CỔ PHIẾU SÀN NGÀY HÔM NAY LẠI NHIỀU HƠN HÔM QUA! NHÀ ĐẦU TƯ ĐANG CỐ SỐNG BÁM VÀO HY VỌNG “ĐÁY Ở GẦN ĐÂU ĐÂY RỒI”.

Hôm nay có 99 mã cổ phiếu nằm sàn trên sàn HOSE, nhiều hơn so với phiên hôm qua. Cứ mỗi ngày trôi qua, số cổ phiếu nằm sàn lại nhiều hơn phiên hôm trước. TTCK đang có đặc điểm rõ ràng của một xu hướng giảm: “Cố gắng mạnh đầu phiên, rồi bị đạp mạnh cuối phiên”.

 HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY

Như mọi hôm, nỗ lực cứu giá trong phiên sáng thường kết thúc trong thất bại, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất phiên. Chỉ số VN-Index giảm -1.55% và đóng cửa tại 1384 điểm, thấp hơn so với ngưỡng tâm lý 1400 điểm.

Lực bán giải chấp “call margin” xuất hiện vào lúc 10h30 và một lần nữa 14h. Nỗi ác mộng vào 2 giờ chiều thường rất lớn vì đây thường là lúc đạp mạnh nhất.

Chỉ số VN30 nhờ lực đỡ của một số blue chip như VCB +0.9%, ACB +0.8%, MBB +0.7%, MSN +3.2% nên chỉ có mức giảm nhẹ -0.35%.

Đây là ngày giảm thứ năm liên tiếp của chỉ số VN-Index và hướng tới tuần giảm thứ ba liên tiếp kể từ đỉnh tháng 4. Lịch sử hai năm vừa qua của VN-Index, kể từ đáy tháng 7.2020 có hai tuần giảm giá. Thời gian giảm giá nhiều hơn cảnh báo sự thay đổi lớn trong xu hướng của VN-Index.

Hộp Nhịp Đập Thị Trường của Team NĐT CANSLIM đã chuyển trạng thái thị trường sang đèn đỏ, tức “THỊ TRƯỜNG Ở TRONG XU HƯỚNG GIẢM”, sau khi để mất MA200 ngày, đồng thời là ngưỡng 1425 điểm. Điều này yêu cầu nhà đầu tư cần cắt lỗ sớm, chốt lãi nhanh, tăng cường nắm giữ tiền mặt, hạ tỷ trọng cổ phiếu.

Đã 2 năm trôi qua, chỉ số VN-Index lần đầu tiên để mất ngưỡng MA200 ngày và đây là lý do thị trường cần có sự điều chỉnh mạnh để hiệu chỉnh cho toàn bộ sóng tăng suốt hai năm gần đây. Các lần điều chỉnh sâu nhất trong hai năm vừa qua, kể cả covid, là -14% đến -17%. Hiện tại, VN-Index mới giảm -9% từ đỉnh tháng 4. Nếu đây là sự hiệu chỉnh cho con sóng tăng hai năm, thời gian và mức độ điều chỉnh sẽ lớn hơn so với các lần điều chỉnh trước.

Có thể chỉ số VN-Index phải mất vài tháng để tìm thấy sự cân bằng và để cho các cổ phiếu bắt đầu xây lại nền giá. Sau các cú rơi thẳng đứng, các cổ phiếu đánh mất MA50 ngày và cả MA100 ngày, hoặc dài hơn nên cần thời gian để xây lại nền giá. Thường một nền giá phải mất tối thiểu 7 tuần (gần 2 tháng) để hình thành.

Nếu mức độ giảm giá trên -17% thì mức hỗ trợ có thể là 1250 điểm, tức đáy Covid vào tháng 7.2021.

“NẾU BẠN KHÔNG CHẤM NHẬN CÁC THUA LỖ NHỎ, SỚM HAY MUỘN, BẠN SẼ PHẢI NHẬN LẤY TẤT CẢ CÁc LOẠI THUA LỖ”- ED SEYKOTA

Theo phương pháp CANSLIM, triển vọng xu hướng giảm giá đưa ra lời khuyên tốt nhất là cầm tiền mặt, đứng ngoài quan sát thị trường. Hãy chờ đợi cho đến khi thị trường chung có ngày FTD (Bùng Nổ Theo Đà) và các cổ phiếu leader xây lại nền giá chặt chẽ hơn.

Đừng cố gắng đo độ sâu của thị trường. Chỉ đến khi qua đáy mới biết đâu là đáy. Các trader không chịu sớm cắt lỗ và cố gắng “hợp lý hóa” sự thua lỗ bằng niềm tin … “đáy ở gần đâu đây rồi”…sẽ khiến cho các khoản lỗ lớn đến mức khiến bạn bị tê liệt. Khi bị tê liệt, từ trader sẽ bị nhại thành “chết đơ” theo đúng nghĩa đen.

Mục tiêu của việc cắt lỗ không phải là để sợ bán đúng đáy. Nó là công cụ bảo hiểm để ngăn bạn không rơi vào thảm họa sụp đổ cả tài khoản. “Đằng sau nút bấm buy sell, là cả một gia đình”, vì thế hãy thận trọng với những gì bạn đang làm…Nhiều trader khi lâm vào cảnh “đơ người” sẽ biến mình thành “nhà đầu tư dài hạn bất đắc dĩ” và đó là lúc thảm họa xuất hiện. NÊN NHỚ: KHÔNG CÓ GIÁ NÀO QUÁ THẤP ĐỂ BÁN VÀ KHÔNG CÓ GIÁ NÀO QUÁ CAO ĐỂ MUA..

