THỊ TRƯỜNG BẬT TĂNG MẠNH MẼ TRONG SỰ NGỠ NGÀNG CỦA NHIỀU TRADER. BANK, CHỨNG, THÉP, TĂNG GIÁ KÉO THỊ TRƯỜNG. LEADER BĐS KCN, ĐẦU TƯ CÔNG, VLXD BẬT TĂNG MẠNH MẼ.

Lần lượt các nhóm ngành xoay tua tăng giá kéo thị trường là đặc điểm dễ nhận thấy của một Uptrend. Cùng với những đầu kéo hạng A như bank, chứng, thép, các cổ phiếu thuộc nhóm dẫn dắt thuộc các nhóm ngành như BĐS KCN, đầu tư công, VLXD cũng có ngày tăng giá ấn tượng. Không có thị trường con gấu nào mà bạn có thể nhìn thấy nhiều cổ phiếu lần lượt breakout khỏi các nền giá chặt chẽ trong vài tháng như bây giờ, lời khuyên là hãy ngồi im và tận hưởng thái bình đi thay vì lo ngại thị trường tạo đỉnh ngay lúc này.

ĐẦU TƯ CÓ NÊN TIN VÀO TIN ĐỒN? LỜI ĐỒN KHIẾN NHIỀU TRADER CẢM THẤY SỢ HÃI VÀ HÀNH ĐỘNG SAI LẦM Ở NHỮNG THỜI ĐIỂM QUAN TRỌNG.                                

Đối với những nhà giao dịch theo trường phái đầu tư tăng trưởng, có lẽ không khó để có thể nhận ra và mua vào sớm các cổ phiếu dẫn dắt trong khi đám đông còn đang lo sợ về khả năng sụp đổ của thị trường chung. Tuy nhiên mua là một chuyện, còn có giữ được hàng hay không là một chuyện khác. Trong 1-2 tuần vừa qua, nhiều thông tin tiêu cực xuất hiện như Lô B – Ô Môn không kịp ký FID, bắt giữ Chủ tịch của một Tập đoàn lớn trong ngành BĐS và chứng khoán hay mới đây là tin đồn liên quan đến một CTCK X,… chính những thông tin đã làm cho thị trường chứng khoán có những xáo trộn nhất định khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang.

Câu chuyện “cầm vàng rồi để vàng rơi” ở TTCK này là điều xảy ra như cơm bữa khi nhà đầu tư liên tục giao dịch dựa trên các tin tức, tin đồn có trên thị trường. Nhà đầu tư có thể may mắn mua vào một cổ phiếu dẫn đầu nhưng sau đó bán ra vội vã vì một tin tức xấu nào đó, ở đây chúng tôi không nói đến chuyện đúng sai nhưng hãy thật sự tỉnh táo nếu bạn đang dùng số tiền vất vả kiếm được để đầu tư vào TTCK. Giao dịch theo tin tức có thể giúp bạn kiếm lợi nhuận nhưng hãy chú ý rằng thị trường này được tháo túng bởi các tin tức khiến nhà đầu tư cảm thấy sợ hãi, hoang mang trong một vài ngày và sau đó trở nên tham lam, fomo trong những ngày kế tiếp.

Có một sự thật ở đây mà chúng tôi muốn giải thích cho bạn đọc đó chính là Tin đồn (hay còn gọi là Rumor) là một công cụ dùng để thao túng tâm lý đám đông của các tay chơi lớn. Hãy tự thống kê xem giữa việc bạn đang giao dịch theo một hệ thống cụ thể và giao dịch theo tin đồn, giao dịch theo cách nào sẽ đem lại kết quả tốt và sự bình yên trong tâm trí của bạn.

Rõ ràng đầu tư theo một hệ thống chuẩn chỉnh sẽ giúp trader bớt đi nhiều áp lực hơn, không cảm thấy quá lo lắng về thị trường vì đã có một kế hoạch giao dịch cụ thể để đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra (kể cả “thiên nga đen”). Ngược lại, nếu bạn đầu tư theo tin đồn thì chắc chắn sẽ rằng khi mọi thứ đi ngược lại với những gì bạn chuẩn bị, chắc chắn rằng bạn sẽ không thể đủ tỉnh táo để phản ứng lại với các giao dịch này và thường rơi vào trạng thái “tê liệt thần kinh” khi cổ phiếu bạn mua theo tin đồn giảm giá mạnh >10% từ giá mua của bạn.

