TTCK VIỆT NAM TẠM BIỆT NĂM CŨ VÀ CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2023 TƯƠI ĐẸP. GIẢI NGÂN ĐẦU TƯ CÔNG ĐƯỢC ĐẨY MẠNH TRONG NĂM 2023.

Thanh khoản của toàn thị trường sụt giảm ở mức thấp nhất kể từ khi chỉ số VN-Index chính thức tạo đáy vào giữa tháng 11. Chỉ số VN-Index khép lại năm cũ mới mức sụt giảm gần 33%, một thị trường chứng khoán tệ nhất kể từ giai đoạn 2008 đến nay.

 THÔNG TIN VĨ MÔ CẦN LƯU Ý

 Sáng ngày 1/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 tại điểm cầu Quảng Ngãi và phát động tháng thi đua cao điểm giải ngân vốn đầu tư công. Tổng vốn đầu tư của 12 dự án khoảng 147 nghìn tỷ đồng với tổng chiều dài 729 km (tốc độ thiết kế 100-120 km/h) đi qua 15 tỉnh, thành phố (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau).

Trong năm nay, đối với dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2017-2020 (giai đoạn 1), đoạn Cam Lộ – La Sơn đã hoàn thành và được Bộ Giao thông vận tải tổ chức khánh thành đưa vào khai thác, sử dụng từ ngày 31/12/2022. Cũng trong dịp này, 3 đoạn cao tốc: Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây đã được thông xe kỹ thuật và sẽ được đưa vào khai thác, sử dụng dự kiến trước ngày 30/4/2023.

Với tốc độ hiện tại, để hoàn thành mục tiêu giải ngân 95% kế hoạch như đã đề ra trong khi thời gian còn lại của niên độ ngân sách năm 2022 chỉ là 1 tháng, Thủ tướng đề nghị các bộ ban ngành từ Trung ương đến địa phương cần phải có quyết tâm cao độ, người đứng đầu của mỗi tổ chức phải tập trung chỉ đạo thi công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhất là các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, trọng điểm quốc gia, có tính liên vùng, hạ tầng đô thị lớn. Đồng thời, khẩn trương rà soát, tháo gỡ các khó khăn, điểm nghẽn về thể chế, cơ chế pháp luật điều chỉnh hoạt động các dự án đầu tư công, trước tiên là sửa ngay các bất cập đã phát hiện nhằm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội.

Tính đến hết ngày 31/12/2022, giải ngân đầu tư công đạt 435,700 tỷ đồng, tuy cao hơn gần 80,000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2021 nhưng mới đạt 75.11% kế hoạch năm 2022.

Kết thúc năm 2022, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã lập kỳ tích khi đạt 8.02% so với năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao gấp 2.5 lần tỷ lệ lạm phát trong bối cảnh thế giới đối mặt với lạm phát cao nhất trong vòng 40 năm qua là nét chấm phá vô cùng lớn trong bức tranh nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 này.

Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá cả năm vượt mốc 730 tỷ USD, với 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Lần đầu tiên xuất khẩu thuỷ sản cán mốc 10 tỷ USD, đưa Việt Nam là quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 3 thế giới. Cán cân thương mại xuất siêu ở mức cao, đạt 11.2 tỷ USD góp phần giảm bớt áp lực tỷ giá trên thị trường ngoại tệ.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là điểm sáng của nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư và thương mại quốc tế suy giảm. Năm 2022, vốn FDI thực hiện đạt 22.4 tỷ USD, tăng 13.5% so với năm 2021. Dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam cho thấy nền kinh tế của chúng ta được đánh là khá ổn định, với nguồn nhân lực dồi dào với tay nghề ngày càng được cải thiện, chúng tôi kỳ vọng trong năm tới sẽ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục lựa chọn Việt Nam là điểm đến để xây dựng nhà máy và phát triển các sản phẩm có chất lượng cao.

HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY

Ngày giao dịch cuối cùng của năm cũ trở nên khá ảm đạm khi toàn bộ các cổ phiếu dường như không có biến động gì lớn. Các cổ phiếu ngân hàng được biết đến với vai trò đầu tàu của thị trường cũng có ngày giao dịch tẻ nhạt với hàng loạt cổ phiếu biến động chưa tới 1%, riêng cổ phiếu BID lại có mức giảm mạnh nhất -3.53%.

Theo thống kê của chúng tôi, kết thúc năm 2022 các nhóm ngành có mức sụt giảm ít nhất tính từ 31/12/2021 phải kể đến dầu khí và ngân hàng, giá cổ phiếu của cả hai nhóm ngành có mức sụt giảm trung bình khoảng -20%. Các nhóm ngành còn lại như thép, chứng khoán, BĐS KCN,… đều có mức sụt giảm từ 40%-50%, nhìn vào các con số thì chúng ta có thể nhìn thấy ngành nào đang trụ vững và kháng lại đà giảm của thị trường tốt. Hãy tập trung theo dõi các nhóm ngành này nếu bạn muốn có một năm 2023 giao dịch nhiều thành công.

