NGÀY REVIEW QUỸ ETF ĐẦY BIẾN ĐỘNG. LIỆU THỊ TRƯỜNG CÓ TIẾP TỤC BẬT TĂNG SAU NOEL?

Thị trường chứng khoán Việt Nam gặp khó khi phải đối mặt với ngưỡng kháng cự cứng MA200 tuần. Chỉ mỗi ngân hàng thôi là chưa đủ, cần có nhiều nhóm ngành dẫn dắt hơn tham gia để tạo nên một uptrend bền vững.

HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY

Phiên giao dịch cuối tuần chứng kiến nhiều biến động hơn so với các phiên giao dịch trước. Điểm nhấn đến từ phiên ATC khi lực bán xuất hiện khiến chỉ số VN-Index giảm hơn 0.2% với khối lượng lớn hơn phiên trước đó, điều đó tạo nên sự nhầm lẫn cho nhiều nhà đầu tư rằng đây là một phiên phân phối. Rõ ràng lực bán xuất hiện vào cuối phiên chứ không phải đến trong suốt phiên giao dịch, vì vậy hôm nay không phải là một ngày phân phối đúng nghĩa.

Với hai phiên phân phối mạnh, đây là lúc chưa cần phải đưa ra các chiến lược phòng thủ nhưng hãy cẩn trọng, thị trường vẫn chưa có nhiều đầu tàu dẫn dắt là lý do mà trader không nên hoạt động năng động tại thời thời điểm này. Không có Leader thì rất khó để một thị trường tăng giá có thể kéo dài, như một câu nói quen thuộc “một cánh én không thể làm nên mùa xuân”.

Phiên giao dịch hôm nay chứng kiến 208 mã tăng điểm, trong khi đó số mã giảm điểm là 195, còn lại là 85 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu. Số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày (114 cổ phiếu) tăng lên chứ không giảm đi so với ngày trước đó, điều này cho thấy độ rộng thị trường vẫn đang được cải thiện từng ngày.

Nhóm cổ phiếu ấn tượng nhất ngày hôm nay là “họ” nhà thép khi mà HPG tăng (+5.43%) kéo theo các cổ phiếu đầu ngành như NKG (+6.82%) và HSG (+6.72%) đều đạt được mức tăng kịch trần trong ngày hôm nay. Giá thép thế giới vẫn đang tiếp tục tăng bởi nhiều nhà đầu tư cho rằng các dấu hiệu gần đây cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị mở cửa trở lại và tín hiệu ngày càng rõ ràng hơn.

Ở chiều hướng ngược lại, một nhóm cổ phiếu tài chính khác là ngân hàng lại bất ngờ giảm điểm trong phiên hôm nay. Rất nhiều cổ phiếu của nhóm này đều đồng loạt giảm điểm, một số cái tên đáng chú ý có thể kể đến như STB (-1.94%), CTG (-0.71%) hay BID (-0.26%). Hành động giá của các cổ phiếu này được xem như đang điều chỉnh một cách có trật tự bằng việc giảm giá nhẹ với khối lượng thấp trong quá trình hoàn tất các mẫu hình.

CÂU CHUYỆN CỦA NGÀNH BÁN LẺ TRƯỚC NGUY CƠ SUY THOÁI KINH TẾ CÓ THÊ XẢY RA.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trưởng tốt ở mức 25.3% svck trong 10T22, phần lớn nhờ mức nền thấp của năm 2021. Nếu loại trừ yếu tố giá, doanh số bán lẻ hàng hóa tăng 16.8% svck, cao hơn cả mức trước đại dịch. Việt Nam đã nối lại các chuyến bay quốc tế từ Q1/22, doanh thu từ du lịch đã tăng gấp đôi so với năm 2021 và phục hồi tới 78% so với mức trước đại dịch.

Tiêu dùng người dân hồi phục thể hiện qua kết quả kinh doanh 9T22 của các doanh nghiệp bán lẻ và đồ uống. Trong Q3/22, PNJ ghi nhận 252 tỷ đồng lãi ròng, từ khoản lỗ 160 tỷ đồng vào Q3/21 còn VRE ghi nhận lợi nhuận ròng tăng gấp 32 lần svck. Với việc Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt trong Q3/21 thì sự hồi phục mạnh mẽ trong Quý 3 năm nay của nhóm ngành này là không có gì bất ngờ.

Lợi nhuận ròng của nhóm đồ uống như SAB cũng tăng trưởng hơn gấp 2 lần svck trong Q3/22 và tăng 76.9% svck trong 9T22. Trong khi đó, các nhà sản xuất thực phẩm có kết quả kinh doanh chậm lại svck do không còn nhu cầu dự trữ cao như trong Q3/21 và giá đầu vào tăng (ngũ cốc, bột sữa nguyên kem,…)

Nhóm bán lẻ đứng sau nhóm đồ uống về tốc độ tăng trưởng toàn ngành, cụ thể nhóm này có tốc độ tăng trưởng 128.4% svck và tăng 36.4% trong 9 tháng đầu năm 2022. Trong các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên sàn, trong quý 3.2022 chỉ có DGW và FRT là còn duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng ấn tượng lần lượt là 80.9% và 68.2% svck.

Có nhiều nguyên nhân khiến chúng tôi đưa ra dự báo về xu hướng tiêu dùng sẽ bị giảm dần trong thời gian sắp tới vì (1) lãi suất tăng khiến nhiều ngành nghề kinh doanh gặp khó, điều đó dẫn đến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh thị trường hiện tại; (2) “hiệu ứng tài sản” (ý nói về hiện tượng tâm lý liên quan đến sự thay đổi của người tiêu dùng khi giá trị tài sản chưa thực hiện) trong năm 2022 không còn tăng như năm 2021, ngược lại nó còn giảm sút khá mạnh khiến nhu cầu về tiêu dùng của người dân bị giảm đi.

Mối lo ngại của toàn bộ ngành bán lẻ đã bắt đầu nhen nhóm kể từ đầu tháng 10 vừa rồi, cụ thể MWG công bố KQKD tháng 10 với sự sụt giảm rõ rệt về nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm điện tử tiêu dùng và điện thoại di động, trong khi mảng tạp hóa vẫn đang trong giai đoạn phục hồi. Doanh thu T10/22 của MWG đạt 10,884 tỷ đồng (+3,3% so với tháng trước, -10,7% svck) mặc dù bước vào mùa tiêu thụ cao điểm Q4/22 và chuẩn bị cho các sự kiện lớn như World Cup. DGW cũng công bố kết quả sơ bộ tháng 10 cho thấy doanh thu giảm 40% svck do doanh số bán điện thoại thông minh và các sản phẩm điện tử tiêu dùng (TV) thấp hơn kế hoạch.

(còn tiếp)

Tham gia Team NĐT CANSLIM để đọc chi tiết bản tin, Zalo: 0977.697.420

Trả lời