Khả năng tạo đáy?
Những trader đang nắm giữ lệnh mua USD/JPY từ ngày đảo chiều 29.8.2017 đến nay đang rất nản lỏng và ngán ngẩm với Kim Joung Un. Từ chỗ đang lãi ngon ờ nhờ bắt đáy thành công theo chiến lược mua “điểm phá vỡ giả kết hợp với phân kỳ dương“, trader đang phải gồng lỗ khi Kim Jong Un tuyên bố thử thành công bom H vào một buổi chiều ngày 3.9.2017. USD/JPY lập tức quay đầu giảm mạnh sau tuyên bố của Kim Jong Un và gần test lại mức đáy ngày 29.8.2017. Chính xác, USD/JPY đang được hỗ trợ bởi tỷ lệ Fibonacci 88.6%, gần như là vạch Fibonacci cuối cùng. Thủng vạch 88.6%, gần như chắc chắn USD/JPY sẽ phá đáy ngày 29.8.2017.
Theo mô hình sóng Elliott, USD/JPY đang có khả năng hoàn tất sóng (ii) tại vạch Fibonacci 88.6% và cũng hoàn tất cấu trúc sóng bên trong dạng ZigZag: a)-b)-c) . Điều này mở ra cơ hội tăng giá theo sóng (iii).
Bắt dao rơi và lệnh dừng lỗ mềm?
Các trader theo dõi bài viết của tôi có thể nhận thấy tôi đã điều chỉnh lệnh Stoploss từ 108.5 xuống còn 108.4, ngay dưới vạch Fibonacci 88.6% để “gồng lỗ” và thậm chí còn mở thêm lệnh mua mới ngay sát ngưỡng hỗ trợ này. Đây là một hành động mà tôi ít khi tôi thực hiện vì “gồng lỗ” hay “kéo lùi Stoploss theo hướng thua lỗ” là một việc làm đại kỵ đối với bất cứ trader chuyên nghiệp nào.
Alexander Elder trong cuốn sách “The New Trading For A Living- Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống” viết: “Chỉ được phép di chuyển lệnh dừng lỗ theo hướng đang có lãi.
“trích từ cuốn sách: —Bạn mua chứng khoán và là một nhà giao dịch có kỷ luật, đặt một mức dừng lỗ bên dưới. Chứng khoán tăng giá, tạo ra một khoản lãi chưa thực hiện khá lớn, nhưng sau đó giá cổ phiếu đảo chiều. Tiếp theo, giá cổ phiếu giảm dần một chút và sau đó là giảm mạnh, cuối cùng khiến cho bạn bị lỗ và gần chạm tới mức giá dừng lỗ. Khi bạn nghiên cứu đồ thị, mẫu hình tạo đáy của cổ phiếu này trông có vẻ khá chắc chắn, với tín hiệu phân kỳ dương tại một mức hỗ trợ mạnh. Bạn sẽ làm gì tiếp theo?
Đầu tiên, bạn phải đúc kết kinh nghiệm từ những sai lầm quá khứ là không được di chuyển lệnh dừng lỗ. Lệnh dừng lỗ chỉ được phép nâng lên đến điểm hòa vốn. Lựa chọn tốt nhất lúc này của bạn là: chấp nhận một khoản lỗ nhỏ và sẵn sàng mở lại một vị thế mới sau đó- hoặc tiếp tục giữ nguyên lệnh dừng lỗ. Vấn đề là bạn lại nhanh chóng chọn một giải pháp thứ ba và không hề có trong kế hoạch là hạ thấp mức giá dừng lỗ, để khiến cho bạn có thêm nhiều không gian hơn nữa nhằm tiếp tục “gồng lỗ”.
Đừng làm như thế!
“Gồng lỗ” là một suy nghĩ mà nhiều đầu tư thường hay mắc phải nhưng nó không có trong từ điển của các nhà đầu tư chuyên nghiệp.”
Vâng, kéo lùi Stoploss theo hướng thua lỗ không phải là hành động thông minh và đó không phải là cách làm của các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Stoploss nên được nâng theo hướng có lãi để bảo vệ lợi nhuận. Việc kéo lùi Stoploss theo hướng lỗ cho thấy Trader đang bảo thủ và không sẵn sàng cắt lỗ. Nếu không chấp nhận khoản lỗ nhỏ thì bạn có thể phải đối diện với khoản lỗ lớn hơn khi đóng lệnh. Tôi hoàn toàn ý thức được hành động mình đang làm là nguy hiểm như thế nào.
