[VFA Insights, 4.1.2021] Thị trường tiếp tục tăng giá mạnh với sự ủng hộ nhóm ngành tài ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. Tiêu điểm TCL.

Tiếp tục đà hưng phấn cuối năm ngoái, Vnindex mở cửa ngày giao dịch đầu năm đầy tích cực. Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng đóng cửa với sắc xanh, trong đó các mã TCB, TPB, VCB tác động tích cực tới Vnindex. Trong khi đó, nhóm ngành bất động sản xuất hiện nhiều mã tăng trần như KBC, ITA, HQC. Ở chiều ngược lại GVR, NVL, VIC là những cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến thị trường. Kết thúc phiên giao dịch Vnindex đóng cửa tại 1120 điểm, tương ứng với mức tăng 1.5%. Khối lượng giao dịch tăng mạnh hơn 40% so với phiên giao dịch trước. 

Giá trong phiên hôm nay đã tăng 4.67% so với phiên ngày phân phối ngày 23/12/2020. Chúng tôi nhắc quy tắc xóa ngày phân phối sẽ tiến hành nếu như phiên ngày mai, chỉ số VN-Index trong phiên tăng thêm 0.4% Hiện VN-Index vẫn chỉ có một ngày phân phối. Theo hệ thống Canslim, chúng ta có thể tiến hành mua mới những cổ phiếu thoát ra từ nền giá đẹp hoặc mua bổ sung vị thế các cổ phiếu mạnh.

Vnindex sau khi mở cửa đã xuất hiện Gap, đây cũng là mẫu hình Rising window trong phân tích nến Nhật Bản. Trong sóng tăng giá bắt đầu từ 3/11 cho đến nay, mẫu hình Rising Windows đã xuất hiện 4 lần và đều xảy ra sư tiếp diễn tăng giá . Khoảng trống giá này thường được sử dụng như là một ngưỡng hỗ trợ cho thị trường và sẽ tiếp tục duy trì đà tăng giá nếu ngưỡng hỗ trợ này được giữ. Nếu không giữ được, nó sẽ biến thành khoảng trống kiệt sức (exhaustion gap).

Phiên hôm nay Vnindex đóng cửa ngay sát giữa thân cây nến thể hiện sự đuối sức vào cuối phiên. Chúng tôi nhận thấy nó đang tiềm ẩn dẫn tới sự phân kỳ giữa giá và chỉ báo Stochastic Oscillator (không thể hiện đồ thị).

 

Thống kê của VFA trong phiên giao dịch ngày hôm nay cho thấy có 88 cổ phiếu vượt đỉnh 52 với mức độ rộng trải dài ở nhiều nhóm ngành dẫn dắt như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, xây dựng, hóa chất …..Chỉ có  duy nhất 1 cổ phiếu phá đáy 52 tuần. Việc nhóm cổ phiếu vượt đỉnh tăng đều và trải dài nhiều nhóm ngành dẫn dắt khiến chúng tôi an tâm hơn về khả năng duy trì đà tăng giá của thị trường.

Tiêu điểm cổ phiếu

TCL : Công ty CP Đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng

TCL có điểm mua Pocket Pivot trùng với điểm breakout mẫu hình cốc và tay cầm. Đây là nền giá số 2. Phần tay cầm thắt chặt với khối lượng nhỏ thể hiện sự cạn kiệt thanh khoản. Khối lượng tăng đột biến tại điểm phá vỡ. Sóng ngành cảng, logistic đang là yếu tố hậu thuẫn cho TCL.

Cách kiếm lợi nhuận 18.000% từ thị trường chứng khoán

Kết quả kinh doanh quý III/2020 đạt doanh thu 286 tỷ và lợi nhuận 19 tỷ, lần lượt tăng 15% và sụt giảm 28% so với quý cùng kì năm ngoái. Theo giải trình từ phía doanh nghiệp, “trong quý 3 năm 2019, TCL chưa có công ty con. Kể từ quý 4.2019 Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Tân Cảng Đồng Nai trở thành công ty con. Tại thời điểm ghi nhận báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020, công ty mẹ có điểu chỉnh ghi nhận KQKD của công ty con và các công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sỡ hữu dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm -27% so với cùng kỳ năm ngoái.”

Lợi nhuận biên ròng cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 12 quý, chỉ còn 6.7%. Xu hướng lợi nhuận biên của TCL giảm do mức độ cạnh tranh ngày càng tăng trong ngành logistic và khấu hao tăng do đầu tư vào kho bãi, thiết bị  (Depot Tân Cảng Mỹ Thủy 2 mới đi vào vận hành và Tân Cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai) đang trong quá trình đầu tư). TCL đang ở giai đoạn đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng nên chi phí khấu hao sẽ lớn trong vài năm tới. Công ty sẽ phải cân đối dòng tiền để tiến hành đầu tư cho các dự án trọng điểm.

