Thị trường chứng khoán tiếp tục giảm vì lo ngại tăng lãi suất

Bên mua đang tỏ ra yếu thế. Tăng được 1 phiên rồi quay lại giảm. Thị trường đang bị bên bán kiểm soát mạnh mẽ. Nhà đầu tư lo ngại SBV khó kìm được tỷ giá và phải lựa chọn tăng lãi suất trở lại.

NỖI LO TỶ GIÁ LÀM LU MỜ KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 1

Thông tin từ ngân hàng ACB cho biết vào ngày 22/4/2024, SBV đã bán ra 110 triệu USD. Đây là mức bán nhẹ và mọi thứ chưa được giải tỏa. Đã 6 phiên liên tiếp, tỷ giá tại các ngân hàng ở chiều bán ra, tiếp tục giữ ở mức trần. Hôm nay tỷ giá trần ở mức 25,488 VND đổi 1 USD.

Tỷ giá tự do cũng chỉ hạ nhiệt ít ỏi 40 đồng, xuống còn 25,830 VND đổi 1 USD.

Phản ứng của TTCK một lần nữa là đang cho thấy sự lo ngại với vấn đề tỷ giá. VN-Index chốt phiên giảm -1.08% vào ngày thứ ba, gần như lấy đi phần lớn số điểm tăng vào ngày thứ hai. Nỗ lực rút chân rất ít ỏi, không đủ sức giúp giá giá đóng cửa rời xa mức đáy thấp nhất ngày.

Hành động giá của chỉ số sàn HOSE vẫn cho thấy khả năng gặp phải VI PHẠM DỌC. Ngày thứ hai tăng điểm với thanh khoản thấp. Ngày thứ ba giảm điểm- đánh mất phần lớn thành quả- đi kèm khối lượng cao. Điều này cho thấy sự áp đảo của phe bán. 

Phe gấu áp đảo trên diện rộng. Số lượng cổ phiếu giảm gấp 3 lần số cổ phiếu tăng trên sàn HOSE. VN-Index lại để mất MA200 ngày. Trong một vi phạm dọc, khả năng để mất MA200 ngày là rất cao. 

Dù đây là ngày thứ ba của nỗ lực hồi phục từ thứ 6 tuần trước, và ngày mai lượng hàng cố gắng bắt đáy về tài khoản, áp lực cung sẽ đổ ra.

Mặc dù một số cổ phiếu vốn hóa lớn giúp VN-30 hoạt động tốt hơn, với mức giảm -0.52%. Tốt hơn so với HNX-Index giảm -1.19%. Nhưng với đà bán tháo hiện nay, khả năng các trụ cột như FPT +1.81% và TCB +2.1% với thanh khoản cao hơn phiên trước, cũng khó chịu nổi các áp lực bán hiện nay.

Thực sự, FPT và TCB có kết quả kinh doanh quý 1 khá tốt. FPT vẫn ổn định với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng +20% yoy. Thậm chí, các CTCK như SSI và HSC trong bản tin cập nhật tháng 4 đều nâng mục tiêu giá đối với FPT. Cụ thể, vào ngày 19/4/2024, SSI nâng giá mục tiêu từ 114,000 lên 128,100 đồng/cổ phiếu. Thậm chí, HSC còn mạnh mẽ khi nâng giá mục tiêu từ 124,800 lên 147,900 đồng/cổ phiếu chỉ vài ngày sau đó.

Việc nâng giá mục tiêu chủ yếu là do kỳ vọng triển vọng trung và dài hạn đến từu chuyển đổi số. Điều khá rủi ro vì kỳ vọng đôi khi vẫn bị lạc quan.

Cổ phiếu FPT đã giành lại MA50 ngày nhưng đang bị cản bởi EMA 21 ngày. Nên nhớ rằng, cổ phiếu này đã rời xa nền giá Chiếc Cốc Tay Cầm đã breakout hồi cuối tháng 1.2024.

Trong khi đó TCB  thông báo lãi ròng quý 1 tăng +38.3% yoy, đạt 6,300 tỷ đồng, do nền thấp năm ngoái. Ban lãnh đạo TCB trong đại hội cổ đông năm 2024 đã đưa ra kế hoạch lợi nhuận khá lạc quan, với triển vọng lợi nhuận trước thuế +18.4% yoy, đạt 27,100 tỷ đồng. Con số này cao hơn dự phóng của CTCK VCSC ở mức 25,900 tỷ đồng, tăng +13% yoy).

