3 Sự thật mà không một nhà môi giới nào nói cho bạn biết?

Thị trường tài chính là gì?: 

Thực tế đằng sau các con số và đồ thị trên thị trường tài chính là gì? Khi bạn kiểm tra giá trên tờ báo, theo dõi từng tick biến động giá trên màn hình, hoặc vẽ các đồ thị trên biểu đồ, chính xác thì bạn đang quan sát cái gì? Bạn phân tích và giao dịch cái gì trên thị trường?

Các nhà giao dịch nghiệp dư hành động như thể thị trường là một trò chơi lớn mà họ có thể trở thành người chuyên nghiệp và kiếm tiền. Các nhà giao dịch vốn là các nhà khoa học và kỹ sư lại xem thị trường như những hiện tượng vật lý và áp dụng những nguyên tắc xử lý tín hiệu, giảm thiểu độ nhiễu….Ngược lại, tất cả các nhà giao dịch chuyên nghiệp lại biết rằng thị trường là một đám đông khổng lồ.

Mỗi nhà giao dịch đều cố gắng lấy tiền từ túi người khác bằng cách dự đoán xu hướng của thị trường. Các đám đông thành viên trên thị trường sinh sống ở mọi châu lục, mua bán bằng các phương tiện viễn thông hiện đại với mục tiêu theo đuổi lợi nhuận chính là sự thua lỗ của người khác. Thị trường là một đám người khổng lồ. Mỗi thành viên trong đám đông cố gắng lấy tiền từ túi người khác bằng cách thông minh hơn người khác. Thị trường là một nơi ác nghiệt vì mọi người đang chống lại nhau và bạn cũng chống lại tất cả mọi người.

Thị trường tài chính không những khắc nghiệt mà bạn còn phải trả chi phí mỗi khi tham gia hoặc thoát khỏi thị trường. Bạn phải vượt qua rào cản của phí hoa hồng và trượt giá đặt lệnh trước khi bạn muốn thu lời. Tại thời điểm bạn đặt lệnh giao dịch, bạn trả một mức phí hoa hồng cho công ty môi giới- nghĩa là bạn đang ở phía sau cuộc chơi tại thời điểm bạn tham gia. Các nhà tạo lập thị trường cố gắng đánh bại bạn bằng trượt giá đặt lệnh khi lệnh của bạn được chuyển đến sàn giao dịch. Họ cũng cố gắng “cắn” tài khoản một miếng trước khi bạn thoát khỏi thị trường. Trong giao dịch, bạn phải cạnh tranh với những bộ óc thông minh nhất trên thế giới, trong khi phải phòng ngừa với đám cá hổ piraha ăn thịt người là phí hoa hồng và trượt giá đặt lệnh.

Thị trường tài chính hoạt động không hề có tình bằng hữu giữa người với người. Mọi nhà giao dịch đều cố gắng đánh bại người khác. Trên con đường cao tốc của nghề giao dịch tài chính, luôn có đầy rẫy các cạm bẫy. Giao dịch tài chính là cuộc chơi nguy hiểm nhất của con người, chỉ sau chiến tranh.

Nguồn gốc của lợi nhuận

Bạn có bao giờ ngừng lại để tự hỏi, lợi nhuận mà bạn kỳ vọng đến từ đâu? Liệu thị trường có tiền vì các công ty đang có lợi nhuận cao hơn, hoặc lãi suất thấp hơn hay mùa thu hoạch đậu nành bội thu? Lý do thực sự giải thích tiền trên thị trường là vì có các nhà giao dịch khác đặt tiền vào đó. Tiền mà bạn muốn có thuộc về người khác, những người không có ý định đưa nó cho bạn.

Giao dịch nghĩa là cố gắng lấy tiền từ túi người khác, trong khi họ cũng đang cố gắng lấy tiền của bạn- điều này giải thích tại sao thị trường tài chính là một môi trường kinh doanh khốc liệt. Kẻ chiến thắng đầu tiên là các nhà môi giới vì họ lấy tiền từ cả người chiến thắng và người thua lỗ.

