Sau khi tỏ ra khá ổn sau cuộc họp FOMC, TTCK Việt Nam bất ngờ chọn lối đi riêng với mức giảm mạnh vào phiên giao dịch ngày thứ sáu, trong khi nhiều thị trường chứng khoán Châu Á và thế giới tăng điểm mạnh. Tin đồn một lần nữa bủa vây các nhà đầu tư, làm hoảng loạn thị trường.
TIN ĐỒN VẪN CHƯA BUÔNG THA THỊ TRƯỜNG
Không có cú sốc nào đến từ thế giới khi thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa ngày thứ sáu, nhưng chỉ số VN-Index ngay lập tức lao dốc từ đầu phiên, và lực bán tăng dần cho đến hết phiên sáng. Có lúc chỉ số VN-Index giảm hơn 40 điểm, sắc đỏ tràn ngập thị trường. Cổ phiếu NVL giảm sàn ngày từ đầu phiên, là tác nhân mạnh nhất đạp thị trường xuống sâu.
Nếu nói rằng, sự giảm điểm này là do thị trường tiếp tục tiêu hoá thông tin tăng lãi suất của FED thì chưa thuyết phục. Chỉ số VN-Index gần như chỉ giảm nhẹ sau ngày có sự kiện FOMC. Bất chấp thông điệp diều hâu pha lẫn chút bồ câu của FED, tình hình các thị trường tài chính như tỷ giá, lãi suất vẫn khá ổn định.
Tin đồn là thứ làm tổn thương thị trường chứng khoán Việt Nam vào lúc này. Khi các thông tin chính thức bị hạn chế, và nhà đầu tư đã quen với kiểu “thông tin lề trái” bên cạnh “thông tin lề phải” thì đó là đất diễn cho những tin đồn. Cổ phiếu nhà NVL liên tục dính tin đồn trong thời gian gần đây, và những điều quan trọng “có lửa mới có khói”, tin đồn chưa hẳn là thiếu chính xác. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cẩn trọng với những tin đồn quá mức.
Với quy mô vốn hoá hơn 5 tỷ đôla, cổ phiếu NVL sụt giảm chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn đến chỉ số VN-Index. Hành động giá của NVL cho thấy một cấu trúc phân phối Wyckoff được hình thành trong suốt một năm qua, khi mà cổ phiếu này được cho là giữ giá khá tốt. Cú sụt giảm gần đây liên quan đến hành động phá thủng Lớp Băng (ICE).
Giới đầu tư thạo tin cho rằng, cổ phiếu NVL giữ giá tốt trong một năm qua là do dùng tiền vay tại một công ty chứng khoán có quy mô vừa, có vốn nước ngoài. Nhưng trước sự tăng mạnh gần đây của lãi suất, cùng như siết thị trường bất động sản, dòng tiền giữ giá của giới chủ đã gặp khó khăn và “tay to” buộc phải buông.
Khả năng bị bán giải chấp (force sell) trong vài phiên tới là lớn khi các thông tin lề trái cho thấy khả năng công ty chứng khoán sẽ bán ngay trong phiên các tài khoản lớn.
Tuy nhiên, quá trình lao dốc sẽ không đi xuống theo một đường thẳng, có thể tại vùng giá quanh 50-60 nghìn đồng, cổ phiếu NVL sẽ có được hỗ trợ để tránh bị giải chấp nặng hơn. Trong cấu trúc Wyckoff, sau sự kiện bán phá thủng Lớp Băng thì cũng hay có những đợt hồi về kiểm tra lại Lớp Băng.
Tương tự như NVL, cổ phiếu PDR cũng sàn ngay từ đầu phiên. PDR đã giảm gần -50% từ đỉnh tháng 12 năm ngoái và xu hướng giảm giá đã có từ lâu chứ không phải mới hình thành gần đây như NVL. Nhưng điểm chung của các cổ phiếu bất động sản trong giai đoạn hiện nay là xuất hiện nhiều tin đồn không tốt liên quan đến hoạt động kinh doanh của các công ty này.
Giá cả tạo ra tin tức. Trong xu hướng giá xuống, các tin tức xấu sẽ tự nhiên xuất hiện.
Nhóm cổ phiếu bán lẻ cũng có một ngày tồi tệ khi MWG giảm sàn, và với quy mô vốn hoá hơn 3 tỷ đôla, cổ phiếu này tác động mạnh đến chỉ số VN-Index lẫn VN30. Các cổ phiếu khác trong ngành bán lẻ như FRT -5.1% và là phiên giảm thứ tư liên tiếp.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀY HÔM NAY
Bước vào phiên chiều, lực kéo lên bắt đầu xuất hiện giúp chỉ số VN-Index thu hẹp đà giảm. Lực cầu xuất hiện ở các cổ phiếu ngân hàng. Cổ phiếu CTG gây nhiều chú ý khi bất ngờ chuyển từ màu đỏ sang xanh, rồi chốt phiên tăng +3.8%, là một trong những trụ đỡ lớn nhất trong ngày thứ sáu. Khối lượng giao dịch tăng mạnh cho thấy dòng tiền nhảy vào bắt đáy cổ phiếu này.
