BẢN ĐÁNH GIÁ TRẮC NGHIỆM GIÚP BẠN THẤU HIỂU KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO CỦA MÌNH

Thấu hiểu bản thân sẽ giúp bạn giao dịch thành công hơn trên thị trường tài chính. Với ý nghĩ đó, chúng tôi muốn bạn quán chiếu nội tâm chính mình và xác định hồ sơ rủi ro (risk profile) và hồ sơ kỷ luật giao dịch (discipline profile) của bạn là gì. Các con số điểm hồ sơ này sẽ hỗ trợ bạn trong việc tùy chỉnh kế hoạch quản trị tiền sao cho tốt nhất, điều sẽ được đề cập trong Chương 14.

BẠN CÓ CẢM THẤY AN TÂM VỚI KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA MÌNH?

Hiểu rõ bản thân và khả năng chấp nhận rủi ro là một cái nhìn sâu sắc, cực kỳ giá trị trong việc cải thiện hệ thống quản trị tiền của bạn. Một số nhà giao dịch có khả năng chịu đựng rủi ro cao hơn những người khác. Tất cả đều có tính tương đối, và đó là lý do tại sao chúng ta cần hiểu rõ xu hướng và mục tiêu tài chính của mình. Điều quan trọng trong giao dịch là chỉ nên hoạt động trong vùng mà chúng ta cảm thấy an tâm và thoải mái.

Một mặt, nếu bạn đang giao dịch với rủi ro vượt quá  mức chịu đựng của bản thân, bạn có thể tăng lợi nhuận của mình bằng cách giảm căng thẳng và giảm rủi ro. Mặt khác, nếu bạn vẫn giao dịch tốt hơn ở mức rủi ro cao hơn, bạn nên phân tích kỹ điều đó và thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Tất cả đều là nhờ việc thấu hiểu bản thân và tạo ra sự cân bằng.

Hồ Sơ Rủi Ro Của Bạn

Chúng tôi đã phát triển danh sách kiểm tra và hệ thống tính điểm để giúp bạn bắt đầu xác định hồ sơ rủi ro cá nhân của mình. Hồ sơ này được thiết kế để cung cấp cho bạn một hướng dẫn về mức độ rủi ro mà bạn có thể chấp nhận. Nó đánh giá mức độ về khả năng chấp nhận rủi ro, những rủi ro mà bạn hiện đang phải đối mặt và mức độ kỹ năng của bạn. Trả lời những câu hỏi này sẽ cho bạn biết điểm số của bạn:

  1. Bạn cảm thấy mức độ rủi ro của thị trường mà bạn giao dịch hoặc đầu tư là bao nhiêu? (Câu trả lời dựa trên ý kiến ​​cá nhân của bạn.) .
  • Thị trường rủi ro thấp, trái phiếu, không sử dụng đòn bẩy, v.v. (5 điểm)
  • Thị trường rủi ro trung bình, chứng khoán, v.v. (10 điểm)
  • Thị trường rủi ro cao, hợp đồng tương lai, sử dụng đòn bẩy, v.v. (15 điểm)

2. Tổng tỷ suất sinh lợi mà bạn giao dịch trong 12 tháng qua là bao nhiêu? (Nếu bạn không có dữ liệu trong 12 tháng, hãy lấy tỷ suất sinh lợi trung bình hàng tháng và nhân với 12)

  • Lãi +50% trong 12 tháng qua (5 điểm)
  • Lãi +10% đến +50% trong 12 tháng qua (10 điểm)
  • Thua lỗ hoặc lãi dưới +10 % trong 12 tháng qua (15 điểm)

3.Tỷ lệ chiến thắng trung bình của bạn là bao nhiêu?

  • Từ 50% đến 100% (5 điểm)
  • Từ 35% đến 50% (10 điểm)
  • Từ 0% đến 35%(15 điểm)

4. Bạn cảm thấy khả năng chấp nhận rủi ro của mình là như thế nào? (Câu trả lời dựa trên ý kiến cá nhân ​​của bạn.)

  • Ưu tiên các dự án rủi ro thấp (5 điểm)
  • Chấp nhận với các dự án rủi ro trung bình (10 điểm)
  • Hứng thú với các dự án rủi ro cao (15 điểm)

5. Mức độ kinh nghiệm giao dịch của bạn là gì?

  • Có lợi nhuận ổn định trong khoảng thời gian 12 tháng (5 điểm)
  • Hòa vốn trong khoảng thời gian 12 tháng (10 điểm)
  • Không có kinh nghiệm hoặc thua lỗ liên tục (15 điểm)

6. Tỷ lệ trung bình lãi/trung bình lỗ (payoff) của bạn như thế nào?

  • RR tốt hơn 3:1 (5 điểm)
  • RR từ 2:1 đến 3: 1 (10 điểm)
  • RR thấp hơn 2:1 (15 điểm)

 

Viết tổng số điểm rủi ro của bạn ở đây  

Một khi bạn đã đánh dấu một ô cho mỗi câu hỏi trong số 6 câu hỏi về hồ sơ rủi ro, sau đó cộng tổng số điểm và nhập điểm ở trên. (Bạn sẽ thấy mức điểm cho mỗi câu trả lời trong ngoặc đơn bên cạnh mỗi lựa chọn.)

Không có điểm tốt hoặc điểm kém; đây chỉ là một cách để xác định điều gì sẽ phù hợp nhất cho kế hoạch quản trị tiền của bạn. Số điểm mà bạn có được sẽ từ 30 đến 90 điểm. Số điểm của bạn sẽ mang lại ý tưởng về cách đánh giá kế hoạch quản trị rủi ro cho chính mình.

Điểm Hồ Sơ Rủi Ro:

  • Từ 30 đến 50 điểm: Bạn đang ở trong một vị thế có thể chấp nhận rủi ro nhiều hơn, và điều quan trọng là bạn nên đẩy mạnh việc nhồi lệnh đúng lúc và tăng tỷ lệ phần trăm rủi ro cho mỗi lần giao dich. Nếu bạn đã đặt cược rủi ro 2% tài khoản cho mỗi lần giao dịch, bạn có thể thử mạo hiểm 3% hoặc cao hơn nếu bạn giao dịch có lãi một cách bền vững. Nếu bạn có một khoảng thời gian bị drawdown, hãy giảm mức rủi ro ngay lập tức.
  • Từ 50 đến 70 điểm: Bạn đang đi đúng mục tiêu và có mức rủi ro trung bình. Hãy cứ tiếp tục giao dịch bình thường như thế.
  • Từ 70 đến 90 điểm: Bạn nên chấp nhận ít rủi ro. Hãy cân nhắc việc giảm tỷ lệ phần trăm rủi ro cho mỗi lần giao dịch để xem lợi nhuận của bạn có được cải thiện hay không. Ví dụ: nếu bạn đang giao dịch với mức rủi ro cho mỗi lần giao dịch là 2%, hãy giảm xuống 1.5%. Hãy giảm nhanh tỷ lệ phần trăm rủi ro cho mỗi lần giao dịch nhanh hơn khi bạn trải qua giai đoạn drawdown.

Trả lời