu liên quan đến câu chuyện AI (Trí Tuệ Nhân Tạo) cũng đang gặp phải các nhịp chốt lời. Phù Thủy Mark Minervini cho biết ông vừa chốt lời Nvidia.
Cơn sốt công nghệ AI thực sự đang tạo ra cú hích cho cổ phiếu công nghệ tại Việt Nam. Triển vọng trung và dài hạn từ AI là điều được dự báo tích cực. Theo báo cáo mới nhất cảu Bloomberg Intelligence, AI tạo sinh (GEN AI) có mức tăng trưởng dự báo 42%/năm trong giai đoạn 2023-2032.
FPT đang tham gia vào câu chuyện này khi dự báo cho ra đời Mô Hình Thị Giác Lớn (LVM) trong năm 2024, sau khi trở thành cổ đông chiến lược của Landing AI vào tháng 10/2023. FPT thành lập trung tâm AI hơn 4,300 tỷ tại Quy Nhơn hay đưa AI vào chương trình đào tạo tại FPT Education. Thậm chí, trong tháng 4 vừa rồi, FPT đầu tư 200 triệu USD vào nhà máy AI sử dụng chip Nvida.
Tuy nhiên, AI chưa tạo ra doanh thu và lợi nhuận đáng kể nào cho FPT tại thời điểm hiện nay. CTCK HSC trong báo cáo ngày 2/6/2024 hạ khuyến nghị với FPT dù giữ giá mục tiêu 147,900 đồng, do đà tăng vừa qua đã phản ánh nhiều triển vọng của công ty.
Trong khi đó, CTCK MBS vẫn đưa ra khuyến nghị mua với giá mục tiêu 158,700 đồng. Cho đến nay, CTCK VCSC vẫn là công ty chứng khoán có mục tiêu cao nhất về FPT với 171,300 đồng.
Quan điểm của Elibook Team cho rằng, FPT đang có dấu hiệu cao trào khi tiếp cận vùng giá 145,000 đồng và điều này đang tạo ra khả năng điều chỉnh trong ngắn hạn.
Khi các leader công nghệ khỏe nhất trong sóng này có dấu hiệu yếu là thời điểm nhà đầu tư cần thận trọng. Tất nhiên, ở các ngành khác của lĩnh vực công nghệ, ví dụ như Viễn Thông, các cổ phiếu FOX hay MFS trên sàn UPCOM vẫn tăng điểm tích cực.
CÁC ĐIỂM BREAKOUT THIẾU TIẾN TRIỂN, NHÀ ĐẦU TƯ NÊN CHẬM LẠI
Khi thị trường chung có đến 5 ngày phân phối, mật độ lại khá dày và các điểm breakout nền giá thiếu tiến triển, các nhà giao dịch nên chậm lại trong việc mua vào. ELibook Team vẫn duy trì tỷ trọng cổ phiếu từ vùng 40%-60%, trong đó đang tiến dần đến cận trên 60%.
Khi các cổ phiếu leader của đợt sóng trước từ tháng 11.2023 đến tháng 3.2024 đang bị tăng giá kéo dài, khả năng thị trường có vượt được 1,300 điểm hay không tùy thuộc vào sự xuất hiện của các leader mới. Thị trường cần có sự đổi dòng (rotation) sang các cổ phiếu chưa tăng điểm.
Trong thời gian vừa qua, các cổ phiếu thuộc lĩnh vực năng lượng như dầu khí: PLX, BSR, POW hay điện như HDG, REE, QTP… chưa tăng mạnh trong sóng tháng 11.2023 đến tháng 3.2024 thì sóng này đang tăng điểm mạnh.
Hôm thứ hai là sự trỗi dậy của nhóm ngân hàng thì thứ tư là các cổ phiếu thuộc lĩnh vực hàng tiêu dùng. SAB tăng tím và vượt MA200 ngày. VNM +3.79%.
Theo đánh giá của HSC, sự phục hồi của khách quốc tế, và sự thích ứng dần của người tiêu dùng về quy định lái xe sau khi uống rượu bia sẽ giúp sản lượng bán hàng của SAB phục hồi trong năm 2024.
Trong khi đó, VNM dự kiến tiếp tục được hưởng lợi nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện do tích lũy được nhờ nguyên liệu sữa rẻ đã mua vào cuối năm ngoái. Tuy vậy, đa phần các CTCK vào đầu tháng 6 như BSC hay KBSV đều có động thái giảm nhẹ giá mục tiệu.
Cả SAB và VNM là các cổ phiếu tụt hậu (laggard) trong thời gian vừa qua vì triển vọng trung và dài hạn gặp nhiều khó khăn. Luật Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt có thể làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ rượu bia trong dài hạn, trong khi chi phí quảng cáo tăng cùng sự bão hòa trong ngành sữa khiến VNM khó có thể tăng trưởng mạnh.
Trong khi các cổ phiếu tăng trưởng đang gặp phải các áp lực chốt lời thì thị trường chung đang luân phiên sang các cổ phiếu tụt hậu, chưa tăng giá nhiều vì có khả năng còn định giá rẻ.
Theo CTCK HSC, lợi nhuận ngành hàng tiêu dùng-bán lẻ sẽ tăng +48% tron gnăm 2024 và +24% trong năm 2025 từ ba động lực chính (1) gia tăng thị phần; (2) nhu cầu phục hồi nhẹ và (30 biên lợi nhuận cải thiện.
Trong đó, tiềm năng tăng trưởng doanh thu và thị phần trong ngành hàng tiêu dùng bán lẻ hiện nay đến từ 3 nhà bán lẻ MWG, PNJ và FRT.
Biên lợi sẽ được cải thiện tại hầu hết các công ty như: MWG (nhờ tái cấu trúc chuỗi TGDD & DMX và BHX hòa vốn), VNM (do giá sữa nguyên liệu rẻ hơn), MSN (do chi phí tài chính thấp hơn), FRT (do Long Châu mang lại lợi nhuận đáng kể hơn) và DGW (do cơ cấu sản phẩm tốt hơn). PNJ là công ty duy nhất có thể có biên lợi thấp hơn do doanh số bán vàng miếng tăng vọt.
Về góc độ cổ phiếu, CTCK HSC đánh giá 3 cổ phiếu có tiềm năng tăng giá cao nhất là PNJ, MWG và MSN so với mức giá hiện tại.
Với sóng ngành bán lẻ-tiêu dùng, hôm nay MSN và QNS cố gắng tạo điểm breakout nhưng đà tăng từ +2% đến 3% trong phiên bị thu hẹp lại còn chưa tới +1% vào cuối phiên. Việc thị trường thiếu sự tăng giá mạnh mẽ từ điểm breakout khiến nhà giao dịch nên chậm lại việc mua mới hoặc bổ sung thêm vị thế.
…..
Còn tiếp
Tham gia ELibook Trader để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo: 0977.697.420 (HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ KHÓA HỌC)