CHỈ SỐ VN-INDEX ĐÓNG CỬA DƯỚI MA10 TUẦN. NHIỀU CỔ PHIẾU DẪN DẮT BẮT ĐẦU XUẤT HIỆN HÀNH ĐỘNG TĂNG GIÁ KIỂU “CÁI NÊM HƯỚNG LÊN”.

Thị trường chứng khoán hồi phục yếu ớt, vùng kháng cự được tạo bởi đường trung bình di động MA50 ngày là vật cản mà chỉ số VN-Index khó có thể vượt qua. Thông tin ngân hàng Silicon Valley “mất khả năng thanh toán vì không đủ thanh khoản” đã khiến giới đầu tư và người dân ở Mỹ lo sợ về cú sụp đổ tương tự như của ngân hàng Leman Brothers vào năm 2008. Ở TTCK Việt Nam, nhiều cổ phiếu tăng giá kiểu Cái nêm là hành động giá cảnh báo tín hiệu đảo chiều giảm giá có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

SILICON VALLEY BANK ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU?

Vào cuối tuần qua, thông tin về ngân hàng Sillocon Valley bị mất khả năng thanh toán đã khiến nhiều khách hàng của ngân hàng này ồ ạt đến rút tiền. Giải thích đơn giản cho việc SVB (tên viết tắt của Silicon Valley Bank) bị mất khả năng thanh toán là do ngân hàng này vừa bán ra gần 2 tỷ đô trái phiếu để giải quyết vấn đề thanh khoản khi nhiều khách hàng lớn của họ thuộc giới công nghệ, start up bắt đầu ồ ạt rút tiền ra.

Vấn đề quan trọng là ở chỗ SVB đi huy động tiền gửi ngắn hạn nhưng sau đó lại đi mua trái phiếu dài hạn, điều này khiến cho ngân hàng gặp khó khăn khi một lượng lớn khách hàng rút tiền ra buộc SVB phải bán trái phiếu ra để lấy tiền trả cho KH. Sẽ chẳng có gì xảy ra nếu như lãi suất không tăng quá nhanh trong thời gian vừa rồi, lãi suất trái phiếu tăng và SVB buộc phải bán lỗ 2 tỷ đô trái phiếu ra để trả tiền cho khách hàng và việc huy động trở lại 2.5 tỷ đô vốn cổ phần + nợ để bù lỗ là điều không hề đơn giản ở bối cảnh hiện tại.

Tuy SVB chỉ là ngân hàng đứng thứ 16 trong hệ thống ngân hàng lớn ở Mỹ với tổng tài sản chiếm chưa tới 1% hệ thống nhưng hãy cẩn thận với sụp đổ đầu tiên. Lật về quá khứ, trước khi ngân hàng Leman Brothers sụp đổ vào 2008 thì trước đó đã có nhiều quỹ tín dụng tại Mỹ và REIT (quỹ đầu tư tín thác BĐS) sập vào năm 2007 (quy mô của SVB lớn hơn các quỹ này).

Câu hỏi đặt ra là liệu rằng đây có phải là tín hiệu nhỏ trước một sự kiện lớn sắp sửa xảy ra, “cánh chim báo bão”? SVB giờ đây phải bán một lượng lớn trái phiếu ra để trả nợ cho khách hàng và điều này có thể khiến thị trường trái phiếu giảm 20-25%. Chính cú châm ngòi đầu tiên này sẽ khiến nhiều ngân hàng gặp phải tình cảnh tương tự SVB cũng sẽ phải bán trái phiếu ra, câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người mua mớ trái phiếu này? Nếu FED đứng ra mua lại thì lại đi ngược lại với quan điểm tiếp tục tăng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán của FED đã làm suốt thời gian qua?

Quay lại câu chuyện SVB được bảo hiểm tiền gửi, hãy nên nhớ rằng có khoảng 165 tỷ đô ở SVB là tiền gửi vượt hạn mức bảo hiểm tiền gửi (số tiền gửi vượt hạn mức bảo hiểm sẽ không được FDIC trả tiền nếu như SVB tuyên bố phá sản). Các ngân hàng Châu Á nắm giữ lượng lớn trái phiếu chính phủ Mỹ cũng đang rơi vào rủi ro tương tự nếu như giới đầu tư đồng loạt rút tiền. FED tăng lãi suất quá nhanh là lý do khiến cho thị trường tài chính toàn cầu rơi vào khủng hoảng, các nền kinh tế mới nổi và cận biên có thể sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất khi lãi suất tăng mạnh.

Giới đầu tư đang chờ đợi hai thông tin quan trọng trong tuần sau đó là: (1) tín hiệu từ FED về khả năng ngưng tăng lãi suất và (2) có hay không gói cứu trợ tài chính (bailout) từ Chính phủ Mỹ.

HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY

Thị trường lần lượt xoay tua thay đổi trụ đỡ thị trường, trong khi các cổ phiếu ngân hàng đồng loạt điều chỉnh nhẹ thì nhóm hàng tiêu dùng, bán lẻ như MSN, VNM, HPG lại tăng giá đỡ thị trường. Thông tin nổi bật nhất trong tuần qua về nhóm ngân hàng chắc phải kể đến cổ phiếu VPB khi có thông tin ngân hàng này sắp phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu (tương ứng 15% vốn cổ phần) cho Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui với giá 32,000-33,000 đồng/cổ phần. Chính thông tin rumor này đã giúp cổ phiếu VPB có tuần tăng giá trở lại 7.58% sau 5 tuần giảm giá liên tiếp từ đỉnh tháng 1/2023.

