NGÂN HÀNG KÉO CHỈ SỐ THOÁT ĐỎ NHƯNG ÁP LỰC ĐIỀU CHỈNH XUẤT HIỆN.

Dòng tiền hôm nay xoay sang kéo cổ phiếu ngân hàng để giữ chỉ số, nhưng phần lớn các cổ phiếu giảm điểm hơn là tăng điểm. Sóng ngân hàng ngoại trừ số ít tăng mạnh gần đây như SHB, lại rất chật vật để tạo sóng kéo dài.

LIỆU VIỆT NAM CÓ THAY ĐỔI ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ SANG NỚI LỎNG, BẤT CHẤP FED TĂNG LÃI SUẤT?

 Vào cuối tháng 6/2023, SBV đã cho thấy sự kiên định đối với mục tiêu tín dụng 14%-15%. Thường room tín dụng sẽ được chia ra 3-4 đợt, ví dụ năm 2022, cấp lần đầu vào quý 1 và có 3 đợt nới room trong năm. Trong khi đó, sau đợt cấp room tín dụng 11% vào tháng 2.2023, thì vào tháng 6.2023, SBV giao luôn đủ cả năm là 14%. Điều này cho thấy quyết tâm của SBV trong việc đẩy tín dụng ra thị trường, trong bối cảnh nửa đầu năm chỉ tăng 4.7%. (Xem thêm bình luận của SBV: https://vneconomy.vn/ngan-hang-nha-nuoc-noi-ve-viec-phan-bo-room-tin-dung-6-thang-cuoi-nam-2023.htm)

Đây là điều gây bất ngờ cho thị trường vì phần lớn báo cáo chiến lược của CTCK đang kỳ vọng tăng trưởng tín dụng năm 2023 chậm lại do cầu yếu. Cụ thể, mức tăng trưởng tín dụng năm 2023 chỉ tầm 10%-12%, thấp hơn so với mục tiêu của SBV. Các CTCK cũng kỳ vọng tăng trưởng GDP ở dưới 6% trong năm 2023, trong khi chính phủ tỏ ra kiên định với mục tiêu 6.5% (điều buộc phải tăng trưởng 8%-9% ở nửa sau năm 2023).

Đang có những ý kiến vận động hành lang để chuyển sang hướng nới lỏng chính sách tiền tệ. Bộ Kế Hoạch- Đầu tư vừa kiến nghị điều chỉnh định hướng chính sách tiền tệ từ “chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả” sang “chủ động, linh hoạt, nới lỏng phù hợp, kịp thời, hiệu quả”.  Xem thêm: https://thanhnien.vn/noi-long-chinh-sach-tien-te-cuu-doanh-nghiep-185230717220802548.htm

Quan điểm của Team NĐT CANSLIM đánh giá có rủi ro trong việc chuyển hướng chính sách này vì nó còn tùy thuộc vào FED, có tiếp tục chu kỳ tăng lãi suất mới. Thực ra, luôn có tranh cãi giữa phe bồ câu-diều hâu về lạm phát và lãi suất. Team NĐT CANSLIM đã có bình luận về ý kiến của hai phe về việc liệu lạm phát có phải ở “chặng cuối” hay không? Con đường tăng lãi suất của FED sẽ dẫn đến hạ cánh mềm (tỷ lệ thất nghiệp không tăng) hay hạ cánh cứng (tỷ lệ thất nghiệp tăng)?

Xem thêm:

  • Quan điểm bồ câu của Paul Krugman: 

Bình luận của giáo sư Paul Krugman sau tin CPI tháng 6: “Mọi con đường đều dẫn tới hạ cánh mềm”

https://elibook.vn/2023/07/13/paul-krugman-toi-ngac-nhien-la-chung-ta-chua-trai-qua-nhieu-dot-suy-thoai-hon.html/

  •  Quan điểm diều hâu của Larry Summer:

Cựu Bộ Trưởng Tài Chính Mỹ- Larry Summers cảnh báo về sự tự mãn của lạm phát, chúng ta sẽ chứng khiến giá trái phiếu giảm nhiều hơn

  •  Quan điểm của Team NĐT CANSLIM nghiêng về hướng diều hâu. Theo đó, FED có khả năng quay trở lại chu kỳ tăng lãi suất vào tháng 7.2023 và các áp lực tăng lãi suất sẽ kéo dài đến quý 1.2024. Xem thêm kênh Youtube:

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HÔM NAY

 Như nói trong bản tin ngày thứ ba, khi dòng tiền kéo vào họ nhà Vin khiến thị trường hay dễ gặp phải sự điều chỉnh sau đó. Mặc dù hôm nay VN-Index tăng +0.08% và HNX-Index đi ngang thì thực ra đây là sự “xanh vỏ, đỏ long” nhờ lực kéo của nhóm ngân hàng mà thôi. Thực sự, số lượng cổ phiếu giảm nhiều hơn số lượng cổ phiếu xanh trên sàn HOSE.

Thanh khoản phiên hôm nay thấp hơn hôm qua tiếp tục là điểm yếu của hành động giá. Hồi phục với thanh khoản thấp cho thấy sức khỏe yếu dần của bò tót. Quá trình này đã xuất hiện từ đỉnh 1140 lên 117x như thể hiện ở đồ thị.

Sự phân hóa giữa VN-Index (đỉnh mới) và HNX-Index (đỉnh thấp hơn) là biểu hiện yếu của thị trường.