Chỉ số VN-Index kết thúc phiên giao dịch cuối năm bằng một ngày giảm điểm nhẹ -0.22%, đóng cửa trên mốc hỗ trợ quan trọng 1,000 điểm. Khối lượng giao dịch tiếp tục sụt giảm ở mức thấp, chỉ còn bằng ½ khối lượng giao dịch bình quân 50 phiên. Điểm yếu về dòng tiền khiến thị trường không có những bước tiến mới trong thời gian gần đây, hành động giá của chỉ số VN-Index trên đồ thị tuần không có thấy hành động bán tháo của các NĐT tổ chức khi chỉ số đóng cửa ở nửa trên khung giá tuần cùng khối lượng giao dịch ở mức thấp.

Thị trường có khả năng chinh phục ngưỡng kháng cự cứng 1,100 điểm hay không tuỳ thuộc vào yếu tố dòng tiền trong giai đoạn tiếp theo. Nếu không có sự tham gia mạnh mẽ của dòng tiền, thị trường rất có khả năng một lần nữa phải kiểm tra lại vùng support 850-950 điểm trước khi quay lại xu hướng tăng giá. Đường trung bình di động MA50 ngày đang dốc xuống ủng hộ cho kịch bản giảm giá hơn là tăng giá của chỉ số VN-Index.

Độ rộng thị trường ngày càng bị thu hẹp so với các phiên giao dịch trước. Số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày giờ đây đã xấp xỉ với số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày. Ngày càng có ít cổ phiếu vượt qua MA50 ngày là dấu hiệu cảnh báo cho một thị trường tăng giá bị suy yếu, nếu không có sự cải thiện trong các tuần tới thì một kịch bản giảm giá là điều trader cần phải chuẩn bị.

NGÀNH BĐS KCN LIỆU CÓ PHẢI LÀ ĐIỂM ĐẾN CỦA DÒNG TIỀN TRONG NĂM TỚI?- CẬP NHẬT PHR

 Lọt vào top những nhóm ngành có mức giá cổ phiếu giảm sâu nhất năm 2022 nhưng sau đây là 4 động lực tăng trưởng chính cho nhóm BĐS KCN trong năm 2023: (1) giá thuê cạnh tranh; (2) chi phí vận hành thấp; (3) các hiệp định thương mại FTA (4) hỗ trợ của chính phủ.

Các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA sẽ tiếp tục là động lực tích cực cho tăng trưởng. Chúng tôi kỳ vọng rằng, các hiệp định thương mại sẽ “chắp cánh” cho tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu và nâng cao vị thế của Việt Nam. Việc tạo ra một quy trình pháp lý ngày càng hoàn thiện và môi trường đầu tư minh bạch sẽ giúp Việt Nam thu hút thêm các nhà đầu tư đến từ EU và các nước khác. Qua đó, sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vốn khá cẩn trọng trong việc tìm kiếm cơ hội và mở rộng thị trường đầu tư tại Việt Nam.

Các quốc gia Đông Nam Á đang chiếm ưu thế trong việc thu hút các nhà sản xuất từ Trung Quốc nhờ chi phí thấp, tiêu dùng nội địa ngày càng tăng và chi phí cơ sở hạ tầng được cải thiện. Thế mạnh của Việt Nam là nền chính trị ổn định và lực lượng lao động trẻ, tay nghề cao. Điều mà các công ty nước ngoài quan tâm đó là giá nhân công của Việt Nam tương đối thấp so với các nước trong khu vực, chỉ bằng 1/3 so với giá nhân công tại Trung Quốc (đây là lợi thế cạnh tranh vô cùng to lớn khi trình độ về tay nghề thì đang ngày càng được cải thiện nhưng giá thuê lại thấp hơn khá nhiều).

Một lợi thế nữa cần phải nhắc đến đó là các KCN tại trải dài từ Bắc đến Nam đều có vị trị khá thuận lợi, hầu hết đều nằm ở gần các cảng nước sâu, thuận tiện cho hoạt động vận chuyển hàng hoá từ khác KCN đến các bến cảng. Đồng thời với mạng lưới đường cao tốc ngày càng được mở rộng, điều đó sẽ giúp rút ngắn thời gian vận chuyển và các đơn hàng tại các nhà máy tại Việt Nam sẽ được ưu tiên hơn so với giai đoạn trước đây.

  • CÒN TIẾP, ĐỌC CHI TIẾT TẠI TEAM NĐT CANSLIM QUA ZALO 0977.697.420. HOẶC THAM GIA KHOÁ HỌC TREND TRADER THÁNG 2.2023.

Trả lời