Tim Slater so sánh giao dịch với trận chiến thời trung cổ. Một người tham gia vào cuộc chiến với mũi gươm của mình và cố gắng giết chết đối thủ, là người cũng đang cố gắng giết anh ta. Người chiến thắng sẽ tước lấy vũ khí, đất đai và vợ của đối thủ, và biến con cái của anh ta thành nô lệ. Bây giờ chúng ta hãy đi tới thị trường chứ không phải là một đấu trường. Khi bạn lấy tiền từ một người khác, nó không khác gì bạn đang hút máu anh ta. Anh ta sẽ mất nhà cửa, bất động sản, người vợ sẽ bỏ đi và con cái gặp khó khăn.

Một người bạn lạc quan của tôi một lần đã cười và nói rằng, có quá nhiều người không hề chuẩn bị gì cho một cuộc chiến sinh tử: “95% các nhà môi giới không hề biết gì về nghiên cứu. Họ không biết mình đang làm cái gì. Chúng ta phải có kiến thức, còn nếu không sẽ giống như đem tiền đi từ thiện.” Lý thuyết của họ có vẻ tốt, nhưng họ sớm phát hiện ra rằng nó đã sai- không hề dễ dàng kiếm tiền trên thị trường.

Chắc chắn luôn có nhiều con cừu non chờ bị làm thịt. Cừu luôn có sẵn- nhưng nếu như bạn muốn một tí thịt cừu, bạn phải chiến đấu với nhiều đối thủ cạnh tranh nguy hiểm. Họ là những kẻ chuyên nghiệp: Cao bồi Mỹ, kỵ sĩ Anh, lính đánh thuê Đức, samurai Nhật Bản, và nhiều chiến binh khác, tất cả đều đang cùng đi săn những con cừu bất hạnh. Giao dịch nghĩa là chiến đấu với đám đông thù địch, trong đó bạn tham gia vào cuộc chiến và sau đó, hoặc là bạn sống hoặc là bạn bị thương hay chết.

Sự thật 1: Các trader là kẻ thù của nhau chứ không phải ban bè của nhau. Đừng nghĩ nó ngồi chung bàn nhậu là nó tốt. Nâng ly bia, nó bảo anh em ta cùng múc nhé nhưng lên sàn nó táng cho cả đống cổ. Nên nhớ lợi nhuận mà bạn kiếm được là từ túi của thằng khác (ngu hơn bạn)

Hình ảnh có liên quan

Thị trường tài chính có phải là cổ máy in tiền?

Nhiều trader mới vào nghề không hiểu bản chất của xu hướng giá. Xu hướng giá nảy sinh từ cuộc chiến giữa bò (bên mua) và gấu (bên bán).  Xu hướng hình thành khi có sự bất động giữa người mua và người bán. Người mua kỳ vọng giá tăng và người bán kỳ vọng giá giảm. Hai bên đặt cược và đứng về hai phía dựa trên kỳ vọng của mình.

Khi giá tăng, bên mua là người chiến thắng và bên bán là người thua lỗ. 

Khi giá giảm, bên mua là người thua lỗ và bên bán là người chiến thắng.

Nếu muốn xu hướng tiếp tục, thị trường tài chính phải tìm kiếm người thua lỗ mới để thay thế cho những người thua lỗ cũ. 

Trong thị trường tăng giá, xu hướng tăng chỉ tiếp tục khi có những người bán mới tiếp tục đổ vào thị trường và liên tục trở thành người thua lỗ mới. Nếu một ngày nào đó, thị trường không tìm ra người bán nữa, tức không có người thua lỗ mới, xu hướng tăng sẽ chấm dứt. Đây chính là bản chất hoạt động của lý thuyết giao dịch theo quan điểm đối ngược. Khi tất cả các nhà phân tích và nhà giao dịch đều lạc quan và ở phía mua, thì xu hướng sẽ kết thúc vì lúc này không còn ai ở vị thế bán nữa.

Trong xu hướng giảm, xu hướng giảm chỉ tiếp tục khi có những người mua mới đổ vào thị trường và liên tục trở thành người thua lỗ mới. Nếu một ngày nào đó, thị trường không tìm ra người mua nữa, tức không có người thua lỗ mới, xu hướng giảm sẽ chấm dứt.