Chất xúc tác : Việc mở rộng ICD Nhơn Trạch (Đồng Nai) và các Depots quanh cảng Cát Lái trong bối cảnh gia tăng sản lượng cointainer qua cảng Cát Lái từ sự khởi sắc hoạt động XNK và xu hướng hàng hóa container thông qua Depot để giảm thiểu ùn tắc hàng tại cảng biển. Việc quá tải cảng Cát Lái tạo điều kiện cho dịch vụ chuyển cảng và dịch vụ Depot. CTCK MBS dự phóng doanh thu khai thác Depost sẽ tăng trưởng 14% trong 5 năm tới. Hiện nay, doanh thu từ mảng dịch vụ Depot chiếm đến hơn 50% tổng doanh thu của công ty. Dịch vụ Depot của TCL cung cấp dịch vụ vụ hậu cần, hỗ trợ cho việc xuất nhập khẩu, bao gồm lưu bãi container rỗng và container hàng, cấp container rỗn để đóng hàng, quản lý container. Trong đó diễn tích depot dùng cho dịch vụ container rỗng chiếm gần 45% tổng diện tích của TCL, số còn lại 55% là diện tích cho container chứa hàng.

TCL dự kiến đầu tư 523 tỷ đồng trong 5 năm tới để đầu tư vào dự án kho Depot và nâng công suất hoạt động xếp dỡ từ 0.21 triệu TEU vào năm 2018 lên tới mức 0.32 triệu TEU vào năm 2023. Ngoài ra với sự phát triển của các khu công nghiệp và nhà máy tại khu vực Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu sẽ đem lại lượng khách hàng dồi dào cho TCL.

Cụ thể, Depot Tân Cảng Mỹ Thủy 2 mới đi vào vận hành từ tháng 11/2019 và tháng 3/2020 với diện tích 2.3 ha và phần mở rộng 1.5ha. Mặc dù Cảng Cát Lái đang là cảng có sản lượng container thông qua lớn nhất cả nước ( trên 5 triệu TEU) nhưng xu thế dài hạn là chuyển một phần hàng tử càng Cát Lái về Cảng Cái Mép Thị Vải (để đón các tàu lớn trên 8,000 TEU). Đánh giá trong 5 năm tới, cảng Cát Lái cũng sẽ vẫn duy trì mức sản lượng 5 triệu TEU vì tình trạng giao thông ách tắc khi vào cảng. Theo dự phóng của MBS, khả năng phải đến năm 2023, TCL mới hòa vốn ở khu vực Tân Cảng Mỹ Thủy 2. Dự đoán khu vực Tân Cảng Cát Lái của TCL có tốc độ tăng trưởng doanh thu khoảng 10% trong vòng 5 năm tới.

TCL cũng đang trong quá trình đầu tư dự án Cảng cạn Tân Cạn Nhơn Trạch (ICD Tân Cảng Nhơn Trạch với quy mô dự án 26ha trong đó giai đoạn 1 là 11ha đã hoàn thiện hai kho và 1 bãi container (năm 2019 với tổng vốn đầu tư 73 tỷ đồng). Giai đoạn 2 sắp thực hiện với 15ha còn lại bao gồm 5 kho hàng đường bãi container. ICD Tân Cảng Nhơn Trạch có vị trí thuận lợi đóng vai trò trung chuyển hàng hóa qua lại giữa các khu vực TP.HCM, Cảng Cát Lái, Tân Cảng Hiệp Phước, cụm khu công nghiệp Nhơn Trạch và cụm cảng Cái Mép Thị Vãi. ICD Tân Cảng nhơn trạch cách Cảng Cát Lái 6km, cách cảng Hiệp Phước 26km và cách Cái Mép Thị Vãi khoảng 60km.

ICD Tân Cảng Nhơn Trạch đang là điểm sáng với tốc độ tăng trưởng kép 30% trong 2015-2019 và dự đoán sẽ còn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao trong vài năm tới. Tiềm năng logistic ở khu vực KCN Nhơn Trạch còn nhiều. TCL dự kiến sẽ phải dành gần 200 tỷ đồng để đầu tư trong vòng 5 năm tới cho khu vực IDC Tân Cảng Nhơn Trạch.

Về cấu trúc tài chính,  TCL có ưu điểm sức khỏe lành mạnh với tỷ trọng nợ vay thấp. Tỷ lệ nợ vay có lãi/vốn chủ sở hữu chỉ 0.06 lần. Một ưu điểm khác của TCL là free float khá thấp, khoảng 33%. Nhà đầu tư lớn có chất lượng của công ty là quỹ PNY (Pyn Elite Fund) . Năm 2020, PNY là quỹ có hiệu suất đầu tư tốt nhất.

Nhiều quỹ thắng lớn trên TTCK Việt Nam năm 2020, Pyn Elite Fund vượt trội so với phần còn lại - Ảnh 1.

Ngoài ra, TCL còn có mảnh đất rộng 1600m2 với giá mua 11tr/1m2 nằm dưới chân cầu Phú Mỹ đang phát triển xây dựng làm trụ sở công ty và cho thuê mặt bằng.

Update KBC

Trong Nhịp đập thị trường ngày 17/12/2020, chúng tôi có khuyến nghị quan sát KBC. Ngày hôm nay KBC đã đóng cửa với giá trần là 26.1. Từ điểm mua của mô hình Cup&Handle, KBC đã tăng hơn 20% trong 3 tuần nên chúng tôi khuyến nghị quý nhà đầu tư nên nắm giữ tối thiểu 8 tuần để có thể tận dụng tốt nhất đà tăng giá.

Bài viết được phân tích bởi

Võ Nguyên Huân,

Phó Giám Đốc Công ty TNHH Elibook.

Trả lời