CÁC CỔ PHIẾU TĂNG TRƯỞNG MIDCAP BỊ BÁN MẠNH, VN-INDEX VẪN GIẢM MẶC DÙ ĐƯỢC SỰ NÂNG ĐỠ CỦA NHÓM CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG

Sau một thời gian dài tăng giá mạnh, các cổ phiếu tăng trưởng midcap đang bị chốt lời mạnh mẽ trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Cổ phiếu BCG nằm sàn, nhóm cổ phiếu tăng trưởng midcap thuộc sóng bất động sản khu công nghiệp hay xây dựng hưởng lợi từ đầu tư công cũng bị bán mạnh. FCN (-3.7%); HHV (-5%); LCG (-2.8%); IDC (-2.8%)… Các cổ phiếu tăng trưởng thuộc nhóm ngành khác như TNG giảm -6.8% (dệt may); VHC -4.7% (thủy sản). Mức giảm của các cổ phiếu tăng trưởng nhìn chung sâu hơn so với mức giảm của chỉ số thị trường chung. Tuy nhiên, đây là lực bán chốt lời sau một khoảng thời gian tăng giá dài, nhiều cổ phiếu đã tăng 20%-50% so với các điểm pivot.

Dòng ngân hàng hôm nay tăng giá đồng loạt và trở thành trụ đỡ cho chỉ số VN-Index. VPB +3.93%; CTG +1.87%; TCB +1.43%. Thông tin sắp công bố thông tư sửa đổi về cơ cấu nợ trong tháng 9 đang hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong khi đó, VIC, GAS, HPG, VRE giảm khiến VN-Index cũng “đỏ” theo. Chốt phiên, chỉ số VN-Index giảm -0.33%, đóng cửa tại 1341.9 điểm, nhưng tránh được ngày phân phối nhờ khối lượng giảm nhẹ so với phiên trước. Chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức điểm thấp nhất phiên. Tuy nhiên, nó vẫn còn nằm cao hơn đáy thấp nhất của cây nến ngày hôm trước nên hành động giá không quá lo ngại.

Chỉ số VN-Index đã giành lại được MA50 ngày trong phiên ngày hôm qua và đèn xanh đã bật trở lại với 4 ngày phân phối. 3 trong 4 ngày phân phối này là nhẹ (mức giảm <-1%) nên không làm tổn hại nhiều đến xu hướng của thị trường chung. Chúng tôi đang theo dõi sự xuất hiện của mẫu hình tam giác đối với VN-Index. Các đợt điều chỉnh -14% và -6% của VN-Index diễn ra với khối lượng thu hẹp dần cho thấy nguồn cung đang cạn dần. Chỉ số VN-Index đang được nâng đỡ bởi MA120 ngày.

Số lượng cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần bị thu hẹp xuống còn 39 mã cổ phiếu trong phiên ngày hôm nay, so với con số 61 của phiên ngày hôm trước. Tuy nhiên, độ rộng thị trường chưa bị thu hẹp quá mạnh khi số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày vẫn vượt trội so với số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày.

Phiên giảm mạnh ngày hôm nay nhìn chung chưa làm tổn hại nhiều đến xu hướng của các cổ phiếu tăng trưởng. Dữ liệu ngành của Fireant thường bị trễ 1 phiên nên dữ liệu RRG (Relative Rotation Graph) chưa có số liệu cho ngày 7/9/2021. Nhìn chung, các ngành sản xuất thực phẩm, thủy sản, thiết bị vật liệu xây dựng vẫn đang ở vùng dẫn dắt với đà tăng trưởng (momentum) đi lên). Nhóm đầu cơ và phát triển bất động sản (lưu ý bị ảnh hưởng mạnh bởi họ nhà Vin) đang có dấu hiệu lấy lại momentum.

Bảng phân ngành ICB của Fireant. Dữ liệu ngày. Tính toán dựa trên phần mềm Optuma

NHIỀU CỔ PHIẾU TĂNG TRƯỞNG BỊ RƠI TRỞ LẠI VÙNG MUA HỢP LÝ VÀ SÁT ĐIỂM PIVOT.

Chúng tôi gần như hạn chế bổ sung mã mới và tập trung vào việc nắm giữ các cổ phiếu hiện tại khi nó đang sinh lời tốt. Không có nhiều đánh giá trong phiên ngày hôm nay ngoài việc các cổ phiếu tăng trưởng hiện đang trở lại vùng mua hợp lý và sát điểm pivot. Nó là cơ hội để bổ sung thêm vị thế một khi các cổ phiếu này bật tăng trở lại từ điểm pivot.

(-CÒN TIẾP)

ĐỂ ĐỌC CHI TIẾT BÁO CÁO NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG, VUI LÒNG LIÊN HỆ TEAM NHÀ ĐẦU TƯ CANSLIM QUA ZALO 0977.697.420

 

Trả lời