FED CÓ KHẢ NĂNG TẠM DỪNG TĂNG LÃI SUẤT TRONG CUỘC HỌP THÁNG 6. TRẦN NỢ CÔNG CÓ XÁC SUẤT 99% ĐƯỢC NỚI. UPTREND VĨ ĐẠI GỌI TÊN SÓNG NGÀNH “ĐIỆN, DẦU KHÍ, NGÂN HÀNG”.

Thị trường chứng khoán luôn luôn là vậy, “Sinh ra trong sự ảm đạm, lớn lên bằng sự hoài nghi, phát triển nhờ sự lạc quan và chết bởi sự thỏa mãn” – Sir John Templeton. Khi đám đông sợ hãi, đó là cơ hội tốt nhất để bạn xuống tiền. Trong cuộc họp cuối tuần, vị chủ tịch đáng kính Fed Jerome Powell đưa ra thông điệp ngầm ủng hộ cho khả năng tạm dừng việc tăng lãi suất trong cuộc họp vào tháng tới.

TIN VUI CHO NGÀNH ĐIỆN – CỔ PHIẾU LEADER NGÀNH ĐIỆN NỔI BẬT

Theo thông tin cập nhật mới nhất đến ngày 19/5/2023, trong số 37 hồ sơ đàm phán Chủ đầu tư đã gửi EVN, có 15 nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp với tổng công suất khoảng 1,200 MW đã được Bộ Công Thương thống nhất mức giá tạm thời (trong đó có 3 nhà máy điện mặt trời, 7 nhà máy điện gió trên đất liền và 5 nhà máy điện gió trên biển). Bên cạnh đó, 6 nhà máy đã được Chủ đầu tư và EVN thống nhất mức giá tạm thời, dự kiến sẽ hoàn thiện hồ sơ để trình Bộ Công Thương trong tuần tới.

Về phương pháp tính giá điện, đã có 24 Chủ đầu tư thống nhất áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền tương tự theo hướng dẫn tại Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Công Thương. Đây chính là những tín hiệu tích cực đầu tiên cho ngành điện trong nỗ lực đàm phán của các Chủ đầu tư và Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên tinh thần hài hòa lợi ích – chia sẻ rủi ro giữa các bên, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; góp phần giảm căng thẳng cung ứng điện, tránh lãng phí nguồn lực xã hội và tài nguyên thiên nhiên.

Hiện tại còn 48/85 tổng số nhà máy điện chuyển tiếp Chủ đầu tư chưa nộp hồ sơ đàm phán đến EVN, 11 hồ sơ còn phải chờ bổ sung và hoàn thiện. Chúng tôi kỳ vọng rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều dự án điện hoàn thiện hồ sơ để việc thỏa thuận giá điện không bị kéo dài qua đó rút ngắn thời gian đưa các dự án vào vận hành.

Sau bài viết mà chúng tôi đề cập về cổ phiếu NT2 vào ngày thứ 5, ngay lập tức cổ phiếu NT2 bật tăng mạnh mẽ 2.75% với khối lượng lớn. Cổ phiếu NT2 xuất hiện điểm mua Pocket pivot tiếp diễn sau điểm mua breakout mẫu hình VCP trước đó, trader có thể mua bổ sung vị thế tỷ trọng 5% NAV sau tín hiệu mua xuất hiện vào ngày thứ 6 tuần rồi.

HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY – NGÂN HÀNG, DẦU KHÍ, ĐIỆN DẪN SÓNG

Một sự xoay tua luân hồi là điều mà thị trường diễn biến trong suốt 3 tuần vừa qua, lần lượt các nhóm ngành thay nhau tăng giá kéo thị trường chung tăng lên trong sự nghi ngờ của đám đông. Khởi đầu là nhóm cổ phiếu chứng khoán, bất động sản theo sau là ngân hàng, thép và mới đây nhất là cổ phiếu thuộc nhóm dầu khí, điện tăng giá tham gia dìu dắt thị trường chung tiến đến những vùng kháng cự quan trọng.

Theo thống kê của WGroup, lợi nhuận sau thuế của toàn ngành ngân hàng đạt 53,074.62 tỷ đồng, sụt giảm hơn 4,5%YoY. NIM toàn ngành ngân hàng giảm nhẹ xuống mức 3.61% từ mức 3.79% của Q4/2022. Trong Q1/2023, tỷ lệ CASA ở hầu hết các NHTM đều đồng loạt giảm so với cùng kỳ. Trong đó, TCB, MSB và KLB là 3 ngân hàng có mức biến động lớn nhất. Đối với nhóm ngân hàng nhà nước, sự sụt giảm CASA gần như không đáng kể, đạt mức trung bình 20.7% (- 14.3%YoY).

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) đã tăng mạnh trở lại trong Q1/2023, đạt mức 1.93% và tỷ lệ đã cao hơn so với giai đoạn trước dịch. Sự gia tăng tỷ lệ này chủ yếu đến từ các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, đạt mức hơn 57 nghìn tỷ (+115%YoY). Điều này cho thấy, sự đóng băng của thị trường bất động sản và tăng trưởng kinh kế chậm lại đã phản ánh vào tình hình nợ xấu của ngân hàng.