Tư duy đơn giản một xíu: nếu đã là tin đồn thì trước khi đến tai bạn, rõ ràng tin đồn đó đã đến tai của hàng vạn người khác mà bạn cứ cho rằng đó là tin mật mà chỉ mình bạn hoặc rất ít người biết. Các nhà đầu tư tổ chức sẽ có nhanh nhạy hơn bạn gấp vạn lần, rõ ràng nếu có tin tốt về doanh nghiệp họ sẽ âm thầm mua vào và ngược lại họ sẽ bán tháo mạnh mẽ nếu như doanh nghiệp đó đang gặp một trục trặc gì đó. Tin tức có thể đến sau vài ngày và khi bạn nhận ra có thể đã là quá muộn.

Lời khuyên ở đây là hãy giao dịch theo đồ thị giá, khối lượng và các nguyên tắc giao dịch đã được thiết lập, Tuyệt đối tuân thủ kỷ luật, nhất là luôn cắt lỗ ở 7%-8% và hãy cố gắng độc lập trước tất cả mọi giao dịch. Mua vào cổ phiếu được đánh giá tốt dựa trên hệ thống giao dịch của bạn và chỉ bán ra khi cổ phiếu vi phạm các nguyên tắc giao dịch, đừng bán cổ phiếu vì tin tức. SỰ THÀNH CÔNG = SỰ CHUẨN BỊ + TUÂN THỦ KỶ LUẬT.

HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY – NGÀY TĂNG ĐIỂM MẠNH

Hành động tăng giá xoay tua giữa các nhóm ngành là điều đã xảy ra cách đây 2 tháng, từ lúc thị trường chung có ngày Bùng nổ theo đà (FTD) xác nhận Uptrend. Điều ngạc nhiên hôm nay là chỉ riêng nhóm cổ phiếu dầu khí là điều chỉnh nhẹ nhàng (tạm nghỉ ngơi sau giai đoạn tăng giá mạnh) thì đa số các cổ phiếu dẫn dắt của các nghành dẫn đầu như ngân hàng, chứng khoán, đầu tư công, BĐS KCN, vật liệu xây dựng, xây dựng đều bật tăng mạnh mẽ. 

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1,138.07 điểm (tăng 1.05%) với khối lượng thấp hơn phiên hôm trước, đóng cửa tuần chỉ số chính tăng 1.59% – mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tháng qua. Đường trung bình di động MA20 ngày vẫn được giữ cho thấy xu hướng tăng giá trong ngắn hạn của chỉ số VN-Index vẫn còn đang mạnh. Khả năng trong tuần tới thị trường sẽ bước vào pha tăng giá thứ 2 sau khi kết thúc nhịp điều chỉnh, liệu có hay không một nhịp TĂNG GIÁ BỎ RƠI xuất hiện trong tuần tới khi đám đông không còn giữ quá nhiều cổ phiếu?

Chính nhờ các tin tức xấu trong tuần qua đã giúp cho các tay chơi lớn loại bỏ bớt đi nguồn cung trên thị trường, nhà đầu tư nhỏ lẻ tiến hành chốt lợi nhuận hoặc bán ra khi thị trường xuất hiện các tin tức xấu. Hành động giá giảm với khối lượng thấp cho thấy lực bán đến từ nhà đầu tư cá nhân là chủ yếu chứ không phải đến từ các tay chơi lớn trên thị trường.

Vùng kháng cự 1,150 – 1,168 – tương đương với vùng đỉnh hồi tháng 7 năm ngoái là ngưỡng kháng cự mà nhiều trader cho rằng khó có thể vượt qua. Tuy nhiên hãy nên nhớ rằng đã 1 năm trôi qua và ngần ấy thời gian là đủ để loại bỏ phần lớn các nhà đầu tư mua từ đáy tháng 5 và tháng 7. Cá nhân tôi cho rằng thị trường sẽ không khó để vượt qua vùng kháng cự này trong thời gian tới khi sự tích lũy về mặt hành động giá và thời gian trên chỉ số VNIndex đã cho thấy khả năng này có thể xảy ra.