Alexander Elder ví xu hướng giống như chế độ nô lệ thời kỳ cổ đại. Trong đó, các paraoh phải tìm kiếm các nô lệ mới thay thế cho các nô lệ cũ đã chết đi. Nếu như không tìm ra nguồn nô lệ mới, chế độ sẽ không tồn tại.

Tương tự, thị trường tài chính là nơi tìm kiếm những cừu non mới, là các kẻ thua lỗ thay thế để xu hướng được tiếp diễn. Bản chất của thị trường tài chính là nơi hút tiền và tạo ra những nhà giao dịch thua lỗ chứ không phải tạo ra những nhà giao dịch thành công.

Kết quả hình ảnh cho nô lệ mới

Sự thật 2:Bản chất của xu hướng giá trên thị trường tài chính là tìm kiếm người thua lỗ mới. Muốn xu hướng tăng được kéo dài, thị trường phải liên tục tìm ra những người bán mới, đóng vai những người thua lỗ mới. Khi không tìm ra được người thua lỗ mới, tức ai cũng ở vị thế mua thì xu hướng tăng sẽ phải chấm dứt. Do đó, chỉ có 5% người chiến thắng trên thị trường tài chính còn 95% người là thua lỗ.

Thế nào là một trader thông minh?

Đám đông khổng lồ giao dịch trên các thị trường chứng khoán, thị trường hàng hóa, và thị trường hợp đồng quyền chọn. Dòng tiền lớn và dòng tiền nhỏ, dòng tiền thông minh và dòng tiền ngu xuẩn, dòng tiền tổ chức và dòng tiền cá nhân, nhà đầu tư dài hạn và nhà đầu tư ngắn hạn, tất cả đều gặp nhau tại các sàn giao dịch. Mỗi mức giá thể hiện sự đồng thuận về giá trị hiện tại giữa người mua, người bán và các nhà giao dịch còn lưỡng lự tại thời điểm giao dịch. Luôn có một đám đông các nhà giao dịch đằng sau mỗi mẫu hình giá xuất trên màn hình.

Sự đồng thuận của đám đông thay đổi từ thời điểm này sang thời điểm khác. Thỉnh thoảng, sự đồng thuận này tạo ra diễn biến ổn định nhưng vào thời điểm khác, lại tạo ra sự hỗn loạn trên thị trường. Giá di chuyển từng bước nhỏ tại những thời điểm thị trường yên ắng. Khi đám đông trở nên hoảng sợ hoặc tham lam, giá bắt đầu nhảy vọt. Tưởng tượng đám đông đang tranh giành tàu cứu hộ trên con tàu sắp chìm– bạn sẽ hiểu giá biến động như thế nào khi đám đông các nhà giao dịch trở nên đầy cảm xúc về xu hướng. Một nhà giao dịch khôn ngoan thường tham gia giao dịch khi thị trường yên tĩnh và chốt lợi nhuận khi thị trường biến động mạnh. Tất nhiên, các nhà giao dịch nghiệp dư sẽ hành động ngược lại: họ nhảy vào hoặc nhảy ra thị trường khi giá bắt đầu chạy, nhưng tỏ ra chán nản và không quan tâm đến thị trường khi giá nằm im.

Các mẫu hình đồ thị thể hiện những dao động tâm lý đám đông trên các thị trường tài chính. Mỗi phiên giao dịch là một trận chiến giữa bò-người kiếm tiền khi giá tăng, và gấu- người kiếm lời khi giá giảm. Mục tiêu của các nhà phân tích kỹ thuật là khám phá tương quan sức mạnh giữa bò và gấu và đặt cược nhóm nào sẽ chiến thắng. Nếu bò mạnh hơn, bạn nên mua và nắm giữ. Nếu gấu mạnh hơn, bạn nên bán hoặc bán khống. Nếu cả hai bên cân bằng về sức mạnh, một nhà đầu tư thông minh sẽ nên đứng ngoài. Hãy để cho bò và gấu chiến đấu với nhau, và bạn chỉ tham gia khi biết rằng bên nào sẽ giành chiến thắng.

