DÒNG TIỀN LỚN ĐỔ MẠNH VÀO THỊ TRƯỜNG SAU CHỈ SỐ VN-INDEX CHINH PHỤC THÀNH CÔNG MA200 NGÀY. NHIỀU CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG BREAKOUT KHỎI MẪU HÌNH ĐI KÈM KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH ĐỘT BIẾN.

Dự luật nâng trần nợ công chính thức được Hạ Viện và Thương Viện Mỹ thông qua, tổng thống Mỹ – Biden ký thỏa thuận nâng trần nợ công vào tối thứ 7 vừa rồi. Thị trường tăng điểm trong nghi ngờ trong hơn 1 tháng qua, phiên hôm nay xác nhận TTCK VN bước vào Siêu uptrend khi sóng ngân hàng chính thức lên tiếng dẫn dắt thị trường.

CỔ PHIẾU HỌ NHÀ BANK ĐUA NHAU TĂNG TRẦN. TTCK VN BƯỚC VÀO THÁNG 6 RỰC RỠ.

Không có mỹ từ nào có thể diễn tả cho một phiên tăng giá bùng nổ dưới sự dẫn dắt chủ đạo của nhóm cổ phiếu Vua. Sóng ngành ngân hàng vào tháng 11 năm ngoái cũng đóng vai trò dẫn dắt thị trường tăng giá, tuy nhiên tại thời điểm đó các cổ phiếu ngân hàng chỉ mới khôi phục từ đáy và chưa có nhiều cổ phiếu xây xong các nền giá kiến tạo như bây giờ. Giờ đây khi nguồn cung đã được loại bỏ bớt phần nào, các mẫu hình cũng đã set up xong, lần lượt các cổ phiếu ngân hàng đua nhau tăng giá và điều quan trọng nhiều cổ phiếu tăng giá –breakout khỏi các mẫu hình với khối lượng giao dịch lớn nhất kể từ trước đến giờ.

Tiêu điểm hôm nay phải kể đến cổ phiếu VIB – kết phiên giao dịch ngày thứ 6, cổ phiếu VIB đóng cửa trong sắc tím với dư mua hơn 2.4 triệu cổ phiếu. Lực cầu mua vào áp đảo lực cung bán ra giúp VIB breakout khỏi mẫu hình Chiếc Cốc không có tay cầm với khối lượng lớn. Cổ phiếu VIB mở Gap up tăng giá ngay từ đầu phiên và đây cũng chính là điểm mua breakaway gap quen thuộc mà Mark Minervini, David Ryan,.. ưa thích sử dụng trong chiến lược giao dịch của mình. Nhà đầu tư có thể xem lại video mà tôi đã giải thích cho điểm mua mạnh dạng khoảng trống tăng giá này và ưu điểm cũng như tiềm năng lợi nhuận mà các siêu cổ phiếu trong quá khứ từng xuất hiện dạng điểm mua kiểu này: https://youtu.be/RtN9DfGofbk

Hiện tại, cổ phiếu VIB vẫn còn đang trong vùng mua hợp lý +5% từ điểm pivot 22.8, trader vẫn có thể giải ngân khi cổ phiếu còn trong vùng mua và đặt stoploss -8% từ giá mua. Hiện tại, cổ phiếu VIB đang ở nền giá số 1.

Note 1 số yếu tố cơ bản VIB do anh Mabu Phat thực hiện:

✅  VIB là NH có quy mô vừa, tập trung cho vay bán lẻ, thế mạnh là cho vay mua nhà, mua ô tô và nằm trong top đầu thị trường bancassurance. KQKD Q1/2023 của VIB khả quan với LNST tăng 18,2% svck đạt 2.155 tỷ đồng, chủ yếu do tổng TNHĐ tăng cao +19,2% svck và kiểm soát tốt CPHĐ, +7,4% svck, dù chi phí dự phòng tăng mạnh +68,2% svck.

✅ Tỷ lệ nợ xấu của VIB tăng cao lên 3,64% từ 2,45% tại cuối Q4/2022. Đáng lưu ý, tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng mạnh lên 5,43% từ 4,38% cuối Q4/2022 và từ 2,6% năm 2021. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLR cũng giảm xuống còn 38% từ 54% cuối năm 2022. Với tỷ trọng cho vay bán lẻ cao ~90% và chủ yếu là cho vay ô tô, đã bị ảnh hưởng đáng kể khi lãi suất tăng cao, qua đó tăng áp lực trích lập dự phòng đối với VIB.

