NƯỚC NGOÀI BÁN MẠNH, THỊ TRƯỜNG TĂNG ĐIỂM VỚI THANH KHOẢN THẤP

Phe bò đang cố gắng chiến đấu để giữ sắc xanh cho thị trường, nhưng điều này đang gặp phải khó khăn bởi áp lực bán từ khối ngoại. Liệu dòng tiền nội có cân được lực bán từ phía ngoại trong thời gian tới hay không còn tùy thuộc vào các rủi ro chính liên quan đến tỷ giá, hoạt động tái cơ cấu vốn trên toàn cầu.

NHÀ ĐẦU TƯ NỘI  VẪN TỰ TIN

Nước ngoài bán ròng gần 10,000 tỷ trong quý 1/2024, bằng gần một nửa mức độ bán ròng trong năm 2023. Rủi ro tỷ giá chính là nguyên nhân chính khối ngoại bán ròng. Trong tháng 3, khối ngoại bán hơn ròng hơn 7,000 tỷ, cũng là thời điểm tỷ giá USD/VND mất giá hơn 2% trên thị trường chính thức và tỷ giá tự do chạm ngưỡng tâm lý 26,000 buộc SBV phải can thiệp hút tiền qua T-Bill.

Hôm nay, khối ngoại tiếp tục bán ròng 2,000 tỷ, trong đó hơn nghìn tỷ là bán ròng ở MSN.

Còn nhớ giai đoạn cuối năm 2023, chỉ số VN-Index bị kẹt ở vùng 1,080-1,130 điểm cũng là giai đoạn khối ngoại đẩy mạnh bán ròng, khiến thị trường “không ngóc đầu nổi”.

Nhưng rồi sau đó, thị trường vượt 1,130 và 1,160 những ngưỡng kháng cự quan trọng để tăng tốc lên các đỉnh cao 1,200 điểm và hiện nay là tiệm cận 1,300 điểm, nhờ động lực của các cổ phiếu vốn hóa lớn như ngân hàng.

Một bức tranh nhỏ khá tương đồng trong tháng 3, trong khi khối ngoại đẩy mạnh bán ròng, SBV hút hơn 150 nghìn tỷ qua T-Bill thì VN-Index đang mắc kẹt ở vùng tích lũy 1,230 đến 1,280 điểm.

Sự tăng điểm của thị trường ngày thứ tư tỏ ra khá chật vật vì thiếu năng lượng. Thanh khoản thấp hơn phiên trước. Cho thấy dòng tiền chưa vào mạnh mẽ. Tăng điểm với thanh khoản thấp hơn cho thấy thiếu lực cầu.

Số cổ phiếu tăng chỉ nhỉnh hơn số cổ phiếu giảm theo tỷ lệ 1.2 lần trên sàn HOSE, cho thấy chiến thắng của phe bò là rất nhọc nhằn.

Việc khối ngoại bán ròng ở các mã vốn hóa lớn khiến VN-Index và VN30 chỉ lần lượt tăng +0.07%, trong khi HNX-Index tăng nhiều hơn +0.34%.

Điểm sáng hôm nay thuộc về nhóm thép, bán lẻ và cảng biển, công nghệ nhưng dòng tiền không lan tỏa đểu trong các ngành này. Ở nhóm bán lẻ, MWG tăng +4.21% trong khi DGW chỉ tăng giá nhẹ +0.77%; VSC tím trong khi GMD tăng +1.39%. HSG tăng +2.55% trong khi HPG chỉ tăng giá nhẹ +0.16%. CTR tăng +5.7% nhưng DGC tham chiếu…

Hay tin đồn HCM được lợi nhờ việc CTCK lớn được bảo lãnh cho nhà đầu tư nước ngoài (prefunding) cũng giúp HCM +2.47% nhưng các cổ phiếu khác trong ngành lại chật vật như BSI tăng 0.16%.

Không có sóng ngành rõ ràng trong hôm nay khi thị trường chung tăng điểm yếu ớt.