Cổ phiếu CTG đồng thời giành lại MA50 ngày, sau vài phiên thất bại vượt qua đường trung bình di động này và cứ lình xình quanh nó. Đây có thể xem là điểm mua Pocket Pivot của các môn đệ O’Neil. Xem thêm:
Lực kéo một số cổ phiếu ngân hàng khác như MBB+1.4% và một số công ty có kết quả kinh doanh quý 3 tích cực như GMD +3% đã tạo nên làn sóng hỗ trợ. Cuối phiên, chỉ số VN-Index giảm -2.2% với khối lượng tăng đột biến tạo nên ngày phân phối mạnh. Tuy nhiên, điều tích cực là chỉ số VN-Index đóng cửa ở nửa trên khung giá ngày cho thấy khả năng xuất hiện sự rủ bỏ trong phiên giao dịch này.
Độ rộng thị trường nghiêng mạnh về phe gấu với số cổ phiếu giảm gấp 7 lần số cổ phiếu tăng trên sàn HOSE. Số cổ phiếu giảm sàn là 70 mã, còn nhiều hơn cả số cổ phiếu tăng giá.
Dù đây là ngày phân phối mạnh đầu tiên sau ngày FTD vào 27 tháng 10, nhưng nó đã có thời điểm trong phiên kéo thấp hơn đáy thấp nhất của ngày FTD, cùng với sự suy yếu trong điểm breakout của một số cổ phiếu khiến chúng tôi hạ triển vọng thị trường xuống đèn vàng, tức “XU HƯỚNG TĂNG CÓ THỂ BỊ THAY ĐỔI”. Rõ ràng đường EMA 21 ngày đang tạo ra sự kháng cự mạnh cho chỉ số VN-Index. Thị trường hồi phục đến EMA21 ngày không vượt qua được và phải lùi lại trong ngày thứ sáu để loại bớt nguồn cung.
Sự giảm giá mạnh của thị trường chứng khoán có khả năng xuất phát từ yếu tố tin đồn nội bộ bên trong thị trường này hơn là từ yếu tố vĩ mô. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Việt Nam trong ngày thứ sáu gần như không đổi và vẫn giữ ở mức 5.21%. Tỷ giá tự do (bán ra) chỉ nhích nhẹ 30 đồng lên mức 25,380 đồng đổi 1 đôla.
Hãy để cho thị trường trả lời đó có phải là một phiên rũ bỏ hay không bằng cách quan sát các phiên tiếp theo. Nếu đó là sự rũ bỏ, chỉ số VN-Index sẽ hồi trở lại, vượt qua EMA 21 ngày. Lúc này, một mẫu hình Vai Đầu Vai ngược giúp đảo chiều xu hướng giảm và là động lực để hướng tới MA50 ngày. Tính từ đáy ngày 11 tháng 10, sau đó là 25 tháng 10, phiên giảm vào ngày 4 tháng 11 vừa qua là một bài kiểm tra cho kiểu đảo chiều gồm 3 cái đáy, tương ứng Vai-Đầu- Vai.
Hãy lưu ý rằng, phân kỳ giữa giá với chỉ báo RSI vẫn còn hiệu lực.
Nếu thị trường chung vẫn tiếp tục xu hướng giảm, đợt nỗ lực hồi phục sẽ bị xoá bằng cách giảm sâu để phá thủng đáy ngày 25 tháng 10. Lúc này, đáy thấp nhất ngày 4 tháng 11 cũng chỉ cao hơn cỡ 10 điểm so với đáy ngày 25 tháng 10. Với áp lực giảm từ đầu phiên, thường thì ngày thứ hai rất ưa thích giảm mạnh, thì có khả năng thị trường sẽ bắt đầu đếm lại đợt nỗ lực hồi phục mới.
VẬY NHỮNG LÝ DO NÀO ĐỂ MANG TỚI HY VỌNG CHO PHÍA BÒ?
Thứ nhất, đà tăng điểm vào cuối tuần của thị trường chứng khoán toàn cầu sau khi dữ liệu Non Farm Payroll được công bố. Theo đó, báo cáo việc làm cho thấy sự pha trộn giữa tốt và xấu. Trong khi nước Mỹ vẫn có thêm nhiều việc làm hơn so với kỳ vọng, nhưng sự nứt gãy bắt đầu xuất hiện trong lĩnh vực dịch vụ. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao hơn.