✅  Từ môi trường vĩ mô hiện tại, nhu cầu tiêu dùng và vay o tô của VIB chậm lại khiến tăng trưởng tín dụng trong Q1.2023 bị suy giảm so với cùng kỳ , điều này ảnh hưởng đến xu hướng giá VIB trong suốt đầu năm đến nay. Định giá P/B của VIB hiện tại đang sát vùng đáy ở cận dưới dao động P/B và đang có xu hướng hồi phục.

Điều tương tự cũng diễn ra với hai cổ phiếu khác là TCB, MBB cũng xuất hiện điểm mua breakaway gap vào ngày thứ 6 vừa rồi.  Cổ phiếu TCB breakout mẫu hình Base on base (nền giá chồng lên nền giá) với khối lượng lớn cho thấy lực cầu đổ vào là rất mạnh. Điểm pivot mẫu hình là 30.95, trader có thể tận dụng cơ hội để giải ngân nếu TCB vẫn còn trong vùng mua hợp lý.

Cổ phiếu MBB breakout mẫu hình Chiếc Cốc tay cầm với khối lượng giao dịch lớn. Điểm pivot là 19.1 và trader vẫn còn cơ hội giải ngân ở cổ phiếu này. Hiện tại, MBB đang ở nền giá số 1 và trader nhớ đặt stoploss -8% từ giá mua.

Ngoài ra, trader cũng nên một chú ý đến một cổ phiếu của nhóm ngân hàng là HDB. Cổ phiếu này có phiên breakout mẫu hình Base on base (nền giá chồng nền giá) với khối lượng lớn vào phiên thứ 6 vừa rồi. Hiện tại, cổ phiếu HDB vẫn còn đang trong vùng mua hợp lý +5% từ điểm pivot 19.06 và trader có thể cân nhắc để giải ngân nếu như chưa có hàng ở nhóm cổ phiếu bank.

HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY – LEADER NGÂN HÀNG DẪN SÓNG

Chúng tôi vẫn để lại tiêu đề cũ của ngày thứ 5 vừa rồi, leader ngân hàng dẫn sóng là điều không thể chối cãi ngay lúc này. Các cổ phiếu dẫn đầu của ngành như ACB, STB đã có những hành động tăng giá mạnh mẽ trước khi thị trường chung tăng điểm mạnh vào ngày thứ 6. Sau khi thị trường xác nhận quay trở lại tăng giá bằng ngày Bùng nổ theo đà (FTD) vào ngày 08/05 thì sau đó ít ngày cổ phiếu STB breakout mẫu hình VCP và sau khoảng hơn 10 ngày thì đến lượt một Leader khác lên tiếng là ACB – cổ phiếu ACB breakout mẫu hình VCP vào ngày 23/05/2023 – thời điểm mà giới đầu tư xôn xao về việc Quỹ Dragon Capital thoái 1 phần vốn đang nắm giữ tại ngân hàng ACB.

Một cổ phiếu ngân hàng thuộc nhóm ngân hàng thương mại vốn nhà nước là VCB cũng đang hình thành mẫu hình Chiếc Cốc tay cầm huyền thoại. Nếu như cổ phiếu VCB breakout thành công mẫu hình trong các phiên sắp tới thì chúng ta lại tiếp tục có thêm một Leader nữa và với lực kéo đến từ ông vua ngành ngân hàng thì Uptrend này cá nhân tôi đánh giá thì sẽ còn dài chứ không ngắn như nhiều trader đánh giá.

Điểm pivot của mẫu hình là 96. Cổ phiếu VCB xuất hiện phiên Pocket pivot bên trong phần tay cầm ở phiên giao dịch thứ 6 vừa rồi.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-Index đóng cửa ở gần mức cao nhất ngày tại 1,090.84 (+1.15%) với thanh khoản cao đột biến trong vòng vài tháng trở lại đây. Có thể thấy đây là phiên tăng giá mạnh mẽ nhất chỉ tính sau phiên Bùng nổ theo đà (FTD) vào ngày 08/05 trước đó tính từ khi chỉ số VN-Index điều chỉnh vào đầu tháng 4.

Chính hành động mở khoảng trống tăng giá ngay từ đầu phiên và vượt qua MA200 ngày một cách dứt khoát đã cho thấy Uptrend lần này mạnh mẽ như thế nào. Trong thống kê của chúng tôi trong vòng 5 năm gần nhất, rất có ít lần mà chỉ số VN-Index vượt qua MA200 ngày bằng một gap up tăng giá mạnh mẽ đến như vậy, lần gần đây nhất là vào 25/8/2020 chỉ số VN-Index vượt qua MA200 ngày cũng bằng Gap up tăng giá nhưng khoảng trống tăng giá vào thời điểm đó không lớn như bây giờ.

