FED chia từng đợt tăng lãi suất nhỏ hơn, nhưng lãi suất mục tiêu sẽ cao hơn. Nasdaq tắm máu.

FED tăng lãi suất thêm 0.75% lần thứ tư liên tiếp, đưa lãi suất chủ chốt lên mức 3.75%-4% trong cuộc họp FOMC vào ngày thứ tư. Mặc dù FED đưa ra tín hiệu sẽ tăng lãi suất chậm hơn tuy nhiên, chủ tịch Jerome Powell nói rằng, lãi suất sẽ còn vượt xa hơn kỳ vọng trước đó, có thể vượt ngưỡng 5% đã đưa ra hồi tháng 9.

NỘI DUNG CHÍNH PHÁT BIỂU CỦA FED

Powell nói rằng, tốc độ tăng lãi suất không phải là vấn đề chính giống như việc lãi suất sẽ tăng lên mức bao nhiêu và FED sẽ giữ mức lãi suất cao đó trong bao lâu.

“Chúng ta vẫn sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Còn quá sớm để nghĩ tới việc tạm ngưng”- chủ tịch Powell nói.

Ông ấy thể hiện quan điểm chính sách lãi suất của FED rằng, lãi suất vào cuối năm tới sẽ cao hơn mức lãi suất đã kỳ vọng (ND: 4.6%) trong cuộc họp tháng 9.

Quan điểm của ông Powell cho rằng mức lãi suất mục tiêu, ít nhất, có thể nằm trong vùng 4.75%-5%.

Chủ tịch FED cảm thấy lo lắng về rủi ro mà lạm phát sẽ còn duy trì trong thời gian dài. “Đứng từ quan điểm người quản lý rủi ro, sẽ là thất bại nếu không siết đủ chặt hoặc nới lỏng quá sớm.”

FED không muốn siết quá chặt. Và nếu như chặt quá, thì FED có thể sử dụng công cụ để hỗ trợ cho tăng trưởng, giống như khi mới bắt đầu đại dịch.

FED lo lắng hơn đến việc lạm phát sẽ dai dẳng kéo dài vài năm tới, điều rốt cuộc sẽ làm cho thị trường việc làm và hộ giao dịch cảm thấy đau đớn nhất bởi lạm phát.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀY HÔM NAY

Liệu Nasdaq và SP500 có thêm chân giảm thứ tư hay không?

Áp lực bán tháo trong 90 phút giao dịch cuối cùng đang cho thấy xu hướng tăng hiện tại là rất mong manh, dễ vỡ. Chỉ số Nasdaq Compóite giảm gần 3.4% với khối lượng tăng vọt, cao hơn 16% so với ngày thứ ba.

Chỉ số Russell 200 của các cổ phiếu vốn hoá nhỏ, cũng rớt sâu tới 3.4%, và SP500 giảm ít hơn là 2.5%. Chỉ số DJIA cũng giảm gần 1.6%. Cổ phiếu Boeing (BA) tăng 2.8% và vượt qua đường MA50 ngày của chính nó, đã giúp chỉ số DJIA hãm đà rơi.

Khối lượng cũng tăng trên sàn NYSE.

Nói một cách đơn giản, hành động giá và khối lượng trong ngày thứ tư là tiêu cực cho thấy áp lực bán của các nhà đầu tư tổ chức.

Kể các các lĩnh vực phòng thủ cũng không thoát nổi. SPDR Utilities (XLU) có mức tăng đầu phiên 1.8% cũng biến thành giảm 1% khi chốt phiên.

Trong khi đó, DJTA (Dow Jones Vận Tải) giảm hơn 3.1%. Điều này cho thấy các nhà đầu tư lo lắng về tình hình chung của nền kinh tế. CHỉ số DJTA giảm xuống dưới MA50 ngày, và đã giảm 21% từ đầu năm

Trong hộp Nhịp Đập Thị Trường (Market Pulse), cả hai chỉ số đều có thêm 1 ngày phân phối thành 2 ngày, vẫn khá thấp. Nhưng chỉ số Nasdaq đã xoá sạch khoản lãi của ngày FTD vào ngày 21 tháng 10. Vì việc sụt giảm này, cộng thêm hành động thất bại của các điểm breakout, Nhật Báo IBD hạ triển vọng thị trường xuống đèn vàng trở lại, tức Uptrend Under Pressure (Xu Hướng Tăng Có Thể Bị Thay Đổi).