Tuy nhiên, trong trương hợp này, tôi có lý do để thực hiện điều chỉnh stoploss.
Thứ nhất, mức dừng lỗ 108.5 là mức dừng lỗ cứng. Đó là loại lệnh tôi gửi đến sàn để sẵn sàng cắt lỗ khi chạm đến mức giá này. Tuy nhiên, tôi có một mức dừng lỗ mềm khi sử dụng theo mô hình sóng Elliott là vạch Fiboacci 78.6% hoặc 88.6%. Đó là mức dừng lỗ mềm nằm ở trong đầu mà tôi sẽ phải cắt lệnh mua nếu như giá chạm phải. Lệnh dừng lỗ mềm thực ra chính là một dạng kéo lùi Stoploss cứng theo hướng thua lỗ. Thực ra, không phải khi nào chúng ta cũng xác định được điểm cắt lỗ hợp lý. Điểm cắt lỗ đôi khi là các điểm hỗ trợ. Mức dừng lỗ cứng thường là điểm hỗ trợ đầu tiên mà bạn kỳ vọng. Trong trường hợp sóng Elliott, mức dừng lỗ cứng được tôi đặt với tỷ lệ Fibonacci thoái lùi thường gặp là 61.8%. Trong khi đó mức dừng lỗ mềm là các điểm hỗ trợ cuối cùng và ở đây chính là ngay dưới vạch Fibo 88.6%. Theo lý thuyết sóng Elliott, trong một số trường hợp ít gặp, sóng ii có thể thoái lùi đến 88.6% so với sóng i. Thông thường thì nó hay nằm ở 50%-62%.
Lệnh dừng lỗ mềm không được khuyến khích áp dụng cho các trader nghiệp dư. Chỉ có các trader chuyên nghiệp mới sử dụng nó. Tuy nhiên, giống như Alexander cảnh báo: “Thảm họa lệnh dừng lỗ mềm: nhà giao dịch chuyên nghiệp cũng đừng nên quên mang áo phao.” Sở dĩ các trader chuyên nghiệp mới nên được khuyến cáo sử dụng vì họ là những người được tôi luyện để có đủ bản lĩnh cắt lệnh khi lệnh dừng lỗ mềm bị chạm tới. Nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi đối với trader chuyên nghiệp. Không phải lúc nào bạn cũng giữ được sự điềm tĩnh và nhiều lúc cũng gặp phải thảm họa lệnh dừng lỗ mềm.
Ở đây, tôi thực hiện vì tôi đã có quyết tâm sẵn sàng cắt lệnh. Hơn thế, tôi có lợi thế từ việc phân tích điểm đảo chiều chiêm tinh tài chính và tôi đang tin tưởng vào khả năng tăng giá của đồng USD.
Thứ hai, việc điều chỉnh lệnh dừng lỗ ở đây là khá ít. Kéo từ 108.5 xuống 108.37 không phải là sự thay đổi lớn vì thế nó không ảnh hưởng nhiều đến thiệt hại dự tính trước của tôi.
Một lần nữa, bắt dao rơi là một công việc nguy hiểm và sử dụng lệnh dừng lỗ mềm cũng là một công việc đầy rủi ro. Trader cần tuân thủ quản trị tiền chặt chẽ khi ‘chơi thể thao mạo hiểm”.
*KHUYẾN CÁO: BÀI VIẾT THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM VÀ GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI VIẾT VÌ MỤC ĐÍCH MINH HỌA VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CUỐN SÁCH “THE NEW TRADING FOR A LIVING”. NGƯỜI VIẾT KHÔNG KHUYẾN KHÍCH TRADER SỬ DỤNG QUAN ĐIỂM NÀY VÀ KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ CÁC TỔN THẤT HAY THIỆT HẠI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUAN ĐIỂM CỦA TÁC GIẢ. “NAM TỬ HÁN ĐẠI TRƯỢNG PHU”, SỐNG Ở ĐỜI CẦN CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN MÌNH. VÀ LÀ MỘT TRADER, HÃY TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỚI TÀI KHOẢN VÀ ĐỒNG TIỀN CỦA CHÍNH MÌNH. “LỜI ĂN, LỖ CHỊU”. KHÔNG NÊN”CHIA TAY ĐÒI LẠI QUÀ’ HAY “ĐỔ LỖI TRÁCH NHIỆM CHO NGƯỜI KHÁC”.
Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom H: USD/JPY không hoảng loạn!
Cắt lỗ là cả một nghệ thuật, kê dao “tự cung” cũng phải biết cách