Chính điều này làm đồng đôla rớt sâu và chỉ số USD Index một lần nữa giảm xuống dưới MA50 ngày. Đây là đường hỗ trợ quan trọng cho chỉ số USD index và một khi mất hỗ trợ này, đồng đôla sẽ rớt giá sâu.
Các nhà đầu tư đang có phản ứng khác với những gì xảy ra vào ngày thứ năm, lúc cuộc họp FOMC diễn ra. Việc FED vừa bồ câu vừa diều hâu khiến đồng đôla tăng giá do lo ngại, FED chưa vội vàng để ngừng tăng lãi suất. Theo lời ông Powell là còn quá sớm để nghĩ tới, và cho dù làm chậm lại tốc độ tăng lãi suất thì ông cũng đưa ra lãi suất mục tiêu cao hơn vào năm tới.
Nhưng sau báo cáo NFP, nhà đầu tư nhìn thấy những vết đứt gãy trên thị trường lao động để tiếp tục nuôi hy vọng về một FED Pivot. Sự giảm giá của đồng đôla cho thấy nhà đầu tư thực sự lo ngại về tác động của việc tăng lãi suất đến nền kinh tế, việc làm. Hãy nhớ rằng. KHÔNG PHẢI FED MÀ THỊ TRƯỜNG MỚI LÀ NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH CÓ FED PIVOT HAY KHÔNG. FED CHỈ LÀ NGƯỜI THEO SAU THỊ TRƯỜNG MÀ THÔI. Trong quá khứ, chúng ta không hiếm lần thấy FED phải đảo chiều chính sách bởi sức ép từ thị trường.
Thực sự, cả lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm và 10 năm đều giảm điểm trong ngày hôm qua. Cả hai mức lợi suất này đang có khả năng không vượt qua được đỉnh gần nhất, một trong những dấu hiệu để cho thấy xu hướng tăng đã yếu dần.
Sự mất giá của đồng đôla trên thế giới sẽ xoa dịu bớt áp lực căng thẳng tỷ giá lãi suất cho Việt Nam.
Đà tăng của thị trường chứng khoán toàn cầu có thể giúp thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa xanh.
Thứ hai, giá dầu tăng hơn 5% trong phiên giao dịch ngày thứ sáu và ở mức trên 92 đôla/thùng. Giá khí gas tự nhiên cũng tăng mạnh. Điều này sẽ tác động tích lên các cổ phiếu dầu khí. Nên nhớ, cổ phiếu GAS có vốn hoá hơn 9 tỷ đôla và có sức nặng ảnh hưởng đến chỉ số thị trường. Giá dầu tăng không phải chỉ vì đồng đôla yếu và thiếu hụt nguồn cung ở Mỹ mà còn do tin đồn Trung Quốc mở cửa trở lại.
Như phân tích trong bản tin hôm qua, chúng tôi cho rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ có nhiều tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, vốn bị đứt gãy nhiều nguồn cung sản xuất từ phía Trung Quốc. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã có chuyến thăm Trung Quốc để chúc mừng nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.
Thứ ba, vùng quanh 1000 điểm vốn là hỗ trợ cho chỉ số VN-Index.
Thứ tư, NHNN vừa có động thái bơm tiền hơn 50 nghìn tỷ trong hai ngày cuối tuần. Xem thêm: https://cafef.vn/ngan-hang-nha-nuoc-tam-dung-phat-hanh-tin-phieu-bom-rong-gan-50000-ty-trong-2-ngay-qua-20221104111642478.chn
TIÊU ĐIỂM CỔ PHIẾU- CTG VÀ GMD
VNM tỏ ra là cổ phiếu trụ tốt nhất vào lúc này. Cổ phiếu VNM tiếp tục tham chiếu giữ trên điểm pivot của mẫu hình Chiếc Cốc. Trong khi đó, BMP -0.8% và có phiên giảm thứ ba liên tiếp. Cổ phiếu này thất bại giữ trên điểm pivot của mẫu hình Chiếc Cốc nhưng vẫn còn nằm trên EMA 21 ngày, nên vẫn còn hy vọng xây lại được điểm mua.
Thi trường chung yếu khiến các điểm breakout hoạt động kém. Cổ phiếu CKG -4.3% và kéo về điểm pivot của mẫu hình Chiếc Cốc.
Khi thị trường vẫn chưa ủng hộ cho chiến lược mua breakout nền giá, việc tìm kiếm các điểm mua bên trong nền giá trở nên khả thi hơn. Trước đó, điểm breakout từ Chiếc Cốc tại EIB cũng thất bại.
Cổ phiếu CTG hình thành điểm mua Pocket Pivot và giành lại MA50 ngày trong ngày thứ sáu, mở ra khả năng xây nền Chiếc Cốc. Độ sâu chiếc cốc là -33%.
- Còn tiếp. Theo dõi qua zalo 0977.697.420 của Team NĐT CANSLIM