Giá và khối lượng, cùng với các chỉ báo để theo dõi chúng, phản ánh hành vi đám đông. Phân tích kỹ thuật giống như việc thăm dò ý kiến dư luận. Vừa kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật: Phân tích kỹ thuật vừa mang tính khoa học vì chúng ta sử dụng phương pháp thống kê và máy tính, nhưng nó cũng mang tính nghệ thuật vì chúng ta phải sử dụng đến những đánh giá cá nhân và kinh nghiệm để giải thích những phát hiện của mình.

Ngược lại, các nhà giao dịch nghiệp dư thường mắc lỗ cơ bản nhất là giao dịch quá nhiều. 

Các nhà giao dịch thành công xử lý giai đoạn sụt giảm tài khoản theo cách giống như những người uống rượu xã giao. Nghĩa là họ lỗ ít và có thể ngừng giao dịch khi muốn. Nếu có một vài khoản lỗ liên tiếp, và họ nhận ra tín hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn trong hệ thống giao dịch: có lẽ là hệ thống giao dịch của họ không phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay. Đó là thời điểm mà các nhà giao dịch nên nghỉ ngơi và quan sát thị trường. Trái lại, những nhà giao dịch thua lỗ, không thể nào dừng lại- nghĩa là họ tiếp tục giao dịch vì họ bị cuốn hút vào trong trò chơi và tiếp tục nuôi hy vọng giành được chiến thắng.

Một nhà tư vấn giao dịch nổi tiếng nhận xét, cảm giác hân hoan khi giao dịch tài chính còn cao hơn cả khi quan hệ tình dục. Giống như các gã nghiện rượu cứ tiếp tục uống, các nhà giao dịch thua lỗ sẽ còn thua lỗ lớn hơn nữa khi tiếp tục giao dịch. Họ đã vượt qua đường ranh giới quan trọng giữa việc chấp nhận rủi ro kinh doanh một cách bình thường và đánh bạc. Các nhà giao dịch thua lỗ thậm chí còn không biết đến làn ranh giới này.

Những người thua lỗ luôn cảm thấy ham muốn giao dịch, giống như gã nghiện rượu lúc nào cũng muốn uống rượu. Họ tham gia giao dịch một cách bốc đồng, cố gắng thoát khỏi tình trạng bế tắc.

Nhà giao dịch thua lỗ tiếp tục nạp tiền vào tài khoản. Những nhà giao dịch thua lỗ nhanh chóng bị loại bỏ ra khỏi thị trường, trong khi một số nhà giao dịch chuyển sang quản lý tiền của người khác sau khi làm thua lỗ mất số tiền của chính họ. Một số người khác nữa chuyển sang bán dịch vụ tư vấn thị trường, giống như những gã say rượu hết sạch tiền phải đi lau kính trong các quán bar để trừ nợ.

Hầu hết những nhà giao dịch thua lỗ đều che dấu khoản lỗ này với mọi người và thậm chí cả chính họ. Họ không hề có nhật ký giao dịch và cũng ném bỏ báo cáo giao dịch từ nhà môi giới. Một nhà giao dịch thua lỗ giống như một gã nghiện rượu, họ không biết đã mất bao nhiêu tiền để mua rượu.

Kết quả hình ảnh cho chờ lúc yên tĩnh mới ra đòn võ thuật

Sự thật 3: “Nhà giao dịch chuyên nghiệp mở vị thế lúc thị trường yên tĩnh và chốt lời khi thị trường biến động mạnh. Họ có hệ thống giao dịch nhưng không phải là những cỗ máy . Đó là những người kết hợp cả hệ thống giao dịch với kỹ năng phán đoán của cá nhân. Họ không giao dịch quá mức (ovetrade) mà tập trung vào chất lượng giao dịch.

Chi tiết tham khảo cuốn sách “PHƯƠNG PHÁP MỚI ĐỂ GIAO DỊCH KIẾM SỐNG” CỦA ALEXANDER ELDER

Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống (The New Trading For a Living)

Trả lời