Trong khi khối ngoại bán, thì dòng tiền nội đang cân lại. Nên nhớ, tỷ trọng khối ngoại trong thanh khoản thị trường chỉ tầm 5%-8% mà thôi. Sự đi lên của thị trường tùy thuộc các nhà đầu tư nội có lạc quan về chính sách tiền tệ và sự phục hồi kinh doanh hay không?

Hôm nay diễn biến vĩ mô khá tích cực. Trên thị trường tự do, USD/VND ghi nhận sự giảm giá nhẹ 20 đồng ở chiều bán ra, xuống còn 25,580. Sự hạ nhiệt của tỷ giá là lý do SBV đang chậm hút tiền qua kênh T-Bill trong vài ngày gần đây.

Phía VDSC (Rồng Việt) cho rằng, việc hút tiền qua kênh T-Bill gần đạt đỉnh mặc dù nhu cầu hút tiền vẫn còn trong tháng 4 khi thanh khoản hệ thống vẫn dư thừa.

Mặc dù tín dụng có cải thiện trong tháng 3, nhưng tính đến ngày 18 tháng 3, tăng trưởng tín dụng vẫn âm -0.3% so với cuối năm ngoái. Con số này thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng của các quý 1 các năm trước (Q1/2021 là 3%; Q1/2022 là 6% và Q1/2023 là +2.6%). Do đó thanh khoản trong hệ thống vẫn còn dư thừa. Lãi suất cho vay qua đêm của VND vẫn ở mức thấp.

Phía VDSC dự doán VND trên thị trường chính thức vẫn có áp lực mất giá thêm 1% trong quý 2.2024 sau khi mất giá 2% trong quý 1.2024. Điều này do họ lo ngại DXY có thể tăng lên mức 105-106.

Phía Elibook Team vẫn kỳ vọng VND có thể mất giá thêm, nhưng ở mức nhẹ. Chúng tôi kỳ vọng DXY đang có xu hướng giảm giá chứ không tăng như phía VDSC.

MỐC NGẮM 1,300 ĐIỂM VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA NHÀ GIAO DỊCH.

Vietnam bond Yield kỳ hạn 10 năm vẫn nhích nhẹ 2 điểm cơ bản lên 2.68%. Lợi suất trái phiếu đã có xu hướng tăng tháng 3, từ mức 2.4% vào đầu tháng. Điều này đang có tác động tiêu cực làm kìm hãm TTCK trong tháng 3.

Mặc dù vậy, VN-Index vẫn đang tăng +2.42% trong tháng 3, và chỉ còn 2 phiên giao dịch nữa là kết thúc tháng. Việc đóng cửa tăng giá vào cuối tháng sẽ là tích cực để khẳng định sức mạnh của dòng tiền.

Quan điểm phía Elibook Team cho rằng khu vực 1,230-1,280 là tái tích lũy nhỏ để chuẩn  bị cho việc tăng điểm lên 1,300-1,340 trong thời gian tới, giống như việc tích lũy thành công trong tháng 11 và tháng 12 năm 2023.

Trong tuần này, thị trường có thể tiếp tục rung lắc test quanh 1,280 bởi dòng tiền hôm nay vào yếu.

Tuy nhiên, đây có thể là nhịp tăng giá cuối cùng trước khi thị trường hình thành cú điều chỉnh lớn trên 10%. Do đó, chiến lược chủ đạo trong tháng 4 vẫn là ôm cổ phiếu và chốt lãi dần khi giá tăng.

Nhờ các điểm breakout vẫn xuất hiện củng cố xu hướng tăng của thị trường nên Elibook Team vẫn khuyến nghị tỷ trọng cổ phiếu trong vùng 80%-100%. Danh mục tư vấn của Elibook Team hiện đang ở 89%.

Các cổ phiếu breakout nền giá ngày hôm nay là DPG và VSC mang tới các điểm mua bổ sung. Tuy nhiên, đây không phải là các cổ phiếu leader, dựa trên yếu tố cơ bản thấp hơn các công ty trong ngành như NLG, KDH (ngành BĐS Dân Cư) hay GMD (ngành cảng biển).

Còn tiếp

Tham gia ELibook Trader để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo: 0977.697.420 (HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ KHÓA HỌC)

Trả lời