Điều này có nghĩa các nhà đầu tư cá nhân nên nhanh chóng tăng thêm tiền mặt để tránh thêm đợt giảm giá sâu mới. Việc mua mới cần cực kỳ hạn chế. Tại thời điểm này, tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục vẫn chỉ là 30%. 

Về mặt kỹ thuật, Nasdaq đối diện với bài kiểm tra bởi MA50 ngày, vốn đang dốc xuống kể từ giữa tháng 9. Cú giảm ngày thứ tư khiến khả năng thất bại trong bài kiểm tra này là rất cao.

Đợt nỗ lực hồi phục của Nasdaq là vẫn còn, nhưng nếu giảm thêm 4.2% nữa từ bây giờ thì chỉ số này sẽ phá thủng đáy ngày 13 tháng 10 tại 10,089 điểm. 

Chỉ số SP500 có vẻ tốt hơn một chút. Cú giảm của ngày thứ tư chỉ mới khiến chỉ số này nằm thấp hơn MA50 ngày.

Trong khi đó, báo cáo lợi nhuận quý 3 tiếp tục là lý do tạo nên áp lực bán tháo cho nhóm Tech.

Các cổ phiếu công nghệ sinh học và dược phẩm lớn trong có vẻ khá ổn trong báo cáo lợi nhuận quý 3 nhưng các côgn ty phần mềm và bán dẫn thì gặp nhiều khó khăn.

Giá dầu thô giảm 0.7%, từ mức 90 đôla/thùng xuôgns còn 89.35 USD/thùng. Khí Gas tự nhiên giảm 1.1% trên thị trường tương lai.

Please follow Chung on Twitter: @saitochung and @IBD_DChung

Trương Minh Huy lược dịch và tổng hợp từ Nhật Báo IBD

Bình luận của admin

Như vậy, FED đã kill hy vọng Pivot bằng cách đưa ra thái độ diều hâu hơn. Chấp nhận chia nhỏ các đợt tăng lãi suất thành các đợt tăng nhỏ hơn, điều mà FED cho rằng tăng chậm hay tăng nhanh không quan trọng lắm. Điều quan trọng là lãi suất mục tiêu sẽ là bao nhiêu. Hồi tháng 9, FED từng đưa ra lãi suất mục tiêu 4.6%. Nhưng giờ đây, FED chia nhỏ các lần tăng lãi suất thì lại đưa ra lãi suất mục tiêu cao hơn nhiều. Mức 5% chỉ là tối thiểu. Powell thể hiện rõ quan điểm cứng rắn với lạm phát và phải duy trì siết đủ mạnh. Ông một lần nữa bác bỏ “FED Pivot” khi cho rằng “còn quá sớm để tăng lãi suất”.

Các thị trường tài chính phản ứng không giống nhau trước phát biểu của FED. Trong khi Nasdaq tắm máu -3.4% thì lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm lại giảm 5 điểm cơ bản xuống còn 4%. Không có sự tăng vọt nào trong lợi suất trái phiếu. ĐIều cho thấy các nhà đầu tư trái phiếu cảm thấy bài phát biểu này không hề quá diều hâu.

Vậy thị trường chứng khoán đúng hay thị trường trái phiếu đúng?

Thường 2 tuần sau cuộc họp nhà đầu tư sẽ bắt đầu đánh giá lại đường đi của chính sách một cách rõ ràng hơn.

Một số nhà giao dịch chứng khoán nổi tiếng lo lắng về tín hiệu bán mới sau cú giảm ngày thứ tư. Nhà vô địch đầu tư Mỹ năm 2021, Oliver Kell cho rằng, SPY đã thất bại tại kháng cự 390, phá thủng kênh giá hướn lên, và kích hoạt tín hiệu bán.

Nhưng vẫn còn hy vọng cho đợt hồi phục. Chuyên gia phân tích sóng Elliot, Grega Horvat cho rằng, các phản ứng trên thị trường trái phiếu không quá căng thẳng. Nếu giá trái phiếu tăng trở lại, tức lợi suất trái phiếu giảm, dựa trên cấu trúc sóng Elliott, thì chứng khoán vẫn có khả năng tăng điểm. Có sự phân kỳ quan trọng giữa giá trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm với SP500 tại đáy là gợi ý vì sao vẫn còn hy vọng cho bullish.

 

Trả lời