Jesse stine chờ 2 – 3 tuần sau khi doanh nghiệp công bố lãi “khủng”

Tôi phát hiện rằng nhiều siêu cổ phiếu mạnh nhất mang đến điểm mua rủi ro thấp tuyệt vời trong vòng 2 – 3 tuần sau khi có thông báo khoản lãi khủng, đột biến. Sau khi sự hưng phấn với khoản lợi nhuận đột biến qua đi, dòng tiền ngờ nghệch bắt đầu chuyển sang “cổ phiếu nóng” tiếp theo. Khi sự hào hứng lắng xuống, Siêu cổ phiếu sẽ điều chỉnh trong vài tuần với khối lượng giảm dần.
Giai đoạn hạ nhiệt này có thể là cú giảm thẳng về khoảng trống, hoặc chỉ là giai đoạn xây nền giá vững chắc. Chúng ta không thể đoán được cổ phiếu sẽ phản ứng ra sao với thông tin lợi nhuận. Điều chúng ta biết là có điểm mua rủi ro cực thấp tại thời gian 2 – 3 tuần sau khoảng trống phá vỡ (breakout gap). Nếu bạn muốn tìm điểm mua có rủi ro cực thấp, bạn phải cho cổ phiếu thời gian để hạ nhiệt bớt, và mở to mắt lên mà xem, điểm mua có rủi ro thấp sắp hiện ra kìa.

Làm Giàu Từ Siêu Cổ Phiếu (Pre Order)- Những định luật đầu tư siêu hạng biến 46 nghìn đôla thành 6.8 triệu đôla trong 2 năm của gã du mục Phố Wall

Mua theo Khoảng Trống Tăng Giá

Sau bất ngờ tích cực của thông tin lợi nhuận, hầu hết các Siêu cổ phiếu sẽ tạo “khoảng trống” tăng giá và giao dịch ở mức cao hơn giá đóng cửa ngày hôm trước. Các nhà giao dịch gọi đây là điểm mua “Khoảng trống phá vỡ” (breakaway gap) hoặc “Khoảng trống lợi nhuận”. Ví dụ, một cổ phiếu có giá $10 công bố EPS là $0.4 ở quý hiện tại. Ngày tiếp theo, cổ phiếu mở phiên giao dịch ở mức $14 và tiếp tục tăng cao hơn trong suốt phiên giao dịch đó và đóng cửa ở mức $16. Trong tình huống này, “khoảng trống” là vùng chênh lệch giữa $10 và $14, là vùng không hề có giao dịch nào diễn ra.

Khi các yếu tố cơ bản của cổ phiếu đột ngột được cải thiện vì công bố báo cáo lợi nhuận, trong điều kiện bình thường, khoảng trống sẽ được dòng tiền thông minh bảo vệ vững chắc bất cứ khi nào giá cổ phiếu tiến về vùng hỗ trợ này. Khái niệm khoảng trống trở thành vùng hỗ trợ có thể khá khó hiểu. Vì không có cổ phiếu nào giao dịch tại vùng giá bên trong khoảng trống thì làm sao nó lại được xem là hỗ trợ? Không hẳn là sự hỗ trợ giá về mặt kỹ thuật, ta có thể mô tả nó như hỗ trợ về yếu tố cơ bản. Tôi không tìm mọi cách để hiểu nó về mặt logic. Chỉ cần hiểu rằng với nhu cầu của chúng ta, khoảng trống bây giờ trở thành vùng hỗ trợ.

Thật tình mà nói, nếu tôi nhìn thấy một siêu cổ phiếu $14 công bố EPS là $0.4 cho quý hiện tại, tôi có thể phá vỡ quy tắc của mình (đôi khi quy tắc sinh ra là để phá vỡ mà, đúng không nào?) và mua mà không cần chờ tín hiệu mua thích hợp. Tuy nhiên, để mua một vị thế với rủi ro thấp nhất, tôi muốn chờ xem cổ phiếu có kiểm định lại khoảng trống phá vỡ này không.

Trong tình huống lý tưởng, sau khi giá tăng vọt vài ngày, chúng ta muốn nhìn thấy cổ phiếu làm nản chí những người mua sớm khi nó điều chỉnh về vùng hỗ trợ của khoảng trống $14. Đây chính xác là điểm mà những người mua sớm sẽ bán cổ phiếu của họ. Bị khuất phục trước sợ hãi, họ cho rằng lý thuyết đầu tư của mình là sai lầm. Đây chính là nơi chúng ta kiên nhẫn chờ điểm vào vị thế đầu tiên.

Sau khi xuất hiện điểm phá vỡ, việc kiểm định khoảng trống có thể diễn ra vào ngày 2, ngày 5, ngày 10 hoặc ngày 15… chúng ta không biết được. Hoặc có khi việc kiểm định không bao giờ xảy ra. Cổ phiếu có thể chạy giá cao hơn mà không cần kéo về kiểm định lại khoảng trống. Trong những tình huống này, chúng ta chỉ cần đợi xem có cổ phiếu nào khác cho điểm mua rủi ro thấp hay không. Thường sau khi kiểm định lại thành công khoảng trống phá vỡ thì nhịp tăng điên cuồng của Siêu cổ phiếu mới thực sự bắt đầu. Sau đây là ví dụ về cổ phiếu tôi từng mua vào năm 2005 - DXPE.

One thought on “Jesse stine chờ 2 – 3 tuần sau khi doanh nghiệp công bố lãi “khủng”

  1. Pingback: Chiến lược giao dịch cổ phiếu trong mùa báo cáo lợi nhuận - Elibook.vn - Tri thức đầu tư

Trả lời