Trong Q1/2023, tỷ lệ LDR trung bình của 3 nhóm NHTM hiện đang ở mức trung bình là 83.5%, tỷ lệ này đang nằm trong vùng tỷ lệ tối ưu và đang có xu hướng giảm dần kể từ mức đỉnh trong Q3/2022. Điều này thể hiện cho thanh khoản toàn hệ thống đang dần được cải thiện tích cực, đặc biệt là đối với nhóm NHTM Lớn và NHTM khác.

Tăng trưởng huy động và cho vay có sự phân hoá rõ rệt giữa các nhóm NHTM. Cụ thể, tăng trưởng huy động đã tăng cao tại các nhóm NHTM có tỷ trọng khách hàng cá nhân cao như VEF, HDB, NAB,… Và tăng trưởng cho vay chủ yếu tại các nhóm NHTM có tỷ trọng KHDN lớn như TCB, MSB, VAB,…

 

Cổ phiếu STB tiếp tục bật tăng mạnh mẽ +2.35% với khối lượng lớn sau điểm mua breakout mẫu hình VCP cho thấy hành động của một cổ phiếu dẫn dắt trong lĩnh vực ngân hàng. Chúng tôi đã khuyến nghị cổ phiếu STB khá nhiều trong các bảng tin trước đây, việc mua vào cổ phiếu Leader giúp bạn có thể kiếm những khoản lợi nhuận khổng lồ trong tương lai.

Chỉ số VN-Index kết thúc phiên giao dịch cuối tuần đóng cửa tại 1,067.07 (giảm -0.12%) với khối lượng thấp hơn phiên hôm trước. Thị trường rút chân vào cuối phiên sau khi quay trở lại kiểm tra đường trendline bên dưới, đây là lần thứ 2 chỉ số chính quay trở lại khu vực 1,060 điểm trong thời gian chưa đầy 1 tuần.

Với việc thị trường tăng giá nhưng lại có quá nhiều ngày phân phối khiến cho nhiều nhà đầu tư lo sợ rằng liệu rằng đây có phải là Uptrend thật sự hay chỉ là Bull trap? Theo quan điểm cá nhân của tôi thì thị trường hiện tại chỉ có duy nhất 2 ngày phân phối duy nhất là 15/5 và 17/5. Lý giải cho điều này đó chính là việc chỉ số VN-Index đã thủng MA50 ngày vào ngày 21/4 trước đó và một đợt nỗ lực hồi phục cần được đếm lại.

Với việc chỉ số chính thủng MA50 ngày thì số ngày phân phối trước đó sẽ được loại bỏ, thị trường chung xuất hiện ngày Bùng nổ theo đà (FTD) vào 08/05/2023 tức là ngày thứ 6 của đợt nỗ lực hồi phục và confirmed cho Uptrend quay trở lại. Cá nhân quan điểm admin cho rằng ngày 08/05 sẽ được tính là ngày FTD cho một xu hướng tăng giá mới chứ không phải là ngày FTD nối đà và chúng ta chỉ mới có duy nhất 2 ngày phân phối có hiệu lực là 15/5 và 17/5 thay vì 6 ngày phân phối như hiện tại.

Nếu cách tính của admin là đúng thì thị trường hiện tại khá chắn chắn cho một Uptrend tăng giá dài với sự hỗ trợ của ngày càng nhiều cổ phiếu dẫn dắt hơn. Trader nên tự tin giải ngân vào các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực có điểm breakout khỏi các mẫu hình giá chặt chẽ thay vì lo sợ về các rủi ro “không đáng có” với đầy rẫy những thông tin tiêu cực được công bố trên thị trường.

Đường trung bình di động MA200 ngày vẫn là vùng kháng cự cứng mà chỉ số VN-Index cần phải vượt qua nếu muốn bước vào một Uptrend mới. Thị trường đã giảm giá trong hơn 1 năm kể từ đỉnh tháng 4.2022 và đây là thời điểm mà trader nên lạc quan thay vì nghĩ đến những gì tiêu cực. Thị trường chứng khoán luôn luôn tăng giá trong sự nghi ngờ của đám đông, hãy lên tàu trước khi mọi thứ đã trở nên quá rõ ràng.

Số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày vẫn đang số lượng áp đảo số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày. Độ rộng thị trường cho thấy xu hướng tăng giá vẫn đang tiếp diễn và điều tích cực lúc này là đang có nhiều ngành nghề thay nhau tăng giá kéo thị trường tăng điểm. Sóng ngành hiện tại vẫn là Ngân hàng, điện, đầu tư công và dầu khí.

CỔ PHIẾU DẦU KHÍ LIÊN TIẾP XUẤT HIỆN ĐIỂM MUA. TIÊU ĐIỂM: PVD, PVS

Cổ phiếu PVD breakout khỏi mẫu hình Nền giá phẳng với khối lượng giao dịch lớn, cổ phiếu mở gap up tăng giá ngay từ đầu phiên sau thông tin công ty con của PVD có mặt trong Hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý dự án (PMSS) có giá trị lên tới 50 triệu USD vừa được công bố vào ngày hôm trước. Điểm pivot của mẫu hình là 22.95 và hiện tại cổ phiếu PVD vẫn còn đang nằm trong vùng mua +5% từ điểm pivot mẫu hình.

(Còn tiếp)

Tham gia Team NĐT CANSLIM để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo liên hệ: 0977.697.420

HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN TẠI CTCK VNDIRECT, KB, HSC, SSI, VPS, KAFI, VCSC

Trả lời