Thị trường hiện tại có 4 ngày phân phối còn hiệu lực và hãy chú ý ngày phân phối 8/6 sẽ đượ xóa bỏ vào tuần sau theo Quy tắc vượt qua khung thời gian quan sát 25 ngày giao dịch.  Ngày phân phối 16/6 sẽ bị loại bỏ theo Quy tắc 5% nếu chỉ số VN-Index vượt qua vùng 1,170 điểm trong thời gian tới. 

Độ rộng thị trường phiên hôm nay đã có sự cải thiện nhiều so với các phiên trước. Số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày hiện tại đã tăng lên gấp 4.4 lần so số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày (con số ngày hôm qua là gấp 3.6 lần). 

Danh sách cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần phiên hôm nay tiếp tục tăng lên, có tổng cộng 9 cổ phiếu tham gia vào danh sách này này;  thuộc các nhóm ngành là dược phẩm, chứng khoán, nhựa, BĐS KCN, dầu khí và xây dựng.

LEADER LẦN LƯỢT NỔ SÚNG – UPTREND BÁN LÀ MẤT HÀNG.

Hôm nay nhiều cổ phiếu dẫn dắt tiếp nối đà tăng giá sau giai đoạn nghỉ ngơi. Cụ thể, cổ phiếu VCG của nhóm đầu tư công xuất hiện tín hiệu Pocket pivot tiếp diễn sau khi đã tăng giá rời xa khỏi vùng mua hợp lý của mẫu hình Hai đáy (W) có tay cầm trước đó. Mức tăng 4.18% đi kèm khối lượng giao dịch lớn cho thấy lực mua đến từ vị trí của các nhà đầu tư tổ chức chứ không phải đến từ nhà đầu tư nhỏ lẻ. Trader được khuyến nghị tiếp tục ôm hàng và gồng lãi ở cổ phiếu này.

Đối với sóng ngành ngân hàng, cổ phiếu dẫn dắt VCB có ngày tăng giá mạnh mẽ 4.27% với khối lượng lớn và chính cổ phiếu này cũng là đầu kéo chính của thị trường trong phiên hôm nay. Cổ phiếu VCB xuất hiện tín hiệu Pocket pivot tiếp diễn sau khi tăng giá rời xa khỏi mẫu hình Chiếc Cốc tay cầm trước đó.

Hôm nay, cổ phiếu DTD – Leader của nhóm BĐS KCN chính thức breakout khỏi mẫu hình Lá cờ cao thắt chặt với khối lượng lớn. Điểm pivot của mẫu hình là 33.4 và DTD hiện đang ở nền giá số 2. Trader được phép giải ngân nếu DTD vẫn còn nằm trong vùng mua hợp lý +5% từ điểm pivot (vùng mua tối đa 35.1), stoploss -8% từ giá mua.

Một số thông tin cơ bản về cổ phiếu DTD:

DTD đáp ứng tiêu chí chữ C trong CANSLIM khi doanh thu quý 1/2023 đạt 458.1 tỷ (tăng mạnh 465% so với cùng kỳ) trong khi lợi nhuận ghi nhận đạt 198.1 tỷ (tăng 2,198% so với Q1/2022). 

Lũy kế cả năm 2022, doanh số đạt 582 tỷ đồng, giảm nhẹ -16% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt có 154 tỷ đồng, giảm 17% so với năm ngoái. Như vậy, dễ dàng nhận thấy cổ phiếu DTD không đạt tiêu chí chữ A trong mô hình giao dịch CANSLIM.

Trong khoản mục nhận ký quỹ, ký cược trong báo cáo Quý 1/2023 của DTD là 21 tỷ, khoản tiền này đến từ các khách hàng đặt cọc thuê đất tại KCN Đồng Văn giai đoạn 2. Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu được, DTD đã ký hợp đồng cho thuê thêm được 10 ha đất trong Quý 1/2023 và dự kiến sẽ book lợi nhuận trong Quý 2/2023.

Có khả năng cao Quý 2/2023 lại tiếp tục ghi nhận lợi nhuận hơn 100 tỷ đồng từ hoạt động cho thuê đất.

(Còn tiếp)

Tham gia Team NĐT CANSLIM để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo: 0977.697.420

HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN TẠI CTCK KB, DNSE, KAFI, VPS, SSI. HSC, VCSC.

Trả lời