Thị trường có thể nghỉ ngơi trong một vài phiên trước khi bứt phá và tăng giá tiếp tục. Tuy nhiên với lực mua mạnh vào ngày thứ 6 vừa rồi thì cá nhân admin nghĩ rằng thị trường có thể xảy ra hiện tượng “tăng giá bỏ rơi”. Mục tiêu ngắn hạn cho Uptrend lần này vẫn giữ vững ở mốc 1,150 – 1,168 điểm (tương đương vùng đáy cũ hồi tháng 7 năm ngoái)

Với việc thị trường chung có 4 ngày phân phối, tôi vẫn tiếp tục khuyến nghị trader giải ngân vào các cổ phiếu dẫn dắt breakout khỏi các nền giá kiến tạo. Đơn giản chúng tôi nhận thấy các Leader vẫn chưa có tín hiệu suy yếu hoặc nặng nền hơn là bán tháo với khối lượng lớn. Và đó là tín hiệu để bạn confirm rằng thị trường vẫn ổn và bạn nên tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận tại thời điểm nay.

Độ rộng thị trường tiếp tục được mở rộng sau phiên giao dịch hôm nay, chính dòng tiền mạnh mẽ đổ vào thị trường đã giúp nhiều cổ phiếu vượt qua MA50 ngày hơn. Hiện tại số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày đang gấp 5.4 lần số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày (một con số mà chỉ trong Uptrend mà bạn mới có thể tận mắt thấy được). Sóng ngành ngân hàng, đầu tư công, dầu khí, chứng khoán, BĐS KCN đang là đầu tàu kéo thị trường chung tăng giá, chúng tôi kỳ vọng sẽ có nhiều nhóm ngành hơn tham gia kéo thị trường chung tăng giá trong thời gian tiếp theo.

SÓNG ĐẦU TƯ CÔNG CÓ THỂ KÉO DÀI HẾT NĂM NAY – TIÊU ĐIỂM: VCG

Sau giai đoạn đầu năm diễn biến giải ngân vốn đầu tư công ở một số địa phương vẫn còn khá thấp thì mới đây, số liệu thống kê đã cho thấy các khu vực thành phố lớn của cả nước như TPHCM tính đến ngày 12/5/2023 thì tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 8,236 tỷ đồng (bằng 20% tổng vốn TPHCM giao đợt 1). Sở dĩ giải ngân vốn đầu tư công tăng là do chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 3 TPHCM.

Tính đến thời điểm hiện tại, dự án Vành đai 3 đã giải ngân hơn 9,000 tỷ đồng tiền chi bồi thường giải phóng mặt bằng và TPHCM đặt mục tiêu đến hết tháng 6/2023 sẽ đạt tỷ lệ giải ngân trên 35%. Năm 2023, TPHCM có 134 dự án hạ tầng có bồi thường, giải phóng mặt bằng với tổng số tiền dự kiến chi là 20,189 tỷ đồng. Nếu tính luôn số tiền khoảng 4,200 tỷ đồng chi bồi thường của năm 2022 mà các dự án đang triển khai thì tổng số tiền phải chi cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong năm 2023 của Thành phố là khoảng 24,400 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp trong mảng xây lắp chắc chắn sẽ có khá nhiều công việc trong vài năm tới và điều đó sẽ đem về nguồn doanh thu, lợi nhuận tiềm năng cho các doanh nghiệp này. Hiện tại thì chưa có thông tin nhà thầu nào sẽ trúng dự án làm đường Vành đai 3, tuy nhiên thông tin này sẽ có sớm thôi ngay sau khi UBND TP.HCM bàn giao mặt bằng trong tháng 6/2023.

Theo thông tin mà chúng tôi có được, vào chiều 25/05 thì ban Quản lý dự án công trình giao thông của TP đã phát hành trên mạng hồ sơ mời thầu các gói xây lắp và tư ván giám sát. Dự kiến đến cuối tháng 6, ban sẽ lựa chọn các nhà thầu xây lắp, tư vấn và ký kết hợp đồng để khởi công dự án vành đai 3 TP.HCM trước 30-6 (dự kiến khởi công 4 gói thầu xây lắp qua 4 địa phương như: TP Thủ Đức, các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh)

(Còn tiếp)

Tham gia nhóm NĐT CANSLIM để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo 0977.697.420

HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN TẠI CTCK KB, HSC, SSI, VPS, KAFI, VCSC VÀ VND 

Trả lời