Cổ phiếu TCB thậm chí còn nằm trên cả EMA 21 ngày, rất mạnh khỏe so với nhiều cổ phiếu khác hiện nay đã mất MA50 ngày.

Nhưng vấn đề nằm ở thị trường chung đã được kích hoạt đèn đỏ (xu hướng giảm) từ ngày 15/4/2024 khi VN-Index thủng MA50 ngày với thanh khoản lớn. Theo phương pháp CANSLIM, hơn 70% các cổ phiếu đi theo xu hướng của thị trường chung.

Thậm chí, sóng ngành công nghệ và ngân hàng, vốn là hai ngành leader trong cơn sóng tăng từ tháng 11.2023 đến tháng 3.2024, đang bị tổn thương. Nhiều cổ phiếu trong ngành công nghệ và ngân hàng để mất MA50 ngày. Đối với ngành công nghệ. VTP, DGC đã nằm dưới MA50 ngày. Trong khi chỉ có VGI đủ khỏe mạnh đang cố gắng kiểm tra lại đỉnh cũ. 

Nhóm ngành công nghệ năm 2024 được thổi lên bởi câu chuyện AI. Nhưng có khả năng đang bị lạc quan tếu mặc dù triển vọng ứng dụng AI trong trung và dài hạn có thể khá thực tế. Trên TTCK Mỹ, các cổ phiếu công nghệ đang bị điều chỉnh giảm.

Đối với ngành ngân hàng. Nhiều leader như CTG, BID, MBB tiếp tục giảm trong phiên hôm nay và đã để mất MA50 ngày trước đó. Ngân hàng MBB công bố lãi ròng trước thuế quý 1 khá kém, khi giảm -11% yoy, đạt 5,800 tỷ. CTCK VCSC bình luận rằng, họ nhận thấy có thể điều chỉnh giảm dự báo năm 2024 khi chất lượng tài sản và NIM giảm sâu hơn dự kiến. Chi phí dự phòng quý 1.2024 tăng 46% yoy từ nền thấp. Năm ngoái, ngân hàng MBB nằm trong số ít các ngân hàng giảm ch iphí dự phòng.

Sóng ngành ngân hàng yếu liên quan đến sự thay đổi trong chính sách tiền tệ. Phản ứng của thị trường đã cho thấy niềm tin khá thấp vào khả năng kiểm soát tỷ giá của SBV.

Theo SSI Research, khối lượng đấu thầu trong tuần này chỉ 16,800 lượng cho phiên khởi điểm là nhỏ và khó gảii tỏa áp lực thiếu cung vàng miếng.

Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, việc đấu thầu với giá đấu thầu khá bất hợp lý khi ngang với giá chào bán của các doanh nghiệp vàng thì khó thu hút người tham giá đấu thầu.

Xem chi tiết: https://vnexpress.net/vi-sao-ngai-dau-thau-vang-4737107.html

Thị trường đang lo ngại kịch bản, SBV phải tăng trở lại lãi suất điều hành, khi mã lãi suất tiết kiệm đang ở mức thấp hơn cả trước dịch covid.

Nhà đầu tư nên làm gì?

Hành động giá hôm nay vẫn cho thấy việc nhà đầu tư nắm giữ tiền mặt là hợp lý lúc này. Thị trường còn chưa đối diện với rủi ro Call Margin, cũng như kịch bản SBV phải tăng lãi suất. Các rủi ro này đang lớn dần.

Team Elibook, đã hạ tỷ trọng cổ phiếu về 0%, trước khi có cú giảm mạnh 60 điểm, đồng thời hạ triển vọng thị trường xuống đèn đỏ.

Kịch bản vi phạm dọc có thể khiến thị trường còn tiếp tục giảm và tốt nhất nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi. Có hai nguyên tắc: (1) Đừng bắt buộc phải giao dịch và (2) Đừng để lỗ lớn.

Tâm lý thị trường đang tiêu cực và điều đó khiến các con số lợi nhuận kinh doanh quý 1.2024 không còn là điểm tựa. Nên nhớ, không phải là lợi nhuận mà chính dòng tiền hay thanh khoản từ chính sách tiền tệ của NHNN mới là nguyên nhân khiến giá cổ phiếu chuyển động. 

Lúc này không phải là cổ phiếu mà là vĩ mô đang có vấn đề.

Còn tiếp

Tham gia ELibook Trader để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo: 0977.697.420 (HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ KHÓA HỌC)

Trả lời