VPB +2.44% đi kèm thanh khoản lớn, bật dậy (bounce) từ MA50 ngày, giúp cổ phiếu này hình thành phần bên phải của nền giá. VPB có đóng góp nhiều nhất trong sự tăng giá của thị trường chung.

Sau khi VPB có thông tin bán vốn 15% vốn điều lệ cho Sumitomo vào tháng 3.2023 với giá 1.5 tỷ đôla, cổ phiếu VPB điều chỉnh khi thông tin chính thức bị lộ diện. Quá trình điều chỉnh kéo về MA50 ngày với thanh khoản thấp. Vào giữa tháng 7, thủ tục gần được hoàn tất khi HĐQT thông qua phương án phát hành 1.19 tỷ cổ phiếu cho Sumitomo, với giá dự kiến 30,159 đồng/cổ phiếu (trị giá 1.5 tỷ đôla). Thời gian hoàn tất dự kiến trong quý III và quý IV sau khi được SBV chấp thuận.

Dự kiến tăng trưởng tín dụng của VPB năm 2023 là +17% nhưng NIM giảm nhẹ cho nợ xấu tăng. Với bộ đệm vốn khủng, là ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn thứ hai sau Vietcombank, có rủi ro nợ xấu của VPB là không phải là bận tâm chính. Tăng trưởng lợi nhuận ròng của VPB năm 2023 dự kiến sẽ giảm 30%, ở mức quanh 12,000 tỷ.

Team NĐT CANSLIM không đánh giá cao triển vọng tăng giá của VPB vì rõ ràng dòng tiền đã không lựa chọn cổ phiếu này. Các cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh đợt này như SHB, MBB, VIB đã tăng giá kéo dài khỏi nền giá trong khi đến thời điểm này, dòng tiền mới đổ vào VPB để xây nền giá bên phải. VPB thiếu chất xúc tác mạnh để tăng mạnh vào thời điểm này.

Cổ phiếu SHB hôm nay +3.28% và đã tăng hơn +20% kể từ điểm breakout nền giá, nhờ thông tin bán vốn cho khối ngoại với trị giá 2.2 tỷ đôla, và lọt vào VN30. SHB là leader của ngành ngân hàng hiện tại.

Quan điểm của Team NĐT CANSLIM là ngành ngân hàng không có sóng tăng quá mạnh mẽ so với nhiều nhóm ngành khác như chứng khoán hay bất động sản dân cư bởi tăng trưởng tín dụng yếu và rủi ro nợ xấu liên quan đến BĐS vẫn còn chưa hiển lộ trên báo cáo tài chính quý 1.2023.

Cổ phiếu STB hôm nay tăng nhẹ +1% nhưng tín hiệu bán mạnh đã xuất hiện khi giá thủng MA50 ngày với thanh khoản lớn, vốn là quy tắc bán trong CANSLIM.

Chỉ số VN-Index tuy chỉ có 2 ngày phân phối và trong đó giá hiện tại đã cao hơn 4.5% so với giá đóng cửa của cả hai ngày phân phối này nên chỉ cần tăng giá thêm 0.5% nữa (tức VN-Index tăng thêm khoảng 5-7 điểm) thì sẽ xóa cả hai ngày phân này. Ngày phân phối giảm đi là dấu hiệu tốt.

Tuy nhiên, hành động giá lại đang bộc lộ sự suy yếu như thể hiện trên đồ thị. Thanh khoản đang giảm dần và phân hóa mạnh giữa nhiều nhóm.

Tỷ trọng cổ phiếu hiện duy trì ở mức 20%, tiền mặt 80% do cảnh báo VN-Index rất dễ đối diện với nhịp chỉnh sắp tới.

Sự suy yếu của độ rộng thị trường đang cảnh báo cho sức khỏe của bò tót. Số lượng cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần ngày hôm nay tiếp tục giảm xuống còn 15 mã so với 18 mã của ngày hôm qua. Trong khi một số cái tên đã rời bảng, thì TV2 vượt đỉnh 52 tuần. Đây là cổ phiếu được hưởng lợi từ Quy Hoạch Điện VIII và đặc biệt là nhà máy điện Sông Hậu 2, khi trở thanh vai trò tổng thầu EPC và sau này sẽ là đơn vị vận hành.

NLG +3.56% và trở lại tăng giá sau khi bật dậy từ MA50 ngày với thanh khoản lớn ở các phiên trước. Không có nhiều cổ phiếu duy trì sự tăng giá nối đà vào lúc này. Cổ phiếu VHM sau điểm breakout hôm qua phiên hôm nay giảm nhẹ -0.34%, mặc dù vẫn giữ ở điểm pivot của mẫu hình Chiếc Cốc Tay Cầm.

UPDATE TPB

 Chúng tôi không đánh giá cao TPB tai thời điểm này mặc dù phiên hôm nay tăng mạnh +3.84% với thanh khoản đột biến, bật dậy (bounce) từ EMA 21 ngày để tạo điểm mua.

TPB sau khi thất bại vượt đỉnh cũ tháng 8/2022 thì kéo lùi về EMA 21 ngày vơi thanh khoản thấp. Đường MA50 ngày hỗ trợ bên dưới.

(Còn tiếp)

Tham gia Team NĐT CANSLIM để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo: 0977.697.420 hoặc Khóa Học Trend Trader tháng 8.2023

HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN TẠI CTCK KB, DNSE, KAFI, VPS, SSI. HSC, VCSC.

 

Trả lời