Cổ phiếu VPB vừa mới vượt qua đường trung bình di động MA50 ngày thành công nhưng đang gặp phải kháng cự cứng đến từ MA200 ngày.

Chỉ số VN-Index kết thúc phiên giao dịch ngày thứ 6 đóng cửa tại 1,053 (-0.28%) với khối lượng thấp hơn phiên hôm trước. Chỉ số chính tiếp tục giao dịch trong trading range của mẫu hình Kênh giá song song, cạnh trên của mẫu hình sẽ là mục tiêu giá cho VN-Index trong thời gian tới (tương đương vùng 1,070 điểm).

Số lượng ngày phân phối sẽ được giảm bớt một ngày sau khi thị trường kết thúc phiên giao dịch vào ngày thứ hai tuần tới. Ngày phân phối được xóa dựa theo quy tắc khung thời gian giao dịch vượt qua 25 ngày, như vậy lúc này chúng ta còn lại tổng cộng 6 ngày phân phối còn hiệu lực.

Khi số ngày phân phối đang hiện hữu là khá nhiều, nhà đầu tư nên quan sát các tín hiệu bán xuất hiện và giảm tỷ trọng cổ phiếu xuống mức an toàn. Tỷ trọng cổ phiếu không nên vượt quá 50% danh mục đầu tư và điều cấm kỵ là bạn tuyệt đối không được sử dụng margin trong bối cảnh hiện tại.

Các Leader bắt đầu suy yếu sau khi tiếp cận vùng đỉnh cũ, khối lượng giao dịch giảm dần là dấu hiệu cho thấy có ít nhà đầu tư tổ chức quan tâm đến nhóm cổ phiếu dẫn đầu. Lời khuyên dành cho bạn là nên thoát ra khỏi cổ phiếu nếu như các hành động giá gần đây đang cho thấy sự suy yếu.

Điểm tích cực duy nhất trong lúc này đó chính nhà đầu tư nước ngoài đã có phiên thứ tư liên tiếp mua ròng trở lại sau giai đoạn bán ròng mạnh tay trước đó. Giá trị mua ròng của NĐT nước ngoài phiên hôm nay là 421.42 tỷ đồng.

Độ rộng thị trường bị thu hẹp so với phiên hôm qua. Số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày đang tiệm cận xấp xỉ với số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày. Số lượng cổ phiếu phá đáy 52 tuần là 3 cổ phiếu và không có cổ phiếu nào lọt vào danh sách vượt đỉnh 52 tuần.

MẪU HÌNH ĐẢO CHIỀU GIẢM GIÁ “CÁI NÊM HƯỚNG LÊN” XUẤT HIỆN Ở NHIỀU CỔ PHIẾU.

Như đã đề cập trong bảng tin ngày hôm qua, chúng tôi tiếp tục cảnh báo với nhà đầu tư về việc nhiều cổ phiếu dẫn đầu  đang có dấu hiệu tăng giá kiểu Cái nêm hướng lên ở phần mạn phải của mẫu hình. Mẫu hình Cái nêm hướng lên là mẫu hình cảnh báo đảo chiều xu hướng hiện tại, tâm lý đằng sau đợt tăng hồi phục kiểu nghiêng lên này chỉ là sự “hồi phục tạm thời” của tình trạng cổ phiếu bị bán quá mức chứ không phải kiểu tăng giá mạnh mẽ, vượt đỉnh liên tục với khối lượng lớn.

Ý nghĩa của mẫu hình này là người mua sẽ trở nên thận trọng hơn khi giá tạo ra đợt tăng ngắn hạn để hình thành phần chóp của Cái Nêm. Lực mua sẽ mau chóng cạn kiệt, kéo theo xu hướng giảm giá tiếp tục diễn ra. Khối lượng ngày càng thấp dần cùng với hành động tăng giá kiểu yếu ớt cho thấy sự thiếu quan tâm của bên mua (NĐT tổ chức) đối với cổ phiếu.

Cụ thể, các cổ phiếu dẫn dắt như cổ phiếu BID đã hình thành mẫu hình Cái nêm hướng lên trong hơn 1 tháng với khối lượng ngày càng thấp dần khi tiến về đỉnh chóp. Điều tương tự cũng đang xảy ra trên cổ phiếu dẫn dắt của nhóm đầu tư công là cổ phiếu PLC – sau khi breakout mẫu hình Chiếc Cốc tay cầm với vol lớn cổ phiếu tăng giá kiểu cái nêm với vol ngày càng giảm dần. Vượt đỉnh với vol thấp là dấu hiệu của sự suy yếu.

(Còn tiếp)

Tham gia Team NĐT CANSLIM để đọc chi tiết bản tin hoặc tham gia lớp Trend Trader tổ chức vào tháng 4/2023

HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN TẠI CÁC CTCK VNDIRECT, KB, SSI, HSC, VPS, KAFI

Trả lời