Cổ phiếu có thể đã rẻ, được định giá hấp dẫn.. nhưng O’Neil đã giải thích nghịch lý rằng: “CÁI GÌ TRÔNG CÓ VẺ ĐẮT, CÒN ĐẮT HƠN NỮA. CÁI GÌ TRÔNG CÓ VẺ RẺ, CÒN TIẾP TỤC RẺ HƠN NỮA”..

Cổ phiếu định giá thấp, còn tiếp tục được định giá thấp hơn nữa vào ngày mai, tuần sau, tháng sau…

Một lần nữa, kỹ luật giao dịch của CANSLIM yêu cầu nắm giữ tiền mặt trong xu hướng thị trường giá xuống, và bạn không cần thiết phải bắt đáy làm gì. Hãy chờ đợi ngày FTD và các cổ phiếu leader xây lại nền giá.

LÊN VÌ THỨ GÌ THÌ XUỐNG VÌ THỨ ĐÓ.

Sau covid lần thứ 4 vào tháng 9.2021, thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ với kỳ vọng về gói đầu tư công và chính sách mở rộng tiền tệ.

Chỉ số VN-Index tăng từ đáy 1220 lên 1534 điểm sau 3-5 tháng. Các cổ phiếu bất động sản, đầu tư công nằm trong nhóm tăng mạnh nhất nhờ kỳ vọng phục hồi kinh tế, gói đầu tư công.

Nhưng có vẻ như kỳ vọng này đã có sự trục trặc. Sự nóng lên của giá đất ngay sau hậu covid đã khiến cơ quan quản lý tuýt còi. Chính phủ bắt đầu thanh tra, điều tra kênh trái phiếu, một công cụ quan trọng để huy động vốn nhằm thâu tóm các dự án bất động sản, dẫn tới các mức giá phi lý khi đấu giá.

Chính phủ cũng siết tín dụng đối với kênh bất động sản nhằm tránh sự đổ vỡ. Tất cả điều này khiến cho cổ phiếu bất động sản, là leader của con sóng trước, lần lượt gãy đổ.

Một câu chuyện mới nổi và nằm ngoài kỳ vọng của giới đầu tư là câu chuyện của lạm phát. Lạm phát tăng nhanh hơn kỳ vọng, khiến lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Việt Nam tăng vọt đã làm tổn thương thị trường chứng khoán.

Ngày hôm nay, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm lại leo lên đỉnh mới 3.192%.

Nhóm đầu tư công đang bị ảnh hưởng bởi câu chuyện lạm phát khi giá nguyên vật liệu như sắt thép, xi măng, cát đá tăng vọt khiến bộ giao thông vận tải phải ngừng một số dự án. Mặc dù chúng ta đã có kế hoạch về gói đầu tư công, nhưng thị trường đang có một suy nghĩ khác. Các nhà đầu tư lo ngại về khả năng thực hiện các dự án khi giá nguyên vật liệu, lạm phát tăng vọt.

Mọi chuyện tùy thuộc vào lạm phát và khả năng quản lý của chính phủ trong việc hỗ trợ cho các chương trình đầu tư công, để các nhà đầu tư tin rằng, chương trình đầu tư công có thể thực hiện được như kế hoạch ban đầu.

ĐỘ RỘNG THỊ TRƯỜNG BỊ THU HẸP, CÁC SÓNG NGÀNH THỦY SẢN, DỆT MAY, BÁN LẺ CŨNG ĐANG ĐUỐI SỨC DẦN.

Số lượng cổ phiếu lập đỉnh 52 tuần bị thu hẹp đáng kể xuống còn 15 mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Sự thu hẹp trong độ rộng thị trường cho thấy vì sao thị trường yếu đi. Số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày đã gấp đôi số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày.

Thời gian qua, thị trường có sóng ngành dệt may, thủy sản, bất động sản KCN, bán lẻ, hóa chất-cao su, công nghệ để mang tới cơ hội giao dịch cho trader. Nhưng các ngành này có tỷ trọng quá nhỏ và không đủ sức để cứu toàn thị trường.

Tình trạng margin chéo bắt đầu ảnh hưởng đến các cổ phiếu khác.

Nhóm thủy sản có ANV tiếp tục tăng trần, VHC +4.3% nhưng CMX -5.3%. Không còn là cảnh toàn ngành cùng tăng mà đã có sự suy yếu của một số mã trong ngành. Tương tự, hôm nay nhóm dệt may đều bị bán mạnh như TNG -3.3%, TCM -5%, MSH -2.5%

Nhóm bán lẻ tuy khỏe hơn thị trường chung nhưng cũng đã đánh mất sắc xanh. MWG, PNJ tham chiếu trong FRT giảm nhẹ -1%.

Nhóm công nghệ như CTR cũng giảm nhẹ -0.83%, FPT tham chiếu và chỉ có CMG tăng +6.4%

THEO DÕI CỔ PHIẾU

Tiếp tục quan sát các mã cổ phiếu trong xu hướng thị trường chung đang giảm giá.

  • Còn tiếp

Tham gia Team NĐT CANSLIM qua zalo 0977.697.420 để đọc chi tiết